Chuyện nghe đài

17/07/2018 09:55
Chuyện nghe đài

Có những người nghiện nghe đài, buổi tối vừa làm việc nhà vừa nghe, chủ yếu là mấy chương trình ưa thích: Tiếng thơ, Câu chuyện cảnh giác, Đọc truyện đêm khuya, Khắp nơi ca hát, Dân ca và nhạc cổ truyền.

Hồi xưa cứ gọi nôm na là nghe đài, tức nghe radio bây giờ.

Những năm cuối thập niên 50, sau đó tiếp đến thập niên 60, đầu 70 ở miền Bắc, thông tin đến với mọi người chủ yếu qua hệ thống đài phát thanh. Báo giấy như báo Nhân Dân, báo của đảng bộ các tỉnh thành chỉ dành cho cán bộ. Báo Nhân Dân ra hằng ngày, còn các báo tỉnh thành mỗi tuần chỉ có 2 - 3 số. Chính vì thế, phóng viên báo Nhân Dân oách lắm, đi tới đâu cũng được tiếp đón long trọng, nể vì, đãi cơm gà cá gỏi, trò chuyện một điều thưa anh, hai điều thưa anh, khi về lại lễ mễ quà cáp gói to gói nhỏ. Phóng viên thường trú báo Nhân Dân có lẽ quyền chỉ kém bí thư tỉnh thành, dọa ai một câu “cho lên báo” là đối tượng xanh mặt. Gần như một mình một chợ, tha hồ tác nghiệp.

Làm báo mà lên tới chức tổng biên tập báo Nhân Dân tức là kịch trần, cỡ ông Hoàng Tùng suốt bao năm được coi như thân tín của cụ Hồ, tới mức có những điều cần trao đổi hẹp thì cụ lại cho gọi chú Hoàng Tùng (theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, thư ký của cụ). Và điều này nữa, cho tới tận bây giờ, có cả trăm tờ báo ra hằng ngày nhưng chỉ mỗi báo Nhân Dân được gọi là nhật báo. Kể cũng lạ.

Cũng thuộc cơ quan truyền thông trung ương nhưng phóng viên đài Tiếng nói Việt Nam ít nổi tiếng, không quan trọng bằng nhà báo của tờ Nhân Dân. Có lẽ trong hoàn cảnh thời bấy giờ, nhà đài chủ yếu chỉ đọc phát những bài đã in trên báo nên đội ngũ phóng viên mỏng, tên tuổi lặng lẽ. Người dân ít nghe đài bởi nhiều lý do: không mấy ai có radio (gọi là cái đài) bởi hiếm và rất đắt; nông thôn sau này có hệ thống loa truyền thanh, mỗi nhà một cái loa kim đơn giản hộp gỗ, trong chứa cục nam châm gắn với màng loa giấy nghe rè rè lí nhí, cũng chẳng vô lum vô liếc, công tắc công tiếc gì, cứ tới giờ tổng đài mở thì trố lên, hết giờ tự tắt cái phụp.

Lại nữa, nông dân suốt ngày ngoài đồng, thời gian đâu mà nghe đài. Tối về còn tắm rửa giặt giũ, cơm cháo, lo thúc tụi trẻ con học bài, chưa kể rau bèo cám bã, xay thóc giã gạo, thôi thì trăm thứ việc lút đầu lút cổ, thở không ra hơi. Ngơi cái tay là mắt đã nhắm tịt, vừa kềnh xuống giường đã kéo gỗ ầm ầm, muốn nghe đài cũng chả gượng dậy nổi.

Vậy nhưng có người nghiện nghe đài, buổi tối vừa làm việc nhà vừa nghe, chủ yếu là mấy chương trình ưa thích: Tiếng thơ, Câu chuyện cảnh giác, Đọc truyện đêm khuya, Khắp nơi ca hát, Dân ca và nhạc cổ truyền. Và đặc biệt nhất, 2 thứ mà đài đem đến cho người dân có tác dụng thực sự.

