Buông trôi việc bảo tồn di sản, cử tri lo đánh mất lịch sử Sài Gòn

09/12/2019 09:34
Buông trôi việc bảo tồn di sản, cử tri lo đánh mất lịch sử Sài Gòn

Đại biểu cho rằng TP.HCM đang khá lúng túng và gần như buông trôi công tác bảo tồn di sản. Trong khi đó, di sản và kiến trúc đô thị là phần hồn của TP.HCM. Nếu nhìn vào di sản và kiến trúc đô thị như là cái lạc hậu cần phá dỡ thì đã đánh mất lịch sử hình thành của Sài Gòn.

Chiều 8.12, kỳ họp thứ 17, HĐND TP.HCM khóa IX tiếp tục thảo luận về tình hình bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố.

TP.HCM buông trôi việc bảo tồn di sản

Thảo luận về công tác bảo tồn, đại biểu Tô Thị Bích Châu cho rằng thời gian qua, các cấp chính quyền đã có sự cố gắng trong việc duy tu, bảo dưỡng, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa gắn với việc phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự quyết liệt trong vấn đề bảo quản, bảo tồn di sản.

Chẳng hạn như nhà cụ Vương Hồng Sển, khi ông mất đã giao lại cho TP.HCM ngôi nhà và các đồ cổ do ông gìn giữ, sưu tầm trong nhiều năm, nhưng đến nay chưa thấy thành phố có giải pháp và có thông tin bây giờ ngôi nhà không còn gì. Hay nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Đình Đầu có nhiều tư liệu về biển đảo và ông muốn gửi lại cho Thư viện Quốc gia ở TP.HCM nhưng qua làm việc với thư viện thì việc lưu giữ của thư viện rất khó khăn, dù việc này còn gắn với Trung ương.

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê cũng nói rằng, TP.HCM khá lúng túng và gần như buông trôi trong công tác bảo tồn, như phần di sản của học giả Vương Hồng Sển, Nguyễn Đình Đầu, Giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê. Trong khi đó, việc đưa ra vấn đề bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố là khá cấp bách, kịp thời xu hướng TP.HCM với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.

Ông Khuê cũng nhìn nhận trong báo cáo giám sát ở phần kiến nghị chưa đề cập đến vai trò của Hội Di sản TP.HCM, một tổ chức mà thành phố cần sự tham vấn liên quan đến cảnh quan đô thị, bảo tồn di sản.

“Chưa có một thành phố nào như TP.HCM, khá phong phú về bảo tàng, khá giàu về cổ vật, nhưng rất tiếc thời gian qua do sự hiểu biết còn hạn chế, sự quản lý chưa đi vào nề nếp để xảy ra tình trạng hết sức xót xa về cách hành xử, ứng xử đối với báu vật.

Ban Tuyên giáo Thành ủy nhận được khá nhiều đơn thư kiến nghị cần quan tâm đến đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản, xem ngành văn hóa là sự cộng hưởng cam kết liên quan đến vấn đề tôn tạo, xây dựng phát triển đô thị. Di sản và kiến trúc đô thị là phần hồn của TP.HCM. Nếu chúng ta nhìn vào di sản và kiến trúc đô thị như là cái lạc hậu cần phá dỡ thì chúng ta đã đánh mất lịch sử hình thành của Sài Gòn”, ông Khuê nhấn mạnh.

Từ thực tế trên, ông Khuê cho rằng TP.HCM phải phát huy hơn nữa vai trò của hội di sản, đẩy mạnh xã hội hóa việc trùng tu, bảo tồn và đồng thời phải thông tin nhiều hơn, quảng bá nhiều hơn để mọi người có sự trân trọng đúng mực với phần hồn của đô thị.

Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết, để phát huy các giá trị di sản văn hóa, nhất là các hiện vật của các bảo tàng với 540.000 hiện vật, hàng năm, UBND TP.HCM cấp cho Sở khoảng 10 tỉ đồng để mua các hiện vật cho các bảo tàng. Về phía Sở và các bảo tàng đã vận động, mời gọi để mua các hiện vật có giá trị cho các bảo tàng; đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân hiến tặng hiện vật cho các bảo tàng.

Cần quan tâm các công trình quan trọng

Trên cơ sở đồng thuận cao của các đại biểu, chiều 8.12, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết về việc bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị của thành phố.

HĐND TP.HCM đánh giá, do áp lực của quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa nên việc cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển đang là một bài toán khó. Đô thị Sài Gòn - TP.HCM với 300 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc khổng lồ và quý giá, phản ảnh giai đoạn hình thành và phát triển trong không gian văn hóa sông nước độc đáo của văn hóa Nam bộ.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt quy hoạch kiến trúc đô thị. Nhiều công trình mới đã và đang xây dựng ở khu vực trung tâm (quận 1, 3, 5); nhu cầu xây nhà cao tầng ở các khu đất “vàng” trên địa bàn quận 1, 3 (đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Phạm Ngọc Thạch...), đã gây tác động và thay đổi cấu trúc cảnh quan đô thị nói chung và không gian nhiều công trình cổ nói riêng….

