Bản giao hưởng cuộc sống - Khi cánh cửa này đóng lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra

Quang Thanh30/05/2023 09:00
Bản giao hưởng cuộc sống - Khi cánh cửa này đóng lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra

“Cuộc sống chứa đựng cả hạnh phúc lẫn nỗi đau; hãy mạnh mẽ và luôn vững tin.” - Kareena Kapoor Khan

“Chị có thể giúp tôi đặt lời nhắn này vào Bức tường Than khóc được không?” Tôi cẩn thận nhận lấy một tờ giấy nhỏ có in hình Bức tường Than khóc, hay còn gọi là Bức tường phía Tây – nơi thiêng liêng nhất ở thành cổ Jerusalem. Ngay bên dưới hình vẽ là một dòng chữ được viết ngay ngắn: “Mong tìm lại được con trai Pieter của tôi”.

Người ở chung trại tập trung với Anne Frank

“Đương nhiên rồi, nhất định tôi sẽ giúp chị”, tôi nói với cô bạn Marti Nitrini. Khi biết tôi chuẩn bị đến Israel, cô ấy đã gửi gắm ước nguyện này cho tôi. Marti là người đã may mắn sống sót sau cuộc thảm sát Holocaust (cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành, dẫn tới cái chết của khoảng sáu triệu người Do Thái). Cách đây vài năm, tôi có viết một bài báo về quyển Nhật ký Anne Frank đăng trên tờ San Diego Union-Tribune. Sau khi đọc được bài viết ấy, Marti đã chủ động liên hệ với tôi qua điện thoại.

“Tôi từng ở chung trại tập trung với Anne Frank (nhà văn và tác giả hồi ký người Đức gốc Do Thái)”, cô nhỏ nhẹ nói. Vì lòng hiếu kỳ, tôi đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh cuộc đời của Marti. Sau đó chúng tôi đã quyết định gặp nhau. Buổi sáng hôm ấy, khi chúng tôi cùng ngồi thưởng trà trong căn hộ ở thung lũng Mission của Marti, cô ấy đã thổ lộ với tôi câu chuyện kinh hoàng về cuộc đời mình, với những tình tiết mà trước giờ cô gần như chưa từng tiết lộ với ai.

Marti sinh năm 1918 ở thủ đô Praha của Cộng hòa Séc. Cô và hai người anh trai của mình đã có một tuổi thơ sung túc, đầm ấm bên gia đình. Cha cô là người Hungary còn mẹ là người Đức. Hai người làm chủ một số cửa hàng nhỏ chuyên bán đồ da và đồ trang sức theo yêu cầu. Cha mẹ muốn Marti học ở trường nữ sinh nên cô đã đến học ở một tu viện gần nhà.

“Đó là một ngôi trường Công giáo La Mã và tôi là người Do Thái duy nhất trong số năm trăm người ở đó”, Marti kể. “Các sơ rất tốt bụng và dịu dàng. Tôi không bao giờ quên nơi ấy và vẫn thường ghé thăm trường mỗi khi có dịp về Praha.”

Marti kết hôn năm mới mười lăm tuổi với một người đàn ông lớn hơn cô mười tuổi và yêu thương cô hết lòng. Dù ban đầu không nhận được sự đồng thuận từ cha mẹ của Marti, nhưng sau đó đôi vợ chồng trẻ đã chung sống rất hạnh phúc. Năm 1938, con trai của họ – Pieter – ra đời.

Cuộc sống ấm êm, viên mãn của Marti tan vỡ vào một ngày năm 1942, khi gia đình cô nhận được lệnh tập trung tại một địa điểm để chuyển đến “khu nghỉ dưỡng đặc biệt” dành cho người Do Thái.

“Nếu chúng tôi không đến, bọn chúng sẽ ập tới nhà và giết chết chúng tôi. Bọn chúng đã triệu tập đến cả hàng ngàn người. Vì thời gian quá gấp, tôi chỉ có thể cố gắng mang theo được gì thì mang.”

Vợ chồng Marti và đứa con trai nhỏ của họ bị đưa đến trại tập trung Theresienstadt ở Séc. Marti và Pieter sống trong một căn phòng tù túng rộng chưa tới ba mươi mét vuông cùng với bốn người mẹ và bảy đứa trẻ khác. Chồng cô thì bị đẩy sang một khu nhà khác, cách biệt với hai mẹ con.
Sau đó cả gia đình cô bị chuyển đến trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan.

Marti nhớ lại, khoảng thời gian đó mỗi người trong trại chỉ có một bát xúp loãng nấu với vỏ khoai tây và một lát bánh mì mỏng dính để cầm cự cả ngày. Vào mùa đông giá rét, cô chỉ mặc độc một chiếc váy và áo sơ mi bằng vải bông.

Cô hồi tưởng: “Đến lúc chuyển đến Auschwitz chúng tôi mới bắt đầu nhận ra… Khi nhìn thấy những ống khói, chúng tôi mới bàng hoàng hiểu ra mọi chuyện. Chị sẽ không tin nổi đâu. Một người bình thường sẽ không thể nào tin được chuyện như thế lại có thể xảy ra. Nhưng chúng tôi đã thấy các ống khói tỏa ra nghi ngút khói và ngửi thấy mùi thịt cháy thơm ngào ngạt”.

Khi quân của đại tướng George S. Patton đến tấn công Hamburg, năm ngàn người ở trại Auschwitz đã được phái tới đó để dọn dẹp đống hoang tàn. “Chồng tôi đã lẻn đến gặp tôi và nói: ‘Em ạ, nếu ở lại đây thì chắc chắn