Công ti khởi nghiệp công nghệ

Lê Bình04/08/2022 10:17
Công ti khởi nghiệp công nghệ

Với các công ti khởi nghiệp, việc phát triển một sản phẩm phát kiến là một trong những điều cấp thiết nhất. Nói cách khác, để làm ra tiền, sản phẩm của bạn phải chuyển giao một giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho.

Bạn muốn sản phẩm của mình làm ra được tiền để cho công ti khởi nghiệp của bạn có thể tăng trưởng thành kiểu công ti mà bạn muốn, và bạn có thể sống thoải mái mà không phải làm việc cho ai đó khác. Để làm điều đó, ban phải bắt đầu với một viễn kiến rõ ràng về sản phẩm dựa trên ý tưởng của bạn và các ý tưởng của bạn phải đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết trong thị trường hay giải quyết một vấn đề nào đó. Nói cách khác, để làm ra tiền, sản phẩm của bạn phải chuyển giao một giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho.

Trong hàng nghìn năm, sản phẩm bao giờ cũng là cái gì đó dưới dạng vật lí như thức ăn, máy móc, xe đạp, xe hơi, sách và các thứ khác v.v. Những sản phẩm này được bán trong thị trường hay ở các cửa hàng bán lẻ nơi khách hàng tới mua. Nhưng kiểu thị trường này có giới hạn; mọi người mua chúng ở thị trường địa phương, gần nơi họ sống, cho nên kích cỡ của thị trường bị giới hạn bởi số khách hàng trong khu vực đó. Tuy nhiên ngày nay với tiến bộ của công nghệ, mọi thứ thay đổi. Sản phẩm không phải có dạng vật lí mà có thể ở dạng số thức như phần mềm, nhạc MP3, video v.v. Và thị trường không bị giới hạn vào vị trí nào đó. Với Internet, thị trường có thể là ảo ở bất kì chỗ nào, do đó có số lượng không giới hạn các khách hàng mà bạn có thể bán cho.

Trong thị trường cạnh tranh này, có đủ mọi loại sản phẩm và giá trị tồn tại. Phải tốn nhiều nỗ lực mới đi tới một giá trị được cần tới cho nên nhà doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để nhận diện cơ hội hay vấn đề họ có thể giải quyết. Bất kì ai cũng có thể đưa tới các ý tưởng nhưng một mình ý tưởng không làm ra tiền cho nên nhà doanh nghiệp phải biết nhu cầu thị trường hay vấn đề của khách hàng trước khi đi tới giải pháp. Nhưng làm sao bạn biết được? Câu trả lời là đơn giản: Hỏi khách hàng.

Đây là chỗ nhiều nhà doanh nghiệp phạm phải sai lầm bằng việc KHÔNG hỏi. Trong lớp khởi nghiệp của tôi, sinh viên bao giờ cũng tin rằng họ biết điều khách hàng muốn. Trong nhiều năm dạy, tôi bao giờ cũng phải giải quyết với những người lạc quan, người nghĩ họ biết khách hàng là ai và khách hàng muốn gì. Họ cứ bảo tôi rằng họ có thể đoán được vấn đề của khách hàng là gì và muốn xây dựng cái gì đó ngay lập tức. Tôi phải nhắc họ rằng trong “công ti khởi nghiệp công nghệ” cả sản phẩm và khách hàng đều không được biết tới, điều họ có chỉ là những ý tưởng mông lung và không gì khác.

Điều đầu tiên tôi muốn sinh viên làm là nghiên cứu thị trường để nhận diện cơ hội, và họ phải bắt đầu với một khu vực mà họ quen thuộc. Chẳng hạn, sinh viên khoa học có thể hội tụ vào công nghiệp hoá học, công nghiệp dược hay công nghiệp y tế; sinh viên công nghệ có thể hội tụ vào công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm. Một khi họ nhận diện ra vấn đề, họ phải điều tra nó kĩ lưỡng để xác định nhu cầu bằng việc hỏi những người trong công nghiệp để kiểm nghiệm liệu vấn đề đó là thực không trước khi nghĩ về xây dựng giải pháp. Bằng việc làm điều này nhiều sinh viên biết rằng điều họ nghĩ là vấn đề chính thực tế chỉ là nhỏ hay không có ý nghĩa, không đáng làm việc hay đã được giải quyết rồi.