Thứ nhất, đó là bản tin dự báo thời tiết, mỗi ngày 2 lần, vào lúc sáng sớm và tối mịt. Thứ nhì, là tiếng tín hiệu báo giờ, vào những thời điểm chốt trong ngày: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 9 giờ tối. Với đông đảo “bạn nghe đài”, nhất là nông dân, thì đó là những thời điểm quan trọng. Không có đồng hồ, lâu nay dựa vào tiếng gà gáy, vào độ cao mặt trời, nay thêm tín hiệu báo giờ để mà biết lúc phải ra đồng, đi học, đi canh gác máy bay. Chuỗi âm thanh 4 tiếng tút, 1 tiếng tít kéo dài, “tút, tút, tút, tút, tít…” đã thành ký ức khó quên của hàng triệu người thời ấy.

Xung quanh tiếng tút tít này có giai thoại vui. Một ông nông dân, nghe kể là ở Hưng Yên, tối hôm trước nghe đài phát bản tin dự báo thời tiết, loa rằng “gió nhẹ, nhiều mây, tầm nhìn xa trên 10 ki lô mét, đêm không mưa, ban ngày trời nắng” liền hối cả nhà dậy sớm thái khoai lang để chút nữa có nắng to thì đổ ra sân gạch phơi.

Đã mấy ngày mưa gió sụt sùi, khoai kia không thái không có nắng phơi thì thối ủng hết mất. Khi cả tạ khoai đã thái xong, chẳng thấy ông mặt trời thò lên, chỉ mây đen kéo đặc, mưa sầm sập. Ông cụ giận lắm, chỉ tay vào cái loa kim mắng nhiếc “từ nay ông không tin mày cái gì nữa, ông chỉ còn tin mỗi tiếng tiếng tút tút thôi”. Cũng may “của tin còn một chút này”, chứ báo giờ mà cũng sai nữa thì ông cụ mất hết sạch. Còn hồi những năm 80 thì người ta truyền tai nhau chuyện bà con dân tộc thiểu số vùng cao khen “cái nhà nước trên đài” nó hay nó tốt hơn nhà nước trong thực tế nhiều.

Phải nói rằng những năm chiến tranh, mỗi lần hệ thống loa vang vang nhạc hiệu bằng bài Diệt phát xít (của Nguyễn Đình Thi) rồi hòa với giọng trầm ấm, rắn rỏi, vững vàng từ hai giọng đọc Việt Khoa - Tuyết Mai “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, lòng người cứ tự dưng rạo rực, phấn chấn.

Hồi nhỏ tôi được nghe người nhớn kể khi cụ Hồ chọn quốc ca, các mưu sĩ, cố vấn đã dâng lên cụ 2 bài, Tiến quân ca của Văn Cao và Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi. Cả hai ông dạo ấy đều rất trẻ, tuổi thanh niên, chưa qua trường âm nhạc nào nhưng đã đóng mốc chắc khừ vào nền âm nhạc nước nhà bằng hai ca khúc hào hùng, đầy âm vang thời đại. Cuối cùng cụ Hồ sau những suy nghĩ nâng lên đặt xuống, chọn Tiến quân ca làm bài hát chung của cả nước, để rồi chúng ta có bài quốc ca còn vang mãi tới bây giờ.

Khi làm việc với ông Trần Lâm, giám đốc đầu tiên của đài Tiếng nói Việt Nam, bố ông Trần Bình Minh giám đốc VTV bây giờ, cụ Hồ nhất trí với nhà đài lấy bài Diệt phát xít làm nhạc hiệu. Thật vinh dự cho hai tác phẩm, hai nhạc sĩ, những âm thanh ấy đã đi suốt mấy cuộc chiến tranh, qua bao trắc trở gập ghềnh, khúc quanh lịch sử, vang mãi cùng năm tháng, lắng giữa lòng hàng triệu con người.

