01
Cơ duyên khởi nghiệp
Biến ý tưởng có phần "ấu trĩ" của mình thành một loại sản phẩm mới
Đỗ Thuấn sinh năm 1994, năm 2018, trong quá trình ôn thi thạc sỹ, một ý tưởng kinh doanh bất ngờ ập tới, "Đó là năm 2018, lúc đó đang ôn thi thạc sỹ, nhưng khi đó tôi cứ một lát lại sờ vào điện thoại di động, mỗi một lần như vậy cũng mất hơn nửa tiếng, lúc đó nghĩ là mình thật sự phải khóa điện thoại lại, sau đó tôi bắt đầu mày mò, suy nghĩ, nếu tôi có ý tưởng này, liệu có phải những nghiên cứu sinh đông như vậy, hàng triệu người, chưa kể còn có học sinh cấp 2, cấp 3, thậm chí những người đi làm, họ cũng có nhu cầu này.
Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này khá lớn, nhưng hình như trên thị trường không có sản phẩm này. Buổi tối hôm thi xong, tôi lên sàn thương mại điện tử tìm kiếm thiết bị khóa nhưng không có. Tôi nói với ba về ý tưởng của mình, về một thiết bị có thể khóa chiếc điện thoại lại, ba tôi nói ý tưởng này có thể thành công, sau đó cho tôi 10 vạn tệ (khoảng 325 triệu đồng), ủng hộ tôi làm điều này."
02
Hành trình biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế
Có ý tưởng, có người ủng hộ, có vốn, có sự nhiệt huyết, gom đủ những yếu tố này, Đỗ Thuấn bắt đầu hành trình khởi nghiệp tuy gian nan nhưng cũng không kém phần nhiệt huyết của bản thân.
"Qua Tết Nguyên Tiêu, tôi bắt đầu đi tìm xưởng. Tháng 3, tôi tìm được một xưởng chuyên phát triển và sản xuất các thiết bị khóa tại Từ Châu, chi phí phát triển và tạo khuôn tổng cộng rơi vào 8 vạn tệ, lúc đó tôi chỉ có 10 vạn tệ mà ba cho, chưa tính chi phí chuẩn bị hàng hóa sau đó, nên tôi muốn tìm nơi nào đó làm rẻ hơn. Sau đó tôi tìm được một xưởng tạo khuôn rẻ hơn nhưng chất lượng sản phẩm tạo ra lại không đảm bảo, không chắc chắn. Khi đó tôi rất lo lắng, tôi quyết định quay lại tìm xưởng ở Từ Châu. Lúc này thực ra trong người cũng không còn lại bao nhiêu tiền. Khi đó áp lực rất lớn, nhưng vẫn muốn tiếp tục, không muốn bỏ cuộc", Đỗ Thuấn nhớ lại.
Khó khăn vẫn chưa dừng lại ở đó, "Xưởng bên Từ Châu họ không thiếu việc, cộng với việc trước đó tôi đã từ chối nên họ làm khó. Tới khoảng tháng 7 tháng 8, mẫu đã ra nhưng phải sửa đi sửa lại rất nhiều, tôi thúc nhưng họ luôn tìm lý do, lúc thì kĩ sư mạch điện đi Thâm Quyến, lúc lại kỹ sư kết cấu đang họp, nhìn chung là họ muốn làm khó tôi. Tới khoảng cuối tháng 9, tôi nghĩ không kéo dài chuyện này thêm nữa, tôi tìm họ và đòi lại 3 vạn tệ", Đỗ Thuấn bùi ngùi nhớ lại.
Sau hai "biến cố" này, Đỗ Thuấn có một khoảng thời gian ngắn để nhìn lại toàn bộ quá trình khởi nghiệp cũng như sản phẩm của mình, "sau khi đòi lại được tiền, tôi nghĩ, sản phẩm của mình có nhất thiết phải là khóa hay không? Nếu nó là một chiếc hộp, cho điện thoại vào trong và khóa lại, như vậy không tốt hơn ư? Nghĩ vậy tinh thần tôi bỗng phấn khích trở lại. Tôi tính toán số vốn cần bỏ ra rơi vào khoảng 50 vạn tệ, từ linh kiện, số tiền để sản xuất 5000 chiếc và chi phí vận chuyển. Nhưng khi đó tôi chỉ còn lại hơn 3 vạn tê. Khi đó tôi gọi điện cho 4 người bạn để vay tiền, sau khi nghe tôi trình bày ý tưởng đồng thời đảm bảo dù họ đầu tư bao nhiêu, tôi đảm bảo trong vòng 2 năm sẽ giúp họ kiếm được tiền, họ đều đồng ý, tôi vay được tổng cộng hơn 37 vạn tệ (khoảng 1,2 tỷ đồng)."