Đây là bài học đầu tiên họ phải học về thất bại để cho họ có thể hoài nghi và không vội xây dựng giải pháp. Một người quản lí tới lớp của tôi như một diễn giả mời đã nhắc nhở họ: “Tại sao các bạn nghĩ một sinh viên có thể giải quyết được một vấn đề mà người có kinh nghiệm đã dành nhiều năm nghiên cứu trong công nghiệp vẫn không thể làm được? Một cách tiếp cận tốt hơn là bạn nên nghiên cứu là cải tiến mọi thứ bằng việc dùng công nghệ mới nhất mà bạn đang học bây giờ vì công nghệ thay đổi nhanh chóng và những người đang làm trong công nghiệp có thể không biết.”

Điều tôi muốn sinh viên làm là áp dụng điều họ đã học, phần lớn là công nghệ mới nhất, vào giải quyết vấn đề. Cho dù vấn đề đó có thể được giải quyết bằng công nghệ cũ nhưng bằng việc dùng công nghệ mới hơn, họ có thể đi tới cái gì đó tốt hơn, rẻ hơn, hay nhanh hơn và đây là ưu thế của phát kiến công nghệ. Nhiều công ti khởi nghiệp trong chương trình khởi nghiệp của tôi tuân theo cách tiếp cận này và thành công.

Sinh viên thường nghĩ họ phải sáng tạo cái gì đó mới và bị lẫn lộn giữa phát minh và phát kiến. Phát minh là việc tạo ra sản phẩm mới hay công nghệ mới. Phát kiến là làm cải tiến hay thêm giá trị mới cho sản phẩm hiện có bằng việc dùng cách tiếp cận khác hay công nghệ mới.

Chẳng hạn, Steve Jobs KHÔNG phải là nhà phát minh, ông ấy không phát minh ra cái gì cả. Nhưng ông ấy là người phát kiến giỏi nhất vì ông ấy đem giá trị mới vào cho nhiều thứ. iPod không phải là thiết bị nghe nhạc đầu tiên. Sony đã phát minh ra máy nghe Walkman từ lâu trước đây. Và thiết bị âm nhạc MP3 được tạo ra bởi Microsoft từ nhiều năm trước khi có iPod. Tuy nhiên Steve Jobs đã tích hợp MP3 vào iPod và móc nối nó với nền chia sẻ âm nhạc trực tuyến có tên là iTunes và phát kiến này trở thành cái bán chạy nhất vào thời đó. Công nghệ di động là một phát minh của Motorola nhưng iPhone là phát kiến nơi Steve Jobs đã tích hợp công nghệ MP3, công nghệ di động và công nghệ máy tính vào trong iPhone.

Tôi thường nói với sinh viên rằng bằng việc học về khoa học và công nghệ họ có cơ hội tốt nhất để tạo ra công ti khởi nghiệp riêng của họ. Tri thức và kĩ năng của họ có thể giúp cho họ tạo ra giá trị mới cho khách hàng hay thay đổi thị trường. Khi họ xây dựng cái gì đó thành công, họ sẽ có cảm giác hào hứng phấn khởi về hoàn thành trong cuộc sống. Khi họ có ý tưởng và có khả năng thực thi nó, thành công sẽ khuyến khích họ đi xa hơn. Tất nhiên công ti khởi nghiệp là không dễ, họ bao giờ cũng phải đối diện với thách thức mới và kinh nghiệm cái gì đó mới nhưng họ cũng học nhiều hơn.