Có nhẽ cũng nên biên thêm ra đây tí ti chuyện xoay quanh hai bài hát lịch sử này. Điều may mắn là bài Diệt phát xít cứ thế gắn bó với nhà đài, hằng ngày nhạc hiệu vang lên trong mỗi buổi phát thanh, tới mức tự dưng lúc nào nó bặt đi thì dân chúng xôn xao, ngơ ngác hỏi nhau không biết đã xảy ra chuyện gì.

Năm 1972, Mỹ mở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhất là 12 ngày đêm dữ dội, một trong những mục tiêu quan trọng nhất máy bay Mỹ phải phá cho bằng được là cột phát sóng chính của đài Tiếng nói Việt Nam, nhằm buộc nhà đài phải “im mồm”. Cột phát sóng cao cả trăm mét do Liên Xô giúp xây dựng tại vùng lúa Mễ Trì huyện Từ Liêm đã bị tên lửa Mỹ quật đổ nhưng chỉ vài phút sau trên không trung vẫn vươn cao bay vút làn sóng điện radio, vẫn dõng dạc “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, liền mạch tới mức gần như bạn nghe đài chưa hề bị mất bị xén một buổi nào chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hoặc “Truyện cảnh giác”, "Tiếng thơ". Đó phải nói là điều kỳ diệu.

Đầu năm 1973, khi đám sinh viên chúng tôi kéo quân từ ven sông Cầu về Mễ Trì, tò mò tới coi khu vực cột phát sóng vẫn còn thấy cột cũ gãy gục nhưng cạnh đó đã ngạo nghễ vươn lên cột mới hoành tráng hơn, cao vút trời xanh, tỏa bóng xuống đầm sen Phùng Khoang đang vào mùa hàm tiếu ngào ngạt hương thơm.

Bài quốc ca Tiến quân ca mặc dù ở vị trí hàng đỉnh, ngôi vương của làng nhạc nước nhà nhưng lại không có được cái may mắn, xuôi lọt như bạn song sinh Diệt phát xít.

Đầu thập niên 1980, chúng tôi nghe xì xào nhà nước sẽ đổi quốc ca. Ông bạn tôi, thầy giáo Nguyễn Văn Vy, một người cực kỳ nghiêm túc, trong cuộc họp bộ môn nghe ai đó thông tin điều ấy bèn bày tỏ ngay, bậy, tầm bậy, đổi gì thì đổi, xưa nay có ai đi đổi quốc ca bao giờ, ngay cả thay đổi chính thể có khi người ta còn ráng giữ lại quốc ca, nó là hồn cốt của nước của dân rồi, thay là thay thế nào... Thầy Vy làm một thôi một hồi, cứ như đang nói trước quốc hội tại hội trường Ba Đình chứ không phải cái phòng nhà cấp 4 rộng 10 mét vuông của tổ bộ môn. Nhưng mặc thầy Vy và những người như thầy, người ta, tức là người có quyền, cứ quyết định thay.

Tôi còn nhớ láng máng báo chí đồng loạt đăng thông báo của đảng, nhà nước, quốc hội là sẽ đổi quốc ca cho phù hợp tình hình mới của cách mạng, nay quốc hội chính thức phát động cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Nhiều bài báo phân tích rất “có lý có tình” thời đại mới ắt phải quốc ca mới, thậm chí có bài còn kể lể bóng gió cụ tác giả Văn Cao hồi xưa “phạm” thế này thế nọ, ý rằng không xứng đáng là tác giả quốc ca nữa, thay là đúng rồi.

Rất nhiều người tham gia cuộc thi sáng tác tân quốc ca, từ những nhạc sĩ chuyên nghiệp như Huy Du, Hồ Bắc, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đức Toàn, Hoàng Vân, Trần Chung… (để làm gương) tới những anh chỉ mới tập tọe vài ba nốt nhạc son phe, cũng hào hứng gửi tác phẩm về dự. Những bài được Ban Giám khảo chọn vào vòng trong đều được dàn dựng phát trên đài để lấy ý kiến quần chúng nhân dân.

