Chuyện lương thực - kỳ 3: Kể thêm về khoai lang

13/07/2018 19:44
Chuyện lương thực - kỳ 3: Kể thêm về khoai lang

Lâu lâu có dịp ngồi với nhau, tinh nhắc chuyện cũ, quanh đi quẩn lại cuối cùng lại về chuyện ăn uống một thời đói kém. Đúng là không quên nổi.

Trong bài trước, thấy tôi viết “thời của khoai lang”, mấy ông bạn cùng độ tuổi từng sống những năm tháng ấy gật gù, ừ nhỉ, chúng mình không có khoai lang chắc đói rã họng. Một ông còn bảo tao có ý kiến, hôm nào bọn ta về quê, ra ủy ban xã thưa với chính quyền rằng xã ta chưa có tượng đài gì, vậy kiếm hòn đá hoa cương sắc đỏ to, mời nhà điêu khắc nổi tiếng về tạc một tượng củ khoai lang thật to, đặt ngay giữa sân đình làng đang xây dựng, sẽ ý nghĩa bao nhiêu.

Biết là bác ấy nói đùa nhưng thấy cũng có lý. Thời bé, chả từng nghe mãi người nhớn răn dạy nhắc nhở “được mùa chớ phụ ngô khoai/đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”. Nay cũng có khi từng đi nhà hàng khách sạn, được nếm mùi sơn hào hải vị, vậy mà mùi khoai nướng hoặc hình ảnh rổ khoai lang luộc bốc khói lúc bụng đói cồn cào vẫn không thể nào quên.

Mà nói chi xa xôi, những năm thập niên 1980 - 1990, người ta đói vàng mắt nhưng vẫn tự trào, đùa nhau, tự nhận mình thuộc tầng lớp “khoái ăn sang”, mới nghe thì toát lên sự hãnh diện lắm, nào có mấy ai hiểu ra, lộn ngược, đảo lại thành “sáng ăn khoai”.

Đầu năm 1977 tôi nhận được quyết định đi Nam. Đận ấy đói lắm, đất nước thống nhất rồi nhưng dân vẫn phải mê mải chống giặc đói. Ruộng đồng bỏ hoang, nông dân ly hương tứ tán kiếm ăn, kiểu “nhà giàu ở quê không bằng ngồi lê thành phố”. Thú thực, cầm tờ quyết định điều động trên tay, tôi cứ chần chừ, chỉ muốn ở quê gần thầy bu, gia đình.

Tôi không muốn đi, miền Nam xa thăm thẳm, không người thân thuộc. Thày tôi hiểu lòng con, bảo cứ đi con ạ, miền Nam gạo trắng nước trong, vào đó còn có bát cơm mà ăn, chứ ở nhà ăn khoai mãi thế này mày chả chịu nổi đâu. Khoai thì tôi không sợ, từ bé tới giờ, bụng có khi nào vắng khoai, nhưng tôi vốn xưa nay luôn nghe lời thày, liền quả quyết ra bến Chùa Vẽ mua cái vé tàu khách Thống Nhất chạy đường biển làm cuộc nam tiến.

Kể ra, miền Nam đồng đất rộng dân thưa, luôn sẵn, dư thừa lương thực, nhất là gạo. Vài năm đầu sau ngày thống nhất, tôi chứng kiến nhiều chuyến tàu hỏa, tàu thủy chở lương thực kìn kìn ra Bắc. Cả miền Bắc từng ngày ngóng cổ chờ gạo miền Nam. Rồi gạo cũng cạn, hai miền lại bình đẳng về cái đói. Sau này, ông anh vợ tôi, một chiến binh tập kết, thắc mắc quái lạ Nam Bộ vựa lúa mà cũng đói, cũng thèm cơm thì không thể hiểu được người ta làm ăn kiểu gì.

Lại nhớ hồi đó, trạm kiểm soát Tân Hương ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ngày nào cũng súng nổ đì đùng truy đuổi mấy chiếc xe chở gạo chạy trốn. Người dân đi xe đò (xe khách) chỉ giấu 5 ký gạo đem về thành phố (Sài Gòn), nếu đội kiểm tra phát hiện là tịch thu ngay. Suốt nhiều năm trời, trạm Tân Hương là nỗi ác mộng của dân chúng. Nhưng trạm có ưu điểm, khoai lang đem bao nhiêu cũng được, không thèm bắt.

Vào miền Nam, những tưởng sẽ no cơm, ai ngờ lại trường kỳ khoai lang. Ngoài khoai lang, còn có củ mì (sắn), bột mì, mì sợi, bắp (ngô), bo bo (lúa mạch do Liên Xô viện trợ để chăn nuôi heo, nay đem nuôi người). Chuỗi ngày dài dằng dặc ăn độn ấy, nay ta gọi là thời bao cấp. Tôi để ý, mấy thứ lương thực “ngũ cốc”, có chút vênh nhau trong cách gọi giữa hai miền.

