Trần Tự Khánh mới là tay đội trời đạp đất, dọn đường cho Trần Thủ Độ

14/07/2018 13:44
Trần Tự Khánh mới là tay đội trời đạp đất, dọn đường cho Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ được coi là gian hùng hay nói nhẹ đi là quyền thần cuối triều Lý trong việc thúc đẩy việc sụp đổ của nhà Lý để chuyển sang cho nhà Trần. Tuy nhiên, Trần Thủ Độ chỉ là người hoàn tất công đoạn cuối được đàn anh Trần Tự Khánh dọn đường từ trước. Trần Tự Khánh mới thực sự là tay gian hùng số 1 trong việc thúc đẩy chuyển từ Lý sang Trần.

Trước khu đền Trần ở Nam Định hiện nay là đường Trần Thừa, hay Trần Thái Tổ - người dựng cơ đồ cho nhà Trần. Bên cạnh đó còn có hai con đường nối với đường Trần Thừa là đường Trần Thủ Độ và Trần Tự Khánh. Đường Trần Thủ Độ to nhưng ngắn hơn còn đường Trần Tự Khánh nhỏ nhưng khá dài. Có lẽ đó là cũng là cách để nói về công trạng của các nhân vật thời đầu xây dựng cơ nghiệp nhà Trần. Vai trò của Trần Thủ Độ rất rõ ràng khi chỉ một thời gian ngắn cầm quyền đã đổi ngai vua từ Lý sang Trần. Nhưng trước đó, người đánh đông dẹp bắc một thời gian dài giúp nhà Trần trong giữ thiên tử, ngoài áp chư hầu là Trần Tự Khánh. Giai đoạn này thì ít được biết hơn.

Năm 1209, khi loạn Quách Bốc xảy ra thì vua Lý Cao Tông phải chạy ra ngoài còn thái tử là Lý Sảm (sau là Lý Huệ Tông) nương nhờ Trần Lý (ông nội của Trần Thái Tông) và người em vợ của Lý là Tô Trung Từ. Trần Lý có 3 người con là Trần Thừa, Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung. Nhờ họ Trần góp công dẹp loạn mà Lý Cao Tông được trở lại Thăng Long nhưng lúc này trung ương không còn kiểm soát được các phiên trấn nữa. Ba phiên trấn lớn khi đó là họ Trần, Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng. Ngoài ra còn lực lượng tàn quân Quách Bốc, họ Hà ở miền núi phía Bắc, họ Phạm ở Hải Dương...

Họ Trần với quân đội riêng là lực lượng mạnh nhất khi đó nhưng chưa đủ trấn áp các thế lực khác và năm 1210, Trần Lý qua đời do tử trận trong các cuộc chiến với phiên trấn khác. Anh em Trần Thừa và Trần Tự Khánh thay cha lãnh đạo quân đội họ Trần nhưng người em Tự Khánh lại tỏ ra xuất sắc hơn về tài cầm quân. Sử cũng chép: Trần Lý bị giặc giết chết, con thứ 2 là Tự Khánh lên thay, cai quản quân gia. Những năm sau này, Trần Tự Khánh là người nam chinh bắc chiến, đánh đông dẹp tây để giữ lãnh địa cho họ Trần và đưa dòng họ bước vào vũ đài lịch sử.

Năm 1211, Lý Huệ Tông lên ngôi. Tháng 2, mùa xuân. Sách lập Trần Thị Dung là Nguyên phi; dùng cậu nguyên phi là Tô Trung Từ làm Thái úy Phụ chính; phong anh Nguyên phi là Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu (sử Nguyễn chép là Chương Tín hầu). Tháng 7 năm đó, Tô Trung Từ đi thông dâm bên ngoài bị đánh chết nhưng quyền lực đến tay Tự Khánh không dễ dàng.

Thái hậu họ Đàm, mẹ vua Huệ Tông khi đó rất ngờ dã tâm của người họ Trần. Cuối 1211, Trần Tự Khánh rầm rộ kéo binh đến đóng ở bến Tế Giang. Thái hậu nghe quân đến, ngờ Trần Tự Khánh có ý mưu việc phế lập. Trần Tự Khánh bèn cắt tóc mà thề với trời đất rồi lại sai công chúa Thiên Trinh (tức Trần Thị Dung) tâu với bà Thái hậu rằng là mình không có ý chi khác. Thái hậu cũng không tin.