Tôi còn nhớ có bài của nhạc sĩ Hồ Bắc vào chung khảo. Ông là một nhạc sĩ tài hoa, trải qua hai thời chống Pháp và chống Mỹ viết nhiều bài rất hay, như Làng tôi, Bến cảng quê hương tôi, Tổ quốc yêu thương… nhưng quả thật khi nghe bài dự thi quốc ca của ông (lâu quá tôi quên tên) thì chỉ biết ngậm ngùi than hỏng hỏng. Nhiều nhạc sĩ lừng danh khác cũng rơi vào tình trạng vậy.

Còn số những bài của “nhạc sĩ” không chuyên thì ôi thôi, như thầy Vy bảo, nếu được chọn làm quốc ca thì dân bịt tai chạy hết. Cuộc thi gia hạn đến cuối năm 1981 vẫn không chọn được bài nào mang hồn cốt quốc ca. Dân gian thời bấy giờ đùa, hay là chọn mấy bài kiểu Bèo dạt mây trôi, Người ơi người ở đừng về, Đèn cù… có sẵn mà lại hay, khỏi phải thi nữa. Cuối cùng, cuộc thi kết thúc không kèn không trống, chẳng ai tổng kết, chẳng công bố gì sất, để rồi Tiến quân ca của cụ Văn Cao vẫn chễm trệ tự tin không thể lay chuyển trong mỗi lần làm lễ chào cờ cho tới tận bây giờ.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"

Sáng ngày 08/4 tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca".
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
3

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Sài Gòn - miền đất bao dung

Hồi mới lên Sài Gòn, bạn hay lắc đầu ngao ngán, ghét Sài Gòn quá đỗi.

Người sáng lập Hạt Giống Tâm Hồn và Trí Việt - First News

Hạt Giống Tâm Hồn là thương hiệu của tủ sách và một chương trình cộng đồng do Trí Việt - First News khởi động, được bạn đọc, nhất là các bạn trẻ rất yêu thích, trở thành một hiện tượng trong ngành xuất bản.

Nước Việt suýt tan nát nếu không có Trần Tự Khánh quyết đoán, khôn ngoan

Nếu không có Trần Tự Khánh quyết đoán mưu cao thì nước Việt hồi thế kỷ 13 có thể rơi vào vòng xoáy nội chiến rồi làm mồi cho ngoại bang xâm lược.

Trần Tự Khánh mới là tay đội trời đạp đất, dọn đường cho Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ được coi là gian hùng hay nói nhẹ đi là quyền thần cuối triều Lý trong việc thúc đẩy việc sụp đổ của nhà Lý để chuyển sang cho nhà Trần. Tuy nhiên, Trần Thủ Độ chỉ là người hoàn tất công đoạn cuối được đàn anh Trần Tự Khánh dọn đường từ trước. Trần Tự Khánh mới thực sự là tay gian hùng số 1 trong việc thúc đẩy chuyển từ Lý sang Trần.

Chuyện lương thực - kỳ 3: Kể thêm về khoai lang

Lâu lâu có dịp ngồi với nhau, tinh nhắc chuyện cũ, quanh đi quẩn lại cuối cùng lại về chuyện ăn uống một thời đói kém. Đúng là không quên nổi.

Chuyện lương thực - kỳ 2: Thời của khoai lang

i trên đất đồng cánh Bến, cảm giác bàn chân mát rượi, cầm nắm đất như chạm vào da thịt mịn màng của người con gái. Cho tới bây giờ, lúa gạo ê hề, đôi lúc nâng bát cơm trắng tinh, tôi vẫn không quên củ khoai lang cánh Bến. Đất ấy hợp nên khoai ngon lạ lùng.

Chuyện lương thực

Người lớn sống trải đời nên phần lớn biết điều, ăn uống có chừng mực, ngó trước trông sau, nhưng bọn trẻ con thì thường rắn mặt khó bảo, chúng ăn uống chỉ cốt thỏa cái mồm.