Miền Bắc gọi là ngô, đỗ, sắn, thóc thì miền Nam đổi thành bắp, đậu, củ mì, lúa. Chỉ riêng khoai lang thì Nam lẫn Bắc kêu như nhau, nếu có khác tí chút thì ở chỗ người Nam trồng khoai chỉ lấy củ, còn vùng ngoài chả bỏ thứ gì, lấy tuốt cả ngọn khoai đem luộc chấm mắm cáy, dây khoai và lá khoai băm nấu cám lợn, củ khoai đương nhiên dành cho người.

Khoai lang ăn nhiều nóng cổ, nhãi ruột, mà không ăn thì đói. Những nhà nghèo còn ăn luôn cả củ khoai bé tí (vốn để nuôi lợn), quê tôi gọi là khoai rãi, chả cần gọt vỏ, bỏ vào rổ tre chà xát cho vỏ mỏng ra rồi ghế chung với gạo. Ăn khoai rãi bởi củ khoai lang to đem bán mua gạo, cả chục ký khoai mới được ký gạo. Củ nhơ nhỡ thì rửa sạch thái phơi khô bỏ vào chum chờ ngày giáp hạt. Nông thôn miền Bắc những năm trước và sau 1975 nhà nào cũng phải thủ sẵn chum khoai khô.

Tôi nhớ năm 1972, cơn bão số 7 vật vã quăng quật suốt một ngày, rồi tiếp đến mưa tầm tã thêm ngày nữa, nhà tôi phen ấy mà không có chum khoai khô có lẽ đổ đói cả nhà. Hết gạo không còn hột nào, chả thể chợ búa gì, bu tôi lấy khoai lang khô bung với đỗ đen, ăn cầm cự qua được cơn bão.

Nhắc chuyện khoai lang, lại nhớ mấy “kỷ niệm”. Có một dạo, chả biết ban chủ nhiệm hợp tác xã xin ở đâu về được giống khoai năng suất cao, ông Viên đội trưởng đội 4 giải thích đó là giống khoai do nước bạn Trung Quốc viện trợ. Bà con gọi nôm na thành khoai ba tháng, chả là giống khoai được trồng bấy lâu nay, như khoai chuột lột đặc sản chẳng hạn, phải 4 tháng mới thu hoạch, thì khoai mới này chỉ cần 3 tháng đã dỡ. Củ rất to, nhiều củ, ngắn thời gian, ai chẳng mừng. Tới khi dỡ khoai thì vỡ mộng.

Củ khoai to thật nhưng nếu đem luộc, đem nấu thì nó trong vắt, nhạt như nước ốc. Nấu cho lợn, lợn cũng chê. Khoai 3 tháng chỉ để ăn sống, giống như ăn củ đậu, tất nhiên thua xa củ đậu. Trồng được đôi ba vụ, hợp tác xã bèn dẹp khoai 3 tháng, từ bấy không ai nhắc tới nữa.

Làng tôi (thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) có ông Đại, nhà nghèo lắm. Ông thích nói khoác. Chị tôi bảo tại ông tên Đại nên cái gì cũng cứ phải phóng to ra. Vụ khoai năm ấy, may mắn sao, khoai nhà ông Đại “thắng lợi toàn diện”, củ nào củ nấy nần nẫn. Ông thích chí khoe khắp làng, bọn trẻ con chúng tôi tò mò tới chứng kiến thành tựu nông nghiệp nhà ông Đại.

Bình thường thì người ta thu hoạch khoai lang ngoài đồng về, đem đổ dưới gậm giường, nhưng ông Đại thì khác. Ông bắt vợ con ngủ dưới đất, còn ông trân trọng chất khoai lên giường. Trên hai chiếc giường tre khoai cao như hai trái núi trong nhà. Ai cũng lắc đầu lè lưỡi thán phục. Từ bấy, làng lại có thêm sự tích văn hóa “khoai ông Đại”.

Trẻ con bây giờ sướng như tiên. Bà chị tôi bảo vậy. Tôi cũng thấy thế. Ngay cả ăn độn khoai chúng cũng không hề, nói chi thứ khác. Em gái tôi thì bảo, được ăn độn khoai đã khá, chứ nhiều lúc đói, thực đơn phong phú lắm, thứ gì cũng bỏ vào mồm được. Nó ngồi tỉ mẩn kể ra, này nhé, ăn cả quả thèn đen (tím thâm cả mồm), quả mây và quả sắn (vị chát xít), quả vối, quả sung, quả rau muống, mút nụ hoa dong riềng, ăn đòng đòng non, ổi xanh, táo rụng...