Nhiều sinh viên sợ thất bại nhưng bằng việc học từ thất bại họ cũng học cách thành công. Bất kể điều gì xảy ra, nếu họ tiếp tục học từ thất bại, họ sẽ trở nên giỏi hơn, có kĩ năng khéo léo hơn và thành công sẽ xảy ra. Không có cách dễ dàng để học trong khởi nghiệp, sinh viên phải tiếp tục học, họ học bằng việc phạm sai lầm và cũng học khi họ thành công vì mọi thứ họ làm sẽ ảnh hưởng tới họ và làm phong phú cho kĩ năng của họ. Nhiều sinh viên cảm thấy không thoải mái với dấu hiệu đầu tiên của thất bại nhưng trong lớp khởi nghiệp, tôi buộc họ trở nên mạnh hơn và quyết tâm hơn hướng tới mục đích của họ.

Sinh viên tới với những ý tưởng mới rồi mỗi người phải hỏi 150 người để xin ý kiến của họ. Họ quay về bị thất vọng vì nhiều người bảo họ rằng ý tưởng của họ là không đủ tốt. Tôi làm cho họ đi tới ý tưởng khác rồi lặp lại cùng chu kì cho tới khi họ đạt tới 80% khách hàng bảo họ thích ý tưởng đó. Chỉ thế rồi họ mới có thể bắt đầu xây dựng bản mẫu cho sản phẩm. Bằng việc làm điều này, sinh viên học đi tới ý tưởng tốt hơn mỗi lúc, và ý tưởng tốt nhất có thể giúp cho họ thành công khi họ bắt đầu công ti khởi nghiệp riêng của họ.

Tôi giải thích: “Đừng sợ thất bại. Trong lớp này, các em học thất bại nhưng các em không mất gì cả. Các em càng thất bại, các em càng học nhiều hơn và chừng nào các em còn học từ thất bại, các em sẽ được điểm tốt hơn. Tuy nhiên, nếu các em thất bại trong cuộc sống, các em có thể mất tiền, thời gian và nhiều thứ nữa. Tốt hơn cả là học về thất bại khi các em vẫn còn ở trường vì không cái gì sẽ xảy ra cho các em. Và khi các em thành công, không có gì tốt hơn là sự thoả mãn của việc biết, các em đang đạt tới giấc mơ của các em. Và tốt hơn điều đó, công ti khởi nghiệp của em cũng tạo ra việc làm, giúp cho nhiều người có cơ hội làm cho việc sống thoải mái cũng như làm cho cuộc sống của gia đình học và nền kinh tế địa phương của em.”

Theo một cuộc điều tra mới, do tiến bộ của công nghệ, có một danh sách mới những người rất giầu và quãng nửa số họ là các nhà doanh nghiệp và nhà phát minh trong công nghệ. Trong danh sách các tỉ phú Mĩ, có 10 người trẻ hơn 30 tuổi mà sở hữu tài sản khổng lồ. Trên đỉnh danh sách này là Mark Zuckerberg, 30 tuổi và là người sáng lập ra Facebook với giá trị ròng quãng $34 tỉ đô la. Mark cũng được liệt kê ở số 11 trong danh sách những tỉ phú giầu nhất ở Mĩ và đứng thứ 14 trên thế giới. Số hai là Dustin Moskovitz, 30 tuổi, với giá trị ròng quãng $8 tỉ đô la. Anh ấy cũng là một phần của tổ Facebook cùng với  Zuckerberg. Số ba là Elizabeth Holmes, 30 tuổi với giá trị ròng $4.5 tỉ đô la. Elizabeth sáng lập ra Theranos, một công ti khởi nghiệp chuyên môn hoá trong công ti thử máu. Số bốn là Evan Spiegel 24 tuổi, người sáng lập của Snapchat, một app chuyển thông điệp ảnh, với giá trị ròng quãng $10 tỉ đô la. Và Bobby Murphy, 25 tuổi, đồng sáng lập của snapchat với giá trị ròng quãng $1.5 tỉ đô la.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Khoán ngoài toàn cầu

Ngày nay Ấn Độ vẫn còn là nhà khoán ngoài CNTT mạnh, với $87 tỉ đô la xuất khẩu phần mềm so với $2.6 tỉ đô la dành cho Trung Quốc và $1.1 tỉ đô la cho Nga (dữ liệu 2009).

