Đại biểu Quốc hội lên tiếng về 2 bức phù điêu quý bị ‘kẹt' ở Hà Nội

17/06/2019 16:15
Đại biểu Quốc hội lên tiếng về 2 bức phù điêu quý bị ‘kẹt' ở Hà Nội

Liên quan đến hai bức phù điêu quý do thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương bị “nhốt” nhiều thập niên ở tuyến phố cấm, hai đại biểu Quốc hội là ông Dương Trung Quốc và ông Lưu Bình Nhưỡng đã nêu ý kiến về vấn đề này.

Như Một Thế Giới đã thông tin, mới đây nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long công bố phát hiện của mình về một di sản mỹ thuật hiếm đang tồn tại ở Hà Nội. Đó chính là hai bức phù điêu được các giáo sư và sinh viên khóa 1 và 2 Trường Mỹ thuật Đông Dương sáng tác vào khoảng năm 1929-1930.

Thế nhưng, 2 di sản quý giá này đang trong tình trạng không thể tiếp cận vì nó nằm trên một tuyến phố cấm do đây là khu vực của cơ quan Bộ Công an tại Hà Nội.

Các bức phù điêu đang bị “giam” trong một khe hẹp và tối, chất đầy dây cáp, cục điều hòa - Ảnh: Hà Nguyễn

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi (đang sinh sống tại Pháp) cho biết, theo báo cáo của Tardieu, dưới số hiệu 506D, một phù điêu trang trí sảnh lớn của Cung Đông Dương (Palais Indochine) do ba sinh viên của Trường Mỹ thuật Đông Dương là Georges Khánh, Vũ Cao Đàm và Lê Tiến Phúc thực hiện, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Charles-Jean Christian (Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp, IHNA, lưu trữ 125, Tardieu). Cũng theo báo cáo trên, phù điêu có kích thước: dài 39 m, cao 2m.

Bức phù điêu "Ngư nghiệp" do 3 mảnh ghép lại được miêu tả trong cuốn sách “Trois école d’art de l’indochine: Hanoi, Phnom-Penh, Bien Hoa” - Ảnh: Ngô Kim Khôi cung cấp

Sau khi thông tin 2 bức phù điêu quý bị “nhốt” được báo chí phản ảnh, nhiều họa sĩ nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước tỏ ra nuối tiếc. Tất cả đều có chung một nhận định hai phù điêu không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn mang giá trị về văn hóa lịch sử, vì vậy các cơ quan quản lý cần có phương án bảo tồn và phát huy của di sản sản quý giá này.

Việc hai bức phù điêu quý bị “nhốt” nhiều thập niên ở tuyến phố cấm cũng được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm.

Ngày 13.6 phát biểu trên Báo Văn Hóa (thuộc Bộ VHTT-DL) ĐBQH Dương Trung Quốc nói: “Trước hết phải bắt nguồn về lịch sử của hai bức phù điêu. Hai bức phù điêu này là một phần trang trí của trụ sở Trường Mỹ thuật Đông Dương, và nằm ở bên con đường nối thông từ Yết Kiêu sang ga Hàng Cỏ (nay là phố Lê Duẩn) từ những thập niên 30 của thế kỷ trước. Với bề dầy lịch sử như thế nên càng ngày trong giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa và mỹ thuật càng nhận thấy thấy rõ giá trị của nó. Đó tựa như bức bích hoạ của Trường Mỹ thuật Đông Dương thời trước... Trước kia các bức phù điêu này nằm ở vị trí rất thuận lợi, cận kề con đường Trần Quốc Toản nên phát huy được giá trị trang trí của nó.

Một phần họa tiết của bức phù điêu - Ảnh: Ngô Kim Khôi cung cấp

"Ngày đó tôi vẫn thường đi qua con đường này, nhưng rất đáng tiếc theo tôi biết, thời kỳ chiến tranh do yêu cầu về an toàn và khi đó vấn đề giao thông chưa cấp bách như hiện nay nên người ta tạm ngăn đoạn đường ấy lại. Và cũng rất đáng tiếc là sau khi hoà bình lập lại, lẽ ra chúng ta phải trả lại đoạn đường để vừa góp phần khôi phục luồng giao thông vốn có, vừa góp phần trả lại vẻ đẹp cho di sản.

Nếu như vậy thì đã không có câu chuyện để chúng ta phải bàn ngày hôm nay vì rõ ràng, vị trí của những bức phù điêu là thuận lợi để mọi người có thể chiêm ngưỡng và việc sửa chữa, phục hồi cũng dễ. Nhưng rất tiếc Bộ Công an lại là cơ quan đặc thù, phải đảm bảo về mặt an ninh nên rất khó tiếp cận. Lẽ ra đoạn đường này phải được trở lại như cũ nhất là khi Bộ Công an đã có trụ sở mới”, Báo Văn Hóa dẫn lời của ĐBQH Dương Trung Quốc.

Theo ông Dương Trung Quốc thì Bộ Công an nên trả lại đoạn đường có hai bức phù điêu để vừa phục vụ cho giao thông, vừa giúp chúng ta có thể tu bổ, tôn tạo các bức phù điêu để mọi người được chiêm ngưỡng.

“Bên cạnh việc xin được trả lại đoạn đường ấy, mức tối thiểu là Bộ Công an nên tạo điều kiện để cho việc sửa sang các bức phù điêu được tiến hành tốt nhất và nghĩ ra được phương thức nào cho phù hợp để có thể giới thiệu được với công chúng”, đại biểu Quốc hội nói và cho rằng người ta bức xúc với nó là chính đáng.