Sau khi kêu gọi được số tiền 37 vạn tệ, Đỗ Thuấn lập tức đi tìm kỹ sư thiết kế ngoại quan sản phẩm, kỹ sư thiết kế kết cấu, sau đó làm khuôn mẫu. Rút kinh nghiệm đồ rẻ thì sẽ không chất lượng từ trải nghiệm trước, anh quyết định tới Thượng Hải tìm kỹ sư thiết kế ngoại quan sản phẩm với chi phí hơn 3 vạn tệ, sản phẩm mẫu dần dần được hình thành, anh gọi nó là "keeping box".
Tuy nhiên, "xuất hiện vấn đề có những khách hàng khi sử dụng sản phẩm, sau đó họ không thể lấy được điện thoại ra, sản phẩm của tôi làm từ hợp kim nhôm, muốn đập cũng không được, tỷ lệ sản phẩm như vậy rơi vào khoảng 2%, nhưng 2% này lại có thể khiến những công sức của tôi đổ sông đổ bể. Có những khách hàng họ mắng tôi hơn 2 tiếng đồng hồ. Sau đó tôi phải đi giải thích với từng người, bồi thường cho họ."
Tới tháng 5/2020, xưởng sản xuất được 5000 chiếc, Đỗ Thuấn bắt đầu công việc mở bán. Anh lên các trang thương mại điện tử, nghiên cứu xem những nhà bán hàng khác mô tả sản phẩm ra sao, chụp ảnh sản phẩm, nội dung ăn khớp với ảnh như nào, rồi tìm một bên chuyên làm nội dung quảng cáo, làm một video quảng cáo để đăng lên sàn thương mại điện tử.
"Sau đó tôi đăng video này lên tài khoản douyin (phiên bản Tiktok tại Trung Quốc) của mình, không ngờ chỉ đi ăn đêm một lúc thôi, trên đường trở về khách sạn, trong lúc đang đợi đèn đỏ, tôi vào kiểm tra, lượt thích, lượt lưu, lượt bình luận đều lên tới con số hàng trăm, chưa kể còn tin nhắn riêng hỏi "sản phẩm này mua ở đâu vậy?" Lúc đó tôi vô cùng phấn khích, thì ra sản phẩm mà tôi nghĩ ra có nhiều người công nhận tới như vậy. Ngày hôm sau khi tôi về nhà, lượt phát video đó đã hơn 400-500 ngàn lượt. Tôi lập tức tìm tới xưởng và bảo xưởng sản xuất nhanh chóng sản xuất thêm sản phẩm."
Tuy nhiên, lúc này, Đỗ Thuấn lại phải đối mặt thêm với một vấn đề khác, "sản phẩm có rồi, tuy nhiên làm thế nào để đăng sản phẩm, đăng kí gian hàng trên sàn ra sao, phân chia phục vụ ra sao, vận chuyển như nào, tất cả tôi đều không biết, cũng không có ai dạy".
Vẫn tiếp tục một thân một mình trong giai đoạn này, anh bắt buộc phải tìm kiếm mọi nguồn lực giúp đỡ có thể, "Khi đó tranh thủ lượt phát video đang rất nhiều, tôi phải nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường. Tôi gọi điện cho rất nhiều người thân bạn bè nhờ ai đó làm giúp tôi mảng phục vụ khách hàng, làm giúp tôi mảng nọ kia, tôi còn nhờ ba lên thị trấn hỏi xem việc vận chuyển ra sao. Khi đó bán ra được khoảng 200-300 chiếc. Kiếm được số tiền đầu tiên, khi lợi nhuận dư ra được 1 vạn tệ, việc đầu tiên tôi làm là chia số tiền này ra theo tỷ lệ tôi hứa với 4 người bạn từng cho mình vay tiền năm xưa và đưa cho họ, tôi muốn nói với họ rằng khi đó việc họ tin tôi là điều đúng đắn."