Vua Huệ Tông không có chủ kiến. Một mặt ông giao hết binh quyền cho Tự Khánh để dẹp các phiên trấn khác nên đầu 1212, ra lệnh cho trăm quan văn võ đều phải nghe mệnh ở Chương Thành hầu. Nhưng mặt khác, Huệ Tông lại nghe lời mẹ nên dễ dàng đổi ý với Tự Khánh. Đầu 1213, Đàm Thái hậu ngầm hẹn các tướng đánh úp quân của Trần Tự Khánh. Tự Khánh không phải kiểu người ngu trung nên khi bị đánh lại đã phản kích ngay. Đại Việt sử lược chép: Trần Tự Khánh dẫn quân vào cung cấm đốt cầu Ngoạn Thiềm rồi kéo về bến Đại Thông. Vì chuyện này, Huệ Tông lần đầu thân cầm quân đi đánh Tự Khánh nhưng không thành công.

Sau vụ đó, Tự Khánh đã tìm cách dàn hòa để về dưới trướng của Huệ Tông, thậm chí dùng chiêu đút lót nhưng không thành. Sử chép: "Trần Tự Khánh thả Doãn Tín Dực (một viên sủng thần của Huệ Tông được Tự Khánh bắt nhưng tha chết trước đó) trở về kinh sư. Rồi nhân đó, Trần Tự Khánh đem nhiều của đút lót cho Doãn Tín Dực mà bảo Dực rằng: "Ông về đấy hãy khéo vì ta mà tâu trình cho ở vương cung được rõ cái lòng chung thủy, cái khí tiết của ta để ở đấy đừng có nghe theo lời sàm siểm của kẻ tiểu nhân, khiến cho tôi được bảo toàn tính mệnh nhé". Doãn Tín Dực về đến kinh sư, nhà vua hỏi đến Trần Tự Khánh. Doãn Tín Dực tâu rằng, Trần Tự Khánh có lòng soán nghịch, nhà vua cùng Thái hậu càng oán ghét Khánh".

Không về được với triều đình thì Trần Tự Khánh sẵn sàng đánh luôn kinh sư. Sử chép: "Đầu 1214 Trần Tự Khánh hội họp các đạo binh lại mà thề nguyền tại miếu thờ Đỗ Thái úy ở Đông Phù Liệt để sắp muốn đánh kinh sư. Trần Tự Khánh chia quân ra làm hai đạo là thủy quân và lục quân. Sai Phan Lân và Nguyễn Nộn đem binh ở Quốc Oai theo con đường Bình Nhạc tiến đánh theo Lục Lộ. Trần Tự Khánh tự lãnh binh thuyền đóng ở sông Tha Mạc. Trần Thừa và Trần Tự Khánh đánh mặt hữu ngạn sông Lô. Trần Thủ Độ, Trần Hiến Sâm và Nguyễn Ngạnh đánh mặt tả ngạn sông Lô. Vương Lê, Nguyễn Cải đánh cầu Nổi thuộc bến Triều Đông". Có thể thấy thời điểm đó Trần Tự Khánh đã nhận ra tài thao lược của Trần Thủ Độ nên mới giao cho việc chỉ huy quân ở tả ngạn còn mình chỉ huy quân ở hữu ngạn. Sau trận đó, Trần Tự Khánh cho Trần Thủ Độ giữ Lạng Ải rất quan trọng.

Dù vua Huệ Tông lần thứ 2 đích thân cầm quân đánh Tự Khánh nhưng các cánh quân đều thua các tướng nhà Trần nên phải chạy đến Lạng Châu. Dù đánh thắng nhà vua nhưng Tự Khánh tiếp tục xin về dưới trướng vua. Sử chép: Trần Tự Khánh cắt tóc sai người dâng cho nhà vua và tâu rõ ý mình rằng là: "Tôi thấy bọn tiểu nhân ở cạnh vua, chúng che lấp ngăn cản các bậc trung lương, dân tình thì uất ức không biết theo đâu mà chuyển đạt thấu lên trên. Cho nên nhân đó mà (tôi tụ họp) người trong nước khởi binh đánh bọn này, cắt bỏ gốc rễ của sự hiểm họa để làm yên lòng dân. Và, đến phận mệnh của vua tôi thì không dám một tí xúc phạm, lại há có cái ý quá ỷ vào việc chăm đánh dẹp đó hay sao! Chẳng ngờ là tôi đã khiến cho xa giá phải lẩn tránh chỗ khác. Tôi tự lượng biết thân tôi. Tội tôi thật đáng muôn chết. Xin bệ hạ hãy tạm nguôi cơn giận mà đưa xa giá trở về kinh sư". Rồi Trần Tự Khánh lại sai Đàm Kinh Bang đốc xuất trăm quan chuẩn bị pháp giá để đón vua trở về kinh.

