Chủ nghĩa khắc kỷ - Tại sao phải trải qua thử thách mới có thể trở nên mạnh mẽ?

Nguyễn Phương02/12/2022 14:00
Chủ nghĩa khắc kỷ - Tại sao phải trải qua thử thách mới có thể trở nên mạnh mẽ?

Hãy nhìn vào những cái cây: Không một cây nào có thể bám rễ sâu và cứng cáp trừ phi nó bị gió quăng mưa quật. Bởi càng bị quăng quật, rễ cây càng ăn sâu bám chắc; những cái cây yếu ớt là những cái cây lớn lên trong lũng bình yêu ngập nắng.

Bởi vậy, vì lợi ích của những người tốt đẹp, vì cái đích là để họ sống không e sợ bất cứ điều gì, họ phải liên tục ở giữa những hồi báo động và nhẫn nại chịu đựng những biến cố khó khăn mà chẳng có ai giúp đỡ. Điều này thường được thấy ở những người theo trường phái khắc kỷ, họ thường xuyên phải thử thách bản thân. Một vài điểm có thể thấy như:

1. Về ăn uống

Người Khắc kỷ tuân theo lời khuyên của Socrates rằng chúng ta chỉ nên “ăn để sống chứ không phải sống để ăn”. Trong bài giảng về thức ăn, Mosonius Rufus cho rằng làm chủ được cơn thèm ăn chính là nền tảng của việc rèn luyện tính tự kiềm chế. Ông nói người Khắc kỷ chỉ nên uống nước lã và tránh các bữa ăn quá thịnh soạn, tốt hơn nên ăn các món chay bổ dưỡng nhưng rẻ tiền, dễ kiếm, dễ nấu. Ví dụ như sữa, pho mát, mật ong, rau, trái cây,… Ông cũng nói rằng người Khắc kỷ nên ăn chậm và chú tâm vào việc ăn, rèn luyện sự điều độ và kiềm chế.

2. Về quan điểm sống

Người Khắc kỷ quan niệm rằng: “Thà rằng đối diện với gian khổ, vượt qua chúng và từ đó tỏa sáng, còn hơn bám vào một cuộc sống dễ dàng và an nhàn khiến tâm hồn mình co lại và méo mó.”

Như câu chuyện của chàng Hercules liên tục đối diện với những hành hạ của nữ thần Hera và bị buộc phải thực hiện mười hai kỳ công, bao gồm giết chết quái vật Hydra và cuối cùng vào địa ngục để tay không bắt chó ba đầu Cerberus. Hercules đã chết trong đau đớn tột cùng, bị đầu độc bởi chiếc áo tẩm máu Hydra. Tuy nhiên, thần Zeus vô cùng cảm phục tâm hồn vĩ đại của Hercules và tôn chàng lên địa vị một vị thần bất tử.

3. Khi đối diện với tai ương trong cuộc sống

Epictetus đã bảo học trò của mình nên rèn luyện cách phản ứng lại với các xung động ban đầu: “Tàu của anh đắm rồi” thì chỉ đơn giản nói “Tàu của anh đắm rồi” như một thực tế mà không thêm các phán xét mang tính giá trị hoặc than phiền rằng cuộc đời thật bất công. Ngay cả khi “những đợt sóng” số mệnh có cuốn đi thân thể và của cải, thì chúng không thể nào vượt qua và nhấn chìm năng lực kiểm soát của chúng ta – nơi sự khôn ngoan và đức hạnh ngự trị – trừ phi chúng ta cho phép.

4. Thân xác bị cầm tù nhưng tâm hồn tự do

Người Khắc kỷ có một “nghịch lý” nổi tiếng, họ tin rằng nhà Hiền triết là người hoàn toàn tự do ngay cả khi bị giam cầm bởi một tên bạo chúa. Niềm tin này thường bị đặt vào thử thách vì các triết gia cổ đại thường bị tù đày, thậm chí bị hành quyết. Tự do của một người khôn ngoan nằm ở chỗ anh ta tuân theo bản chất lý tính của mình, thực hiện những gì nằm trong tầm kiểm soát của anh ta bằng sự khôn ngoan và đức hạnh. Trí óc của anh ta như ngọn lửa cháy sáng, nuốt trọn bất cứ thứ gì được ném vào đó. Các chướng ngại vật trên đường hành động của anh ta chỉ có thể trở thành cơ hội để anh ta thể hiện tính cách và các đức hạnh khác. Anh ta chỉ muốn sống khôn ngoan, thích nghi với các sự kiện theo một cách thức hòa hợp với lý trí và không gì có thể ngăn cản anh ta làm điều này. Thứ gì chắn đường sẽ trở thành đường. Có thêm cơ hội để rèn luyện đức hạnh là tất cả những gì anh ta thật sự muốn làm trong đời.

Chủ nghĩa khắc kỷ, tham khảo và đặt mua sách tại đây - Từ tự chủ đến bình an - Hiểu đúng về đức hạnh của người Khắc kỷ.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 19/03/2024