Dạy gì trong chương trình Khoa học máy tính

Công nghệ máy tính thay đổi nhanh và tạo ra thách thức cho tôi cũng như cho các thầy cô khác. Chúng tôi có thời gian giới hạn nhưng tài liệu liên tục tăng lên. Làm sao chúng tôi đưa tất cả những thứ đó vào một chương trình được?

Thầy dễ, thầy nghiêm

Một cô giáo phàn nàn: “Ngày nay sinh viên không giống như nhiều năm trước. Nhiều người lười biếng; không chú ý tới bài giảng, thậm chí còn vô lễ khi tôi cảnh cáo họ. Tôi thất vọng và thậm chí còn xem xét bỏ việc làm này ….”

Lời khuyên cho sinh viên

Không có khác biệt khi là sinh viên đại học nhưng có khác biệt rất lớn về sau trong cuộc sống khi người khác có mọi thứ mà bạn muốn mà không thể có được.

Việc làm tốt nhất hôm nay và ngày mai

Theo báo cáo công nghiệp, những năm tới sẽ là thời gian tăng trưởng nhanh với nhiều việc làm mới vì các công ti lập kế hoạch thuê nhiều công nhân Công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu của họ.

Nên đào tạo sinh viên khởi nghiệp

Với công nghệ, thế giới đang mở rộng với nhiều cơ hội hơn bao giờ hết nhưng bạn phải nắm lấy chúng trước khi ai đó khác lấy chúng đi. Đó là lí do tại sao sinh viên công nghệ nên được dạy về khởi nghiệp ở đại học để tận dụng ưu thế của những cơ hội này.

Với nhà doanh nghiệp: Thị trường APP sức khỏe

Lời khuyên của tôi cho sinh viên công nghệ và các nhà doanh nghiệp: Xây dựng nhiều app sức khoẻ hơn, bạn có thể phá vỡ thị trường này bằng tài năng sáng tạo của bạn, làm ra tiền và giúp cho nhiều người.

Bài học thứ hai về khởi nghiệp

Một trong những sai lầm mà sinh viên trong lớp khởi nghiệp của tôi thường mắc phải là họ hội tụ quá nhiều vào công nghệ nhưng không chú ý tới khía cạnh tài chính của việc làm ra tiền.

Tạo ra việc làm

Theo báo cáo kinh tế của chính phủ Mĩ, công nghiệp đã tạo ra thêm 257,000 việc làm mới tháng trước và con số việc làm được tạo ra trong vài năm qua đã vượt quá mọi dự báo.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.

Cấp quản lý càng cao thì càng có xu hướng sử dụng AI

Suy ngẫm - Anh Tú - 09/07/2025 10:00
Theo nghiên cứu mới từ Salesforce, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy dấu hiệu chuyển dịch từ các ứng dụng cơ bản như tự động hóa công việc sang những kết quả mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ công việc sáng tạo và chiến lược.

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Từ sách - Phim - Hương Hồ - 09/07/2025 09:00
Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Phong cách sống - Đoàn Thủy - 09/07/2025 08:00
Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.

Rò rỉ bí mật Meta đào tạo các chatbot AI chủ động nhắn tin, nhớ hội thoại, cố giữ người dùng ở lại

Kỹ năng - Sơn Vân - 08/07/2025 13:00
Meta Platforms đang đào tạo các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tùy biến để trở nên chủ động hơn, chủ động nhắn tin mà không cần chờ người dùng nhắn trước, nhằm tiếp nối những cuộc trò chuyện trước đó, trang Insider cho biết.

Xem 'Sex Education', tôi học lỏm được cách áp dụng để dạy con gái 'lì lợm' hiệu quả không tưởng!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 08/07/2025 12:00
Tôi đã tìm ra chìa khóa giúp con gái vượt qua sự chán chường, rèn luyện tính kiên trì và thay đổi tư duy về thành công.

Vợ nổi ghen khi chồng ‘say nắng’ và đòi cưới nhân tình AI

Thư giãn - Anh Tú - 08/07/2025 11:00
Theo CBS và New York Post, một người đàn ông đã có gia đình tại Mỹ đã gây tranh cãi khi yêu và cầu hôn một AI trên ChatGPT.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 10/07/2025