Chia sẻ từ trái tim - Mình tạo nghiệp rồi thừa hưởng chính cái nghiệp của mình

Quang Thanh02/08/2024 08:00
Chia sẻ từ trái tim - Mình tạo nghiệp rồi thừa hưởng chính cái nghiệp của mình

Nhân quả là luật chung chứ không của riêng một đạo nào cả. Cho nên một người dù không tin Phật, không theo đạo gì nhưng sống bằng nhân thiện thì sẽ hưởng quả thiện.

Nhân, quả, duyên hiểu thế nào cho đúng?

Nhân là gì? Là những gì chúng ta làm. Còn quả là những gì chúng ta hưởng hay nhận. Và duyên là những điều kiện giúp cho nhân sinh. Ví dụ mình tức giận một người, mình kể cho người khác nghe. Người đó tạo thêm duyên: “Thấy chưa, giờ bà sáng mắt chưa? Tui nói mà bà hổng tin. Cái con nhỏ này xài hổng vô”. Người đó tăng cơn giận của mình lên. Tại sao? Vì mình tăng cái duyên. Duyên ở đây là điều kiện mình tạo ra cho cơn giận đó tăng trưởng.

Cho nên mình càng thêm tức giận người kia, và chuyện này có thể dẫn đến cái quả là mình đi đánh người kia. Nhưng nếu mình vừa khởi tâm nóng giận, người khác khuyên: “Thôi chị ơi, nó con nít. Nó còn trẻ, mình đừng giận nó làm chi”. Nếu người đó nói những lời làm cho cơn giận của mình hạ xuống thì cái nhân nóng giận không tăng trưởng.

Như vậy, quả là kết cuộc của cái nhân. Nhưng giữa nhân và quả có duyên ở đó. Duyên là những điều kiện giúp đưa đến quả. Ví dụ, mình gieo một hạt giống xuống đất. Nó không tự mọc và có trái được. Bây giờ mình phải tạo duyên: thêm nước, bưng nó ra chỗ nắng, có ánh sáng, v.v… cho nó đủ duyên để mọc tốt. Và cái hoa này là quả.

Trên đời này không có bất cứ cái gì ở ngoài nhân quả. Anh tin hay không tin, đó là chuyện của anh, nhưng anh không sống ngoài nhân quả.

Vậy nghiệp là gì? Là những việc chúng ta làm thành thói quen. Ví dụ, nhiều người có thói quen chửi thề khi nói. Chửi thề là nghiệp, mà là nghiệp xấu. Cũng có người hễ mở miệng là “Mô Phật”, cũng là nghiệp nhưng là nghiệp tốt. Như vậy, nghiệp là hành động, việc làm, lời nói. Nói chung, những gì chúng ta làm thường xuyên thành thói quen gọi là nghiệp. Nhưng nếu không chánh niệm, chúng ta có thể tạo nghiệp xấu. Còn nếu đủ chánh niệm, chúng ta tạo nghiệp tốt. Người theo Phật hay không theo Phật đều bị chi phối bởi nghiệp.

Mọi việc trong cuộc sống hằng ngày của mình đều thành thói quen. Ví dụ, một người là bác sĩ, đó là nghề nghiệp. Bác sĩ khám bệnh phải có ống nghe, và còn mang theo một vài dụng cụ khác trong túi hành nghề. Giả sử một hôm, ổng làm mất nguyên cái túi hành nghề. Vậy cái nghiệp bác sĩ của ổng có mất không? Không. Nghề của ổng mà. Cho nên, cái ống nghe và các dụng cụ y tế là những trợ duyên để việc hành nghề, hành nghiệp của ổng được dễ dàng. Lỡ như không có ống nghe, ổng vẫn có thể bắt mạch, nghe hơi thở của bệnh nhân. Ổng vẫn có cách nào đó để khám, chữa bệnh cho người ta vì nghiệp của ổng, nghề của ông không mất.

