Chúng ta thường nghĩ về Socrates như một triết gia thông thái, nhưng bạn có biết ông cũng là một anh hùng được tặng thưởng huân chương quân đội
Ông được xem là tấm gương mẫu mực về lòng can đảm và kỷ luật trong thời cổ đại? Zeno dường như đã thay đổi triết lý của mình sau khi đọc câu chuyện của Xenophon, vị tướng nổi tiếng người Athens, kể về người bạn Socrates của ông. Theo Xenophon, Socrates là một người “có tính tự chủ cao nhất” đối với những đòi hỏi thể chất cũng như có khả năng chịu đựng gian khổ kể cả trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, tự rèn luyện để duy trì những nhu cầu khiêm tốn nhất và hài lòng với những tài sản vật chất cơ bản nhất.
Mặc dù bản thân có tính cách khá cứng cỏi, nhưng Xenophon vẫn rất ấn tượng với tính cách và tính tự chủ mạnh mẽ của Socrates, vốn rất gần với các đức tính và thực hành mà sau này đã trở thành trọng tâm của cả chủ nghĩa khuyển nho lẫn chủ nghĩa Khắc kỷ.
Socrates cũng dạy rằng chúng ta nên giữ thân thể gọn gàng bằng cách luyện tập thể chất thích hợp.
Ông nói cơ thể của chúng ta được sử dụng trong mọi hoạt động, kể cả tư duy, nên nếu cơ thể ốm yếu thì không thể suy nghĩ mạch lạc. Sáng sớm, ông khiêu vũ một mình như một cách tập thể dục vì cách này luyện tập được toàn thân thay vì chỉ một số bộ phận cơ thể – thói quen mà một số bạn bè của ông coi là có chút lập dị. Dù vậy, về tổng thể thì chúng ta được kể rằng Socrates tin là mọi người nên chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách học mọi điều có thể học về nó, mỗi ngày tự tìm hiểu và học từ các chuyên gia, quan sát xem thức ăn đồ uống nào và bài tập gì thật sự tốt cho mình.
Socrates đã cho thấy rằng chúng ta có sức mạnh chữa lành các vết thương của mình và thay đổi tính cách tại bất kỳ giai đoạn nào trong đời; có thể chúng ta không trở thành một nhà Hiền triết như ông, nhưng ta có thể khôn ngoan hơn và hạnh phúc hơn đôi chút.
Một người khôn ngoan và tốt đẹp như Socrates có thể lâm vào cảnh nghèo khổ, tù tội và bị chế nhạo
Dù ông mất tất cả những gì số đông gọi là “tốt”, kể cả sự sống, dù bao “tai ương” chồng chất thì cũng không hề khiến ông ít được ca tụng hơn. Trên thực tế, giữ gìn được đức hạnh trong tai ương chỉ làm ông vĩ đại hơn và đáng ngưỡng mộ hơn. Nếu những thứ bên ngoài ấy không thể thêm vào hay tước đoạt thứ gì từ đức tính tốt đẹp hay sự xấu xa, thì bản thân chúng cũng không tốt và không xấu, và chúng hoàn toàn không liên quan tới một cuộc sống tốt, tới hạnh phúc sau cùng của chúng ta, hay còn gọi là eudaimonia.
Năm 399 trước Công nguyên, lúc đó Socrates khoảng 70 tuổi
Khi đó ông bị đưa ra xét xử tại tòa án Athens vì hai tội danh: làm suy đồi đạo đức của thanh niên và truyền bá sự bất kính, có lẽ là thuyết vô thần – những tội danh mà ông phủ nhận. Điều gây ấn tượng là thay vì tự bào chữa hòng cứu lấy mạng sống của mình, ông đã dùng cơ hội này để bảo vệ cho lối sống triết học. Ông phát biểu tùy thích và thuyết giảng cho bồi thẩm đoàn về sự khôn ngoan và đức hạnh, chứ không hề kể lể còn vợ con và cầu xin sự thương xót, như hầu hết những người khác sẽ làm. Có lẽ giận dữ vì điều này, toàn bộ bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu đồng ý án tử hình theo đề nghị của bên nguyên, và tuyên bố ông phải thi hành án tử hình bằng cách tự uống thuốc độc chiết từ cây độc cần.
Người ta hẳn đã nghĩ rằng ông sẽ trốn đi sống lưu vong, thế nhưng ông vẫn ở lại và uống chén thuốc độc ấy mặc cho các môn đồ hết lòng can ngăn. Ông lập tức trở thành tấm gương tử vì đạo cho triết học, cái chết của ông đã gây nên những làn sóng chấn động khắp thế giới cổ đại. Socrates đã trở thành một tấm gương bất diệt về lòng yêu chuộng trí tuệ vượt trên của cải, danh vọng, thậm chí hơn cả mạng sống. Chính tấm gương ấy đã đảm bảo tương lai của nền triết học lý tính trong xã hội phương Tây suốt hàng ngàn năm sau đó.
Socrates không chỉ là một nhà hiền triết vĩ đại của triết học, nhưng còn là một tấm gương của chủ nghĩa khắc kỷ khi hầu hết những thực hành sống của ông đều mang những kỷ luật của người khắc kỷ.
Socrates xứng đáng là một biểu tượng vĩ đại của Chủ nghĩa khắc kỷ.