Dù đã bán được sản phẩm nhưng lượng tồn kho khi đó vẫn là hơn 4000 chiếc vì anh vẫn chưa biết cách bán hàng ra sao, "có những hôm chỉ bán được 2 chiếc. Tôi nghĩ cứ tiếp tục như vậy cũng không phải là cách, vẫn phải dựa vào douyin. Kì nghỉ hè mỗi ngày bán được khoảng 20-30 chiếc. Tới mùa thu thì vẫn còn tồn khoảng 2000 chiếc. Sau đó thì tôi không chia hoa hồng như dạo đầu tiên nữa vì khi đó tôi nghĩ sản phẩm này vẫn tồn nguy cơ về mặt thiết kế, đó là chất liệu là hợp kim nhôm, như vậy thì giá thành hoặc tổn thất sẽ ở mức khá cao, nếu có thể thay đổi chất liệu vậy thì tôi sẽ có thể tiết kiệm được 20% tiền vốn."
Nghĩ là làm, Đỗ Thuấn nghĩ tới việc thiết kế lại sản phẩm từ đầu, "Tháng 12/2020, tôi tới Thâm Quyến tìm xưởng, tôi hỏi tài xế những lúc ngồi taxi, tìm kiếm trên douyin, trên ứng dụng bản đồ, mỗi ngày đều tới 4,5 xưởng, cầm bản vẽ mẫu đi hỏi giá thành sản xuất. Sau 2 tuần, tôi tìm được hết các xưởng sản xuất và bắt tay vào sản xuất sản phẩm. Ban đầu việc sản xuất với chất liệu hợp kim nhôm chiếm 30% số tiền vốn vì vậy tôi phải tối ưu hóa chất liệu."
Lần đi Thâm Quyến, anh sản xuất tổng cộng khoảng 3000 chiếc, khi không đủ tiền, anh đi vay tiền chú của mình, "dự tính sản xuất 3000 chiếc tuy nhiên vì thời gian khi đó nên công xưởng chỉ kịp sản xuất 1000 chiếc. Sản phẩm thế hệ thứ 2 này sau khi đăng lên sàn nhận được rất nhiều lượt muốn tư vấn về sản phẩm, vì thiết kế sản phẩm bắt mắt hơn, giá thành cũng thấp hơn, giá bán từ 119 tệ (sản phẩm làm bằng hợp kim nhôm) giờ chỉ còn 99 tệ. Ngay cả khi không quảng cáo cũng vẫn bán được 40-50 chiếc mỗi ngày."
Lúc này, Đỗ Thuấn nghĩ tới việc liên hệ với một vài nhà sáng tạo nội dung trên douyin. Anh gửi họ hàng mẫu, sau đó vào ngày Tết Nguyên Tiêu, lượng bán sản phẩm bùng nổ, "Bạn ấy là học sinh cấp 3, lượng người theo dõi khoảng vài ngàn người, khi đó tôi trả bạn ấy 200 tệ đồng thời tặng thêm 1 chiếc. Nếu được hơn 10000 like, tôi sẽ trả thêm 100 tệ. Không lâu sau cậu bé nhắn cho tôi nói, 'anh, anh phải trả em thêm tiền đi, 200 tệ của anh không đủ', video này của em lên xu hướng rồi, sau đó tôi chuyển thêm 100 tệ, một lúc sau, cậu bé lại nhắn tin cho tôi, 'anh phải chuyển thêm cho em 200 tệ', sau đó tôi vào xem, đúng vậy, chỉ trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn, từ 10.000 like tăng lên 30.000 like."
Nhờ hiệu ứng của douyin, toàn bộ 1000 chiếc đều đã được bán hết, "lúc này tôi gọi điện cho bên xưởng bên Thâm Quyến hỏi họ về 2000 chiếc còn lại, hôm nào mới có thể giao cho tôi, họ nói hôm nay mới bắt đầu làm, 10 ngày nữa sẽ giao hàng. Sau đó tôi sửa thời gian nhận hàng dự kiến cho khách là 10 ngày, tối ngày thứ 9, tôi lái xe tới lấy 1000 chiếc về trước, 1000 chiếc còn lại được vận chuyển về sau. Tôi chưa bao giờ lái xe nhanh như vậy trong đời. 900km, tôi lái trong vòng 12 tiếng đồng hồ. 8h sáng hôm sau tôi lái về tới nhà, còn cách thời gian giao hàng khoảng 7,8 tiếng đồng hồ."