Chuyển cái nghiệp xấu

Sống trong cõi đời này, tất cả chúng ta đều mang trong mình cái nghiệp. Nhưng quan trọng đó là nghiệp tốt hay nghiệp xấu. Và nếu biết mình đang mang nghiệp xấu, chúng ta phải làm sao? Tu là để chuyển cái nghiệp xấu đó. Tu là vậy chứ có gì đâu. Nói cách khác, tu là thay đổi những thói quen xấu của mình. Ví dụ, có người nói “Tui có thói quen tối nào trước khi đi ngủ cũng uống một lon bia”. Như vậy đâu có tốt. Chuyển cái nghiệp đó đi.

Thay vì vậy, tối nào trước khi đi ngủ cũng uống một ly nước ấm. Nhờ vậy máu huyết lưu thông, ít có nguy cơ bị đột quỵ hay tai biến. Tối đi ngủ uống một ly nước ấm, sáng thức dậy uống một ly nước ấm. Vì sau một đêm, nếu mình uống nước lạnh vô, nó sẽ làm lạnh dạ dày, không tốt. Mình tập riết sẽ thành thói quen. 

Ví dụ, thói quen hút thuốc khi ăn cơm xong là một cái nghiệp – nghiệp xấu. Nghiệp này làm mình bị bệnh về phổi. Trước hết, phải tập làm sao để không hút thuốc sau bữa ăn. Một điếu thuốc sau bữa ăn bằng mười điếu thuốc lúc bình thường. Vì khi đó, tất cả các bộ phận trong cơ thể đều đang hoạt động, đưa thức ăn đi nuôi dưỡng từng bộ phận trong cơ thể. Một hơi thuốc hít vô sẽ phân tán ra các bộ phận đó luôn. Còn lúc bình thường, khói thuốc chỉ làm hại phổi thôi. Hút thuốc là một thói quen, là nghiệp xấu.

Như vậy, nghiệp báo, nhân quả không do ai đặt ra. Phật không đặt ra nghiệp báo hay nhân quả. Tin Phật hay không, anh cũng sống trong nhân quả. Không tin nhân quả, anh cũng sống trong nhân quả. Nhưng nếu tin có nhân quả, anh sẽ cố gắng tạo nhân tốt để hưởng quả tốt. Còn nếu tin Phật mà không tin vào nhân quả, anh vẫn sẽ làm việc xấu. Dù lạy Phật, cúng Phật hay xây tượng Phật, anh vẫn phải trả quả như thường. Chứ không phải mình làm gì cho Phật rồi Phật cứu vớt mình. Không phải vậy.

Ở đời, có những cái sờ sờ trước mắt mà chúng ta không thấy. Phật là người thấy và chỉ cho mình. Ví dụ, trong hư không có bụi nhưng mình không thấy. Nếu có ánh nắng soi vô, mình sẽ thấy bụi. Ánh nắng chính là chánh niệm, là trí tuệ, còn bụi là phiền não, khổ đau. Nếu có trí tuệ, có ánh sáng thì sẽ thấy được bụi đó, còn nếu không, chúng ta cứ sống trong bụi.

Vậy, nghiệp báo hay nhân quả không phân biệt người tin Phật hay không tin Phật. Mọi người đều sống bằng cái nghiệp của mình và mọi người đều bị nhân, quả, nghiệp chi phối. Nhân, duyên, nghiệp, quả, liên kết với nhau. Nhân liên kết với duyên, thành quả, lâu ngày thành thói quen, thành nghiệp. Nhiều người thường hay giận – cũng là một loại nghiệp, nghiệp giận.