Thường trực HĐND TP.HCM đề nghị, cần đặc biệt quan tâm những công trình rất quan trọng của TP.HCM như: Trụ sở UBND TP.HCM, Bưu điện TP.HCM, chợ Bến Thành, chợ Tân Định, Chùa Chantarangsay (Chùa Khmer), Chùa Vĩnh Nghiêm, Nhà thờ Đức Bà... Hàng năm, UBND TP.HCM cần có kế hoạch lập hồ sơ lý lịch khoa học đối với các công trình, địa điểm được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Đặc biệt, Thường trực HĐND TP.HCM đề nghị đẩy nhanh tiến độ rà soát, thống kê, phân loại biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1975 nhằm xác định các biệt thự cũ cần bảo tồn. HĐND TP.HCM cũng đề nghị UBND TP.HCM thiết lập giải thưởng kiến trúc di sản nhằm công nhận và vinh danh các chủ sở hữu, các chuyên gia và các nhà thầu bảo tồn trùng tu xuất sắc.

Phan Diệu


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?
2

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Phát hiện 6 mộ chum của người Sa Huỳnh tại Hội An

Sau 3 tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện 6 mộ chum cùng nhiều hiện vật tùy táng được xác định có từ thời văn hóa Sa Huỳnh (có niên đại cách ngày nay 2.500 đến 3.000 năm) tại khối phố Thanh Chiếm (phường Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam).

Đặt tên đường: Định kiến ngoại vi chỉ làm nghèo văn hóa

Lấy danh nhân lịch sử đặt tên đường trong thời hiện đại, đã đến lúc cần đặt yếu tố văn hóa lên trên những định kiến khác. Qua rồi thời kỳ các tên đường, tên xóm, tên ngõ, tên phố cũng phải gánh lấy trọng trách tuyên truyền, thậm chí áp đặt tinh thần chính trị đối với cộng đồng.

Những cuốn sách và tháp chuông

Về mặt lịch sử, tâm hồn của một ngôi làng miền bắc nước Nga là nhà thờ và thư viện. Giờ đây, cả hai lâm vào cảnh cực kỳ nguy hiểm.

Vụ phản đối đặt tên đường: Suy nghĩ về một bản kiến nghị

Đó là bản kiến nghị của mười hai nhà học giả, khoa bảng có tiếng gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng phản đối đặt tên đường Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes.

Đà Nẵng: Triển lãm ‘Câu chuyện bên bờ sông’

Triển lãm “Câu chuyện bên bờ sông” là một phần trong kết quả của dự án nghiên cứu "Di sản nghề chài và cuộc sống mưu sinh tại Đà Nẵng” do GS. Graeme Were làm chủ nhiệm đề tài.

Nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Anh Biên qua đời ở tuổi 83

Mới đây, đạo diễn Trần Lực đã thông báo nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Anh Biên đã từ trần lúc 5 giờ ngày 26.11, hưởng thọ 83 tuổi.

Những ai kiến nghị Đà Nẵng không đặt tên đường 'ông tổ' chữ Quốc ngữ?

Ngoài PGS.TS Lê Cung đến từ Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế, còn có 11 người khác tham gia ký tên vào bản kiến nghị gửi lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 "ông tổ" chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina.

NTK Việt lên tiếng phản đối mạnh mẽ khi Trung Quốc mạo nhận mẫu áo dài Việt

Mới đây, một bộ sưu tập của nhà thiết kế Trung Quốc trông y chang áo dài của Việt Nam và công chúng Việt tỏ rõ sự phẫn nộ về vấn đề này.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/04/2024 12:00
Để thành công trong kinh doanh, bạn phải biết khách hàng của mình muốn gì, và cung cấp cho họ điều họ muốn, sau rốt tất cả các khách hàng sẽ trả tiền cho bạn về việc kinh doanh này. Cũng có thể nói cùng điều như vậy với việc quản lí.

Trước khi qua đời, con người có nghe được lời người thân nói không?

Thư giãn - Kim Linh - 26/04/2024 11:00
Nghiên cứu của một ĐH tại Canada đã tìm giải mã những phản ứng khi nghe thấy giọng người thân của bệnh nhân sắp qua đời.

Người đàn ông giấu tên để lại phong bì hơn 18 triệu đồng kèm lá thư ở hiệu sách

Truyền cảm hứng - Minh Nhật - 26/04/2024 10:00
Có những câu chuyện tưởng chừng đã là quá khứ nhưng vẫn day dứt cho đến hiện tại và mãi mãi sau này.

Người đàn bà trong tôi - Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/04/2024 09:00
Tôi cũng thấy rất phấn khích trong thời gian đầu biểu diễn tại sân khấu Las Vegas. Người hâm mộ đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều năng lượng. Tôi đã có những màn thể hiện đáng nhớ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khúc mắc với cha mẹ sẽ ảnh hưởng lên sự nghiệp của bạn

Từ sách - Phim - Quìn - 26/04/2024 08:00
Cụ thể thì những khúc mắc chưa được hoá giải giữa bạn và cha mẹ có thể ảnh hưởng ra sao lên sự nghiệp và con đường thành công của bạn?

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 26/04/2024