Lạ ở chỗ, ăn bẩn thế nhưng bụng dạ chẳng làm sao, có nhẽ miễn nhiễm rồi, cứ thế còi cọc nhớn lên rồi đứa đi bộ đội, đứa vào dân quân, đi học, thoát ly, tỏa ra khắp miền đất nước. Lâu lâu có dịp ngồi với nhau, tinh nhắc chuyện cũ, quanh đi quẩn lại cuối cùng lại về chuyện ăn uống một thời đói kém. Đúng là không quên nổi.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?
2

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Chuyện lương thực - kỳ 2: Thời của khoai lang

i trên đất đồng cánh Bến, cảm giác bàn chân mát rượi, cầm nắm đất như chạm vào da thịt mịn màng của người con gái. Cho tới bây giờ, lúa gạo ê hề, đôi lúc nâng bát cơm trắng tinh, tôi vẫn không quên củ khoai lang cánh Bến. Đất ấy hợp nên khoai ngon lạ lùng.

Chuyện lương thực

Người lớn sống trải đời nên phần lớn biết điều, ăn uống có chừng mực, ngó trước trông sau, nhưng bọn trẻ con thì thường rắn mặt khó bảo, chúng ăn uống chỉ cốt thỏa cái mồm.

Xin lỗi con vì cha đã quên

Con trai yêu quý. Cha nói những lời này lúc con đang say ngủ, đôi tay nhỏ nhắn kề dưới má, trán lấm tấm mồ hôi đêm hè oi bức đến nỗi những lọn tóc cháy nắ

Cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ

Tôi ngồi bên lề đường cao tốc, trầm ngâm suy nghĩ. Sau đó tôi lấy giấy bút ra, viết: "Bố ơi, con muốn về nhà”. Nhưng rồi ngay lập tức, tôi xé đôi tờ giấy,

Đọc một cuốn sách và được nhận 500 EUR

Một "khoản đầu tư" khổng lồ của nước Ý để giáo dục giới trẻ nền văn hóa đất nước qua sách và các phương tiện khác như nhạc kịch, phim ảnh, bảo tàng. Nước Ý

20 câu nói truyền cảm hứng từ các vận động viên Olympic

t được huy chương vàng tại Olympic, chắc chắn họ cần phải phải trải qua nhiều thời gian tập luyện gian khổ, phải là những người có sức mạnh phi thường

Chuyện chung cư (kỳ 3): Buồn vui cuộc sống tập thể ký túc xá

Nếu xã hội loài người là thế giới đa dạng, muôn vẻ thì cuộc sống chung cư có thể xem như xã hội thu nhỏ, cũng đủ mọi buồn vui. Nhiều khi nghĩ lại, thấy quãng thời gian ở chung cư cứ đầy ăm ắp trong ký ức.

Chuyện chung cư (kỳ 2): Cuộc sống của những vị giáo sư khả kính

Thú thực, chứng kiến cảnh các thầy cô ở khu tập thể, nhiều lúc rùng mình, nghĩ mai sau mình ra trường, “tung cánh chim bay vào cuộc sống”, mình cũng chẳng khác gì, biết đâu còn tệ hơn.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/04/2024 12:00
Để thành công trong kinh doanh, bạn phải biết khách hàng của mình muốn gì, và cung cấp cho họ điều họ muốn, sau rốt tất cả các khách hàng sẽ trả tiền cho bạn về việc kinh doanh này. Cũng có thể nói cùng điều như vậy với việc quản lí.

Trước khi qua đời, con người có nghe được lời người thân nói không?

Thư giãn - Kim Linh - 26/04/2024 11:00
Nghiên cứu của một ĐH tại Canada đã tìm giải mã những phản ứng khi nghe thấy giọng người thân của bệnh nhân sắp qua đời.

Người đàn ông giấu tên để lại phong bì hơn 18 triệu đồng kèm lá thư ở hiệu sách

Truyền cảm hứng - Minh Nhật - 26/04/2024 10:00
Có những câu chuyện tưởng chừng đã là quá khứ nhưng vẫn day dứt cho đến hiện tại và mãi mãi sau này.

Người đàn bà trong tôi - Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/04/2024 09:00
Tôi cũng thấy rất phấn khích trong thời gian đầu biểu diễn tại sân khấu Las Vegas. Người hâm mộ đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều năng lượng. Tôi đã có những màn thể hiện đáng nhớ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khúc mắc với cha mẹ sẽ ảnh hưởng lên sự nghiệp của bạn

Từ sách - Phim - Quìn - 26/04/2024 08:00
Cụ thể thì những khúc mắc chưa được hoá giải giữa bạn và cha mẹ có thể ảnh hưởng ra sao lên sự nghiệp và con đường thành công của bạn?

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 26/04/2024