“Vấn đề hay là câu chuyện về hai bức phù điêu mà giới nghiên cứu mỹ thuật tiếp tục lên tiếng kiến nghị mới đây, một lần nữa khiến chúng ta suy nghĩ về việc ứng xử đối với di sản. Chúng ta đã thật sự tôn trọng, trân trọng với di sản văn hoá chưa? Chính vì điều ấy nên chúng ta cần có một thái độ ứng xử chuẩn mực”, ông Quốc nói.

Bức phù điêu "Ngư nghiệp" đang trong trình trạng khó tiếp cận - Ảnh: NNC Phạm Long cung cấp

Cùng quan điểm với ông Dương Trung Quốc, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng đưa ra ý kiến: “Phải nói là, đây là điều rất đáng tiếc. Xuất phát từ cái sai đầu tiên là vấn đề quy hoạch, từ một con đường giờ đã bị “cắt” mất đoạn đầu đường. Thứ hai, chúng ta đã không có biện pháp để tiếp tục cho công chúng được hưởng thụ hoặc có biện pháp để các bức phù điêu đó được quảng bá. Có thể khẳng định rằng, các bức phù điêu đó không chỉ có tác dụng trang trí mà còn có tác dụng là tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, giáo dục về nghệ thuật. Đó cũng là những bài học cho thế hệ sau học tập. Họ cần những tác phẩm của các bậc tiền bối để có thể rút kinh nghiệm từ đường nét đến nghệ thuật bố trí phối cảnh…

Giải quyết vấn đề này tôi nghĩ cũng rất khó. Vì vậy chúng ta phải đề nghị các nhà khoa học xem xét trong những trường hợp như thế này, theo quan điểm của họ thì phải xử lý như thế nào. Nếu nằm trong phạm vi quản lý của Bộ Công an thì từ trước đến nay Bộ có tiếp tục gìn giữ hay không?

Tôi đề nghị Thủ tướng cần xem xét thành lập một Hội đồng khoa học, có sự tham gia của các nhà khoa học và các bên có liên quan như Bộ Công an, Bộ VHTTDL để chúng ta thẩm định, đánh giá lại những bức phù điêu đó có còn giá trị thực sự không hay là có thể phá bỏ hoặc để tồn tại trong tình trạng như hiện nay?

Nếu các bức phù điêu có giá trị thực sự thì phải có biện pháp. Còn nếu các bức phù điêu ấy không có giá trị cũng phải có câu trả lời chứ không phải để cho người ta băn khoăn, bức xúc mãi”.

Tiểu Vũ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

'Tứ trụ sử học' Việt Nam đồng nhất quan điểm về Triệu Đà

Cả "tứ trụ sử học" của miền Bắc Việt Nam đều có quan điểm giống nhau về nhà Triệu và Triệu Đà. Cả 4 ông Lâm, Lê, Tấn, Vượng đều cho rằng Triệu Đà là kẻ xâm lược.

Nhiếp ảnh gia Mỹ Dũng và những trăn trở về biển và ngư dân Việt Nam

"Biển trong chúng ta” của Mỹ Dũng là những bức ảnh đen trắng chụp "các câu ca dao" về ngư dân Việt Nam từ Móng Cái cho đến Cà Mau, mỗi bức ảnh là niềm trăn trở của người nghệ sĩ về thân phận lênh đênh của người dân làng chài.

Bộ VHTT-DL lên tiếng về việc cháu nội Vua Mèo tính đóng cửa dinh thự họ Vương

Dinh thự Vua Mèo Hà Giang lâu nay là địa điểm nổi tiếng với du khách khi ghé thăm cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang, thế nhưng mới đây, ông Vương Duy Bảo - cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành cho biết, dự kiến ngày 15.6, ông sẽ "đóng cửa" khu dinh thự vua Mèo.

Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm 'lịch sử duy vật' của Đào Duy Anh

Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là những địa danh lịch sử để nói về thời kỳ đất nước bị chia cắt. Trong giai đoạn đó, 2 miền có quan điểm khác nhau trên nhiều lĩnh vực và cả quan điểm về Triệu Đà.

Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

Cách chia mục của Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" đã thể hiện rõ việc coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt mà Triệu Đà chính là người sáng lập nhà Triệu. Nhưng quan điểm của Trần Trọng Kim bị học giả cùng thời là Phan Khôi phản đối dữ dội.

Tô Thùy Yên - Một đời làm thơ, một đời yêu thương, một thời chơi vơi

Tiếng cười của Tô Thùy Yên đêm ấy và hình ảnh anh chạy lúp xúp trong mưa tôi còn nhớ rõ. Tiếng cười sao mà hồn nhiên ngây thơ so với hình ảnh Tô Thùy Yên oằn mình dưới gánh khoai mì hôm nay thật là một sự đối nghịch quá đau lòng.

Khúc thêm cho Bùi Chu

Số phận của ngôi thánh đường 134 năm thấm đẫm cốt nhục của tiền nhân, như một chứng tích đức tin vững vàng của Giáo phận Bùi Chu nói riêng, và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung, với những giá trị di sản không thể xóa nhòa, cần xứng đáng nhận được sự quan tâm ân cần và ứng xử thận trọng, kỹ lưỡng, tận tình.

Tranh của Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hậu được bán với giá 21 tỉ đồng

Hai bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh và Phạm Hậu vừa được bán với giá hơn 21 tỉ đồng tại Hồng Kông.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025