Xin lỗi con vì cha đã quên

Con trai yêu quý. Cha nói những lời này lúc con đang say ngủ, đôi tay nhỏ nhắn kề dưới má, trán lấm tấm mồ hôi đêm hè oi bức đến nỗi những lọn tóc cháy nắ

TP.HCM: Bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Giải trí - Song Phạm - 22/04/2025 13:00
Tối 19.4.2025, TP.HCM bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước bằng chương trình trình diễn ánh sáng 3D trước trụ sở UBND thành phố, thu hút đông đảo người dân.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 3: Nội các Dương Văn Minh và tuyên bố đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 22/04/2025 12:00
Việc đầu tiên đại tướng Dương Văn Minh làm trên cương vị tổng thống là ông đã giao cho Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thông báo với phía Mỹ về việc “không phản đối việc Mỹ phải ra đi trong 24 giờ”.

Sẽ rất tiếc nếu sử dụng Zalo mà bạn không biết các tính năng này

Kỹ năng - Nhật Hạ - 22/04/2025 11:00
Zalo thường xuyên cập nhật cho người dùng các chức năng, tùy chọn mới giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn

Xem mạng xã hội gần đây, tôi chợt nhớ đến phim Sex Education: Hãy dạy con điều này càng sớm càng tốt

Điện ảnh - Thanh Hương - 22/04/2025 10:00
Tôi đã lo lắng đến mất ăn mất ngủ, nghĩ rất nhiều về chuyện dạy con.

Giữa làn sóng AI, thứ giết chết con người không phải Chat GPT, DeepSeek,... mà là lối tư duy này

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 22/04/2025 09:00
DeepSeek giống như cần sa, nó có tác dụng giảm đau. Nhưng một khi bạn bị nghiện, nó sẽ chỉ gây tổn hại đến não và khiến bạn hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ.

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - Trần Thường - VNN - 22/04/2025 08:00
Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.

Infographic hoạt động văn hóa nghệ thuật du lịch kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

Giải trí - TTXVN - 21/04/2025 13:00
TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Facebook cập nhật tính năng mới, nhiều người Việt "bị ảnh hưởng": từ nay thôi khỏi xem lén, hết thời stalk!

Kỹ năng - Huỳnh Duy - 21/04/2025 12:00
Giờ đây, ngoài bạn bè, bạn có thể thấy cả những người theo dõi và không theo dõi trong danh sách người xem", thông báo của Facebook cho biết.

Rùng mình với robot cơ bắp sinh học co giật như người thật

Thư giãn - Hoàng Vũ - 21/04/2025 11:00
Một video mới vừa được Clone Robotics công bố đã khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ rúng động: robot hình người “Protoclone” uốn cong cơ bắp, co giật tay chân và nhún vai như một sinh vật sống thật sự.

Sức mạnh của đói nghèo: Mẹ mù chữ, bại liệt nhưng nuôi dạy con trai trở thành sinh viên giỏi nhất

Truyền cảm hứng - Trang Đào - 21/04/2025 10:00
Không quan trọng bạn có xuất thân từ gia đình nghèo khó hay không, những điều kì diệu luôn xảy ra.

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi nhận ra mình toàn tặng con "quả quýt" có vị chua chát và đắng ngắt

Điện ảnh - Đông - 21/04/2025 09:00
Hóa ra tôi chỉ đưa cho con những "quả quýt chua", đầy thử thách và nỗi niềm mà có lẽ tôi đã không nhận ra.

Con đường chuyển hoá - Tâm càng rộng, thế giới càng mở

Từ sách - Phim - Quìn - 21/04/2025 08:00
Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.

Đạo diễn Lý Hải - người dẫn dắt 'hiện tượng mạng xã hội' lên màn ảnh

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 20/04/2025 13:00
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 20/04/2025 12:00
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Quách Tĩnh không làm phò mã mà nhất mực lấy Hoàng Dung: Câu trả lời chỉ Dương Quá biết

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/04/2025 11:00
Quách Tĩnh và Hoa Tranh vốn là thanh mai trúc mã, vậy tại sao chàng lại quyết định kết duyên cùng Hoàng Dung?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 22/04/2025