Và “quả báo” không hẳn là xấu. Chỉ vì xưa nay thấy ai vướng vào điều gì xấu, mình thường nói: “Nó mắc quả báo đó”. Nói riết thành quen, nên mình hiểu quả báo theo một chiều – chiều xấu. Nhưng thật ra, quả báo là kết quả đến với mình. Một ông thầy, ví dụ như Pháp Hòa, đi tu ba chục năm. Sau ba chục năm tu thì ít nhất cũng thuộc vài bài kinh, biết được chút Phật pháp. Nhìn vô ông thầy, đại chúng nói: “Ồ, ông thầy này bây giờ đã có quả báo”. Nghĩa là sau ba mươi năm tu tập, ổng có được quả báo là thuộc kinh. Ví dụ đại chúng tối nào cũng tụng kinh. Quả báo của nghiệp tụng kinh là hiểu được lời kinh, nhớ được lời kinh và thậm chí chuyển hóa được những phiền não trong mình.

Như vậy, lâu nay mình hiểu quả báo chỉ theo một chiều. Mỗi khi nói cái gì đó tiêu cực, mình lại dùng từ quả báo, dùng riết nên hiểu lầm. Chứ thật ra mình tạo nhân tốt thì được quả tốt, vậy thôi. Quả báo đâu phải chỉ là những cái xấu.

Nhân, duyên, nghiệp, quả – bốn cái này đi với nhau, liên đới với nhau. Và bất luận là người theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, chúng ta đều bị nó chi phối và sống với nó. Mình là người tạo nghiệp rồi mình cũng thừa hưởng chính cái nghiệp của mình.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

TS Nguyễn Đức Nhật : “Để tránh sang chấn tâm lý, cần dệt tấm lưới an toàn cho trẻ em”

Nhân vụ bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em chúng tôi đã gặp tiến sĩ Nguyễn Đức Nhật - nhà tham vấn và Giám sát Lâm sàng, dịch giả cuốn sách “Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” để trao đổi sâu hơn vấn đề sang chấn tâm lý ở trẻ em.
2

Tìm hiểu cội nguồn của thiền thông qua trích dẫn 'Thiền là gì?' của triết gia J. Krishnamurti

Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể. 
3

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Trách nhiệm cao cả của bậc sinh thành

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” giúp các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình trong hành trình nuôi dạy con trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.
4

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).
5

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.

Chia sẻ từ trái tim - Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho mình

Trong cuộc sống đầy biến động, mỗi chúng ta đều có những lúc bị tổn thương bởi lời nói hay hành động của người khác. Khi ấy, sự phản kháng và nỗi sợ nảy sinh là những phản ứng tự nhiên.

Cảm xúc - Osho: Thiền, chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc trong cuộc sống hiện đại

Trong xã hội hiện đại, thiền không chỉ là một phương pháp tôn giáo hay tâm linh, mà còn là một công cụ hiệu quả để cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy thiền là gì và tại sao nó có thể mang lại giá trị như thế?

Chia sẻ từ trái tim - Một cách đưa đạo vào đời bình dị mà thông tuệ

Trước khi đọc “Chia sẻ từ trái tim” của Sa Môn Thích Pháp Hoà, tôi từng nghe nhiều pháp thoại của thầy, và luôn bị cuốn hút bởi những chia sẻ giản dị, mộc mạc mà vô cùng thông tuệ.

Hạnh phúc mỗi ngày - Mỗi khoảnh khắc cuộc sống là một phần câu chuyện của mỗi người

Cuộc sống là một chuỗi những câu chuyện, mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống đều là một phần của một câu chuyện, dù lớn hay nhỏ .Những câu chuyện này đan xen vào nhau, tạo nên bức tranh tổng thể về cuộc đời mỗi người.

Hạnh phúc mỗi ngày - Khổ đau, Tức giận và Yêu một người

Thông qua những câu từ ngắn gọn, dễ hiểu nhưng không kém phần thi vị và sâu sắc, thiền sư Ajahn Brahm giúp bạn lý giải những khái niệm về cảm xúc, nhận ra những sự thật của tâm lý con người.

Chia sẻ từ trái tim - Mỉm cười mà ngẫm sự đời

Giữa “cơn bão” tổn thương tâm lý càn quét khắp nơi khiến lòng người dễ dàng mất phương hướng trong cuộc sống. Pháp thoại từ thầy Thích Pháp Hòa như bàn tay màu nhiệm xoa dịu những tổn thương.

