Nếu bạn nhìn vào danh sách 500 công ti lớn nhất ở Mĩ (The Fortune 500) cho năm 2000 và so sánh với danh sách cho năm 2014, bạn sẽ thấy rằng chỉ một nửa số chúng vẫn còn trong danh sách. Cái gì đã xảy ra cho nửa kia? Phần lớn đã rớt khỏi vị trí của họ do sai lầm quản lí dẫn tới thất bại của họ. Về toàn thể nguyên nhân chung có thể được qui cho là thiếu tri thức công nghệ của cấp quản lí cao của họ.
Nói cách khác, họ thất bại vì họ đánh giá thấp việc nổi lên của Internet và tốc độ của thay đổi công nghệ. Và điều này không chỉ ở Mĩ. Một nhà phân tích doanh nghiệp giải thích: “Cho dù chúng tôi không có thông tin về các nước khác nhưng nếu một nửa các công ti lớn nhất và mạnh nhất ở Mĩ bị thất bại, rất có thể là cùng điều đó cũng đang xảy ra ở các nước khác nữa.”
Có nhu cầu khẩn thiết để hiểu tác động của công nghệ thông tin lên sự thịnh vượng kinh doanh của các công ti. Mối quan tâm là làm sao cấp quản lí công ti có thể thay đổi nhanh chóng trước khi đối thủ cạnh tranh thay đổi. Nhưng làm sao cấp quản lí có thể thay đổi được khi tâm trí họ vẫn ở trong quá khứ? Làm sao họ có thể thay đổi được khi họ không thấy sự khẩn thiết? Làm sao họ có thể thay đổi được khi họ vẫn tin rằn không cái gì sẽ xảy ra cho họ? Để có được câu trả lời cho những câu hỏi này, điều quan trọng là nhìn vào các công ti thành công.
Trong một khảo cứu các công ti lớn nhất và thành công nhất trên khắp thế giới, tác giả thấy rằng mọi quan chức điều hành đều tin công nghệ thông tin là cách thức mới để kết nối doanh nghiệp của họ với khách hàng. Bên cạnh đó, tất cả họ đều đầu tư vào Internet, công nghệ di động và thuê những người quản lí trẻ hơn, năng nổ hơn để thay thế cho người già, như một nhân tố chiến lược nhất trong thành công của họ.
Trong tất cả các công ti thành công, 98% có người điều hành cấp cao lãnh đạo chiến lược công nghệ thông tin cho nên không bao giờ có vấn đề với việc lãnh đạo. Tác giả cũng thấy rằng phần lớn những công ti này cũng thay đổi tổ chức của họ thành cấu trúc “Phẳng”, việc hội tụ nhiều hơn vào thực tại kinh tế mới bao quát công nghệ là cách thức duy nhất để biến đổi doanh nghiệp.
Hệ quả của những thay đổi này là sâu sắc thế vì những người lãnh đạo này hiểu rằng qui tắc kinh doanh đã thay đổi và để sống còn họ phải chấp nhận năm lực số thức: mây, di động, big data, phương tiện xã hội và robotics. Chẳng hạn, bằng việc thiết lập phương tiện xã hội dùng big data, họ có thể thu thập ý kiến của hàng triệu khách hàng, điều có thể giúp cho họ phát triển sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng trước các đối thủ cạnh tranh của họ. Bằng việc dùng các qui trình doanh nghiệp được dẫn lái bởi dữ liệu, các công ti này cũng có thể loại bỏ mô hình quản lí truyền thống của thế kỉ 19 vì công việc có thể được thực hiện mà không có việc can thiệp của hệ thống quản lí phân cấp.
Với dữ liệu được thu thập và phân tích trong mọi qui trình để nhận diện các vấn đề cần được giải quyết mà không có sự can thiệp của cấp quản lí. Ngày nay công nhân đã trưởng thành cùng công nghệ đều hiểu qui trình được dẫn lái bởi dữ liệu này và làm quyết định dựa trên dữ liệu thay vì chờ đợi quyết định của cấp quản lí. Cách tiếp cận mới này đã làm tăng tính hiệu quả lên từ năm tới mười lần và giảm chi phí, và làm tăng lợi nhuận cho công ti.
Công nghệ cũng mở ra các cơ hội mới cho các công ti thành công bành trướng vào trong các kinh doanh khác. Chẳng hạn, các công ti máy tính như Apple và Microsoft bành trướng vào kinh doanh điện thoại di động và phân phối âm nhạc. Các công ti Internet như Google, Amazon cũng bành trướng vào kinh doanh viễn thông và cho thuê phim. Doanh nghiệp trực tuyến như Amazon và Netflix cũng nhanh chóng trở thành công ti sản xuất chương trình ti vi và phim ảnh. Xu hướng mới này phá huỷ hoàn toàn toàn bộ ngành công nghiệp cổ.
Một nhà phân tích viết: “Việc bành trướng là logic vì những công ti công nghệ này biết rõ công nghệ và họ có tri thức và vốn để làm điều đó trong khi các công ti “kiểu cổ” phải vật lộn để sống còn. Vài năm trước, Amazon bán sách và đĩa CD, lợi nhuận của nó thấp nhưng khi nó bành trướng vào dịch vụ tính toán mây, rồi sản xuất phim, lợi nhuận của nó lên cao vút. Lí do là các công ti làm chương trình ti vi và phim ảnh đã không biết mấy về công nghệ và cấp quản lí của họ không thể thay đổi được cho nên điều đó đã mở ra cánh cửa cơ hội cho những công ti khác bước vào thu lấy lợi nhuận.
Trong nhiều năm, ngành công nghiệp âm nhạc chịu lỗ lớn do nạn sao chép lậu mãi tới khi Apple bước vào và tiếp quản hoàn toàn toàn bộ ngành công nghiệp này. Ngày nay 85% mọi người mua nhạc từ cửa hàng Apple và Apple làm ra nhiều tiền từ điều đó. Trên khắp thế giới, có những câu chuyện về các công ti khởi nghiệp mới nắm giữ ngành công nghiệp nào đó vì họ dùng công nghệ để áp đặt thay đổi số đông, biến đổi toàn thể thị trường, và thịnh vượng lên khi các công ti cũ thất bại và biến mất.
Hiện thời chúng ta đang ở chỗ bắt đầu của thời đại thông tin vì sẽ có nhiều thay đổi nữa. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thấy một số công ti công nghệ tiếp quản công ti xe hơi như Google đang làm việc trên công nghệ xe tự lái. Chúng ta cũng thấy Amazon và Facebook đi vào trong kinh doanh máy bay không người lái (Drones). Cisco đang chuyển nhanh vào Internet của vạn vật với nhà bếp thông minh, máy giặt thông minh và tủ lạnh thông minh v.v. Có hàng trăm công ti khởi nghiệp cố nắm bắt kinh doanh mới; thị trường mới và họ rất năng nổ. Tất nhiên thay đổi có thể rất không thoải mái cho nhiều người nhưng nó là điều không thể tránh được.
Cuộc cách mạng Internet đã làm lẩy cò sự phát triển của hàng trăm công ti khởi nghiệp mới; một số trong họ như Google, Facebook là các công ti nhiều tỉ đô la. Người ta dự báo rằng với nhiều công nghệ tiên tiến, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các công ti khởi nghiệp để trở thành rất lớn bằng việc thay đổi thị trường, tạo ra nhiều giầu có hơn cho các doanh nhân, và đem tới thịnh vượng cho nền kinh tế.