Lý Huệ Tông đã có ý muốn về nhưng phe phái của Thái hậu tìm đủ cách can ngăn. Cuối cùng, vua nghe lời Thái hậu không về với họ Trần dịp đó. Huệ Tông không về thì Trần Tự Khánh lập tức có đối sách khác là lập vua Lý khác lên ngôi.

Sử chép: Tháng 2 (1214), Chương Thành hầu Trần Tự Khánh triệu tập các bậc Vương tước và trăm quan để nghị bàn về việc cải lập. Rồi sai người đi đón con của vua Anh Tông là Huệ Văn Vương ở Hạc Kiều lập làm vua. Ngày đó Trần Tự Khánh sai bắt người trong gia tộc của Thái hậu là bọn Đàm Kinh Bang. Tất cả đều bị trói thêm bằng dây thép rồi cầm tù ở Mỹ Lộc. Tháng 3, Huệ Văn Vương lên ngôi vua ở điện Thiên An. Đổi niên hiệu là Càn Ninh và lấy hiệu là nguyên Vương.

Việc tự ý lập vua khác trong khi vua cũ chưa truyền ngôi thời xưa được coi là đại nghịch bất đạo. Tuy nhiên, với Trần Tự Khánh thì ông coi ngai vua như một trò đùa, chỉ là một vật để tạo dựng vị trí vững chắc cho dòng họ. Bản thân Trần Tự Khánh sau này còn nhiều lần hý lộng ngai vàng nhà họ Lý và dần dần từng bước củng cố địa vị của người họ Trần.

Trần Thủ Độ sau này ép vua Huệ Tông phải nhường ngôi cho con gái Chiêu Hoàng rồi lại để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh được sử sách nói nhiều. Nhưng bối cảnh của Trần Thủ Độ khi ấy là lúc nhà Trần gần như nắm hết binh quyền chứ không liều như Trần Tự Khánh dám cầm quân chống lại Huệ Tông, phế lập ngôi vua họ Lý trong lúc vẫn chỉ là một sứ quân. Và đó không phải là lần phế lập vua duy nhất mà Tự Khánh làm trong đời.

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?
2

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Chuyện lương thực - kỳ 3: Kể thêm về khoai lang

Lâu lâu có dịp ngồi với nhau, tinh nhắc chuyện cũ, quanh đi quẩn lại cuối cùng lại về chuyện ăn uống một thời đói kém. Đúng là không quên nổi.

Chuyện lương thực - kỳ 2: Thời của khoai lang

i trên đất đồng cánh Bến, cảm giác bàn chân mát rượi, cầm nắm đất như chạm vào da thịt mịn màng của người con gái. Cho tới bây giờ, lúa gạo ê hề, đôi lúc nâng bát cơm trắng tinh, tôi vẫn không quên củ khoai lang cánh Bến. Đất ấy hợp nên khoai ngon lạ lùng.

Chuyện lương thực

Người lớn sống trải đời nên phần lớn biết điều, ăn uống có chừng mực, ngó trước trông sau, nhưng bọn trẻ con thì thường rắn mặt khó bảo, chúng ăn uống chỉ cốt thỏa cái mồm.

Xin lỗi con vì cha đã quên

Con trai yêu quý. Cha nói những lời này lúc con đang say ngủ, đôi tay nhỏ nhắn kề dưới má, trán lấm tấm mồ hôi đêm hè oi bức đến nỗi những lọn tóc cháy nắ

Cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ

Tôi ngồi bên lề đường cao tốc, trầm ngâm suy nghĩ. Sau đó tôi lấy giấy bút ra, viết: "Bố ơi, con muốn về nhà”. Nhưng rồi ngay lập tức, tôi xé đôi tờ giấy,

Đọc một cuốn sách và được nhận 500 EUR

Một "khoản đầu tư" khổng lồ của nước Ý để giáo dục giới trẻ nền văn hóa đất nước qua sách và các phương tiện khác như nhạc kịch, phim ảnh, bảo tàng. Nước Ý

20 câu nói truyền cảm hứng từ các vận động viên Olympic

t được huy chương vàng tại Olympic, chắc chắn họ cần phải phải trải qua nhiều thời gian tập luyện gian khổ, phải là những người có sức mạnh phi thường

Chuyện chung cư (kỳ 3): Buồn vui cuộc sống tập thể ký túc xá

Nếu xã hội loài người là thế giới đa dạng, muôn vẻ thì cuộc sống chung cư có thể xem như xã hội thu nhỏ, cũng đủ mọi buồn vui. Nhiều khi nghĩ lại, thấy quãng thời gian ở chung cư cứ đầy ăm ắp trong ký ức.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 25/04/2024