Hạnh phúc mỗi ngày - Bí mật của cuộc sống

“Dù bạn nghĩ một việc sẽ xảy ra thế nào đi nữa, nó vẫn có thể sẽ xảy ra theo một hướng khác.”

Bộ sách Để con chăm sóc cha – mẹ: Hiếu thảo là bông hoa rực rỡ trong hành trình cuối đau thương

"Để con chăm sóc cha” – “Để con chăm sóc mẹ” là câu chuyện cảm động và mang tính “chữa lành” cho không chỉ riêng những người chăm sóc mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta nhìn nhận trong mối quan hệ với gia đình – những người thân yêu nhất.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Văn hóa - Tiểu Vũ - 18/09/2024 13:00
Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng đã giải thích khá thấu đáo về nguồn gốc của nghệ thuật múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Thay đổi quy trình

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/09/2024 12:00
Bạn tôi, người quản lí một công ti lớn bảo tôi rằng anh ấy đã đem một sản phẩm phần mềm mới ra cải tiến về năng suất và hiệu quả nhưng anh ấy gặp thời gian khó khăn khi để nó làm việc trong công ti của anh ấy.

10 điều người EQ cao thích làm nhất khiến họ đi đến đâu cũng được yêu mến

Kỹ năng - Đông - 18/09/2024 11:00
Điều gì khiến người EQ cao "mê tít”?

Bỏ quên nhẫn vàng trong túi rồi mang áo đi cho, người tìm thấy có hành động đẹp

Truyền cảm hứng - S.A - 18/09/2024 10:00
"Người tốt gặp người tử tế” - cư dân mạng nhận xét về sự việc.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Tủ sách - Đan Thanh - 18/09/2024 09:00
Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Mách nhỏ “Bí quyết học giỏi ở trường”

Từ sách - Phim - Quìn - 18/09/2024 08:00
Bí quyết học giỏi ở trường là cuốn sách bật mí cho các bạn một phương pháp học tập hiệu quả chỉ với những cây bút chì màu, giấy và bộ não của chính mình.

Một lời khuyên khác cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/09/2024 12:00
Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi về lời khuyên trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Nhiều người thực sự lo sợ cho tương lai của mình và không biết phải làm gì.

Bill Gates: Thành công không phải là có bao nhiêu tiền mà là cứu được bao nhiêu người

Suy ngẫm - Băng Băng - 17/09/2024 11:00
Ở tuổi 68, Bill Gates định nghĩa thành công bằng câu hỏi: "Tôi đã đóng góp được gì cho xã hội?".

Cô giáo Yên Bái lấm lem bùn đất ăn mì tôm sống dọn trường sau bão Yagi được xem như hoa hậu

Phong cách sống - Yến Anh - 17/09/2024 10:00
Cô giáo mầm non Hoàng Minh Diệp ở Yên Bái được dư luận tôn vinh thực sự là hoa hậu trong lòng nhiều người khi lấm lem bùn đất dọn trường để đón học sinh trở lại sau bão số 3

Chủ nhân màn chuyển khoản 200 triệu "quên" lời nhắn, chia sẻ nguồn tiền để từ thiện

Truyền cảm hứng - SA - 17/09/2024 09:00
So với người ở tuổi cô Hà, tư duy về tiền của cô quả thật rất khác biệt. Chính nhờ những đồng tiền này, cô "sống ngẩng cao đầu" và luôn đặt thiện nguyện lên hàng đầu.

Sếp tồi - Trở thành sếp của chính mình

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 17/09/2024 08:00
Michelle Gibbings đã góp nhặt và chia sẻ những hiểu biết xương máu của mình trong "Sếp tồi", cuốn sách giúp bạn tìm ra cách thức để đối phó một người sếp tồi, quản lý sếp tồi, điều chỉnh phong cách lãnh đạo của chính mình trong thế giới công sở.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 19/09/2024