Khoảng thời gian sau đó, có một vài nơi liên hệ muốn nhập sản phẩm của anh về bán, "họ đặt một lần 3000 chiếc, 5000 chiếc. Lúc này tốc độ thu tiền của tôi là một ngày vài vạn tệ (vài chục triệu). Lượng sản phẩm bán ra mỗi tháng rơi vào khoảng 10000 chiếc. Có những nhà sáng tạo nội dung PR sản phẩm của tôi miễn phí, họ cảm thấy sản phẩm của tôi khá nực cười, họ nói về sản phẩm bằng một thứ giọng mỉa mai, tạo ra tranh cãi, lượt tương tác tăng mạnh, và đó là thứ họ cần."
Trong 4 năm từ 2019-2023, tổng số lượng sản phẩm keeping box bán ra được khoảng hơn 300.000 chiếc, giá bán trung bình khoảng 100 tệ, như vậy doanh thu rơi vào khoảng 30 triệu tệ (khoảng 97 tỷ đồng).
03
Sự gan lì, bền bỉ và những giọt nước mắt đằng sau
Sự non nớt trong khoảng thời gian đầu khiến Đỗ Thuấn gặp không ít khó khăn, "Lần đi Từ châu đòi lại 3 vạn tệ, tôi chưa bao giờ tự nhiên mà khóc cả, nhưng lần đó, nước mắt cứ tự nhiên rơi xuống, đó là lần tôi không kìm nén được. Khi đó, vì nghĩ 3 vạn tệ là tiền dưỡng lão của ba nên có ra sao tôi cũng phải đòi lại bằng được. Tôi ngủ lại trước cửa xưởng của họ, không trả lại tiền tôi không đi, lỡ tôi có xảy ra vấn đề, họ cũng phải chịu trách nhiệm pháp luật, sau đó họ cũng chịu trả lại tôi 3 vạn tệ."
"Sau đó còn một lần là sản phẩm trở nên vô cùng hot, khi đó tôi vẫn cứ chỉ có một mình, từ Tô Châu lái xe về, sản xuất, bán hàng, phục vụ khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thao tác bán hàng trên các sàn thương mại ra sao, tất cả tôi đều tự mình làm. Khi đó tôi có gọi điện cho một người bạn nhờ giúp đỡ, nhưng người bạn khi đó bận không thể giúp, khoảnh khắc tắt máy, cảm xúc của tôi bùng nổ, không biết phải làm sao, bao nhiêu việc như vậy, tôi có thể nhờ ai giúp đỡ mình, cảm giác vô cùng cô đơn, bất lực. Ở một mức độ nào đó tôi chỉ có thể lái xe để làm dịu lại tâm trạng, nó giống như thuốc giảm đau vậy, khoảng thời gian ở trong xe giúp tôi có thêm thời gian để suy nghĩ và bình tĩnh lại, tự nhủ không thể gục xuống trước khi sản phẩm được ra mắt", nhớ lại khoảng thời gian đó, Đỗ Thuấn xót xa.
Trên suốt hành trình đó, động lực khiến anh dù phải một mình làm hết tất cả mọi thứ nhưng vẫn nhất định không muốn bỏ cuộc là tình yêu thương và ủng hộ của gia đình, "Tôi rất cảm ơn ba của mình, mỗi khi kể về tôi ba luôn rất tự hào. Còn bà của tôi nữa, chúng tôi sống ở trong thôn, bà hay nói con xem, con nhà ai ngày nào cũng lái xe đi qua, bà cũng dành được chút tiền rồi, sau này bà mua cho con một chiếc. Khoảnh khắc khoe với bà tôi đã kiếm được 1 triệu tệ, trở thành "triệu phú" rồi, tôi không kìm nén được hạnh phúc."
Cuốn sách có tên "Tôi yêu thế giới đầy rẫy những khát khao này" (tạm dịch) có nói: "Sau này tôi mới dần dần hiểu ra, thứ quyết định chúng ta có thể đi được bao xa là sự kiên trì và nhẫn nại khi không được người khác hiểu, là tâm thái của chúng ta trong khoảng thời gian cô độc nhất." Có những con đường đã định là phải một mình bước đi, có những vực thẳm đã định phải một mình vượt qua, kì tích rất nhiều khi tới từ nỗ lực của một cá nhân, "thế giới này tồn tại những người xuất chúng, cũng tồn tại những người âm thầm nỗ lực, có những khoảnh khắc ngước lên nhìn trời sao, nhưng cũng nhất định sẽ có những lúc cúi đầu bước đi."
Mỗi một ngày trông có vẻ vô cùng bình thường của hiện tại, vào một ngày nào đó trong tương lai, sẽ khiến bạn hiểu ra ý nghĩa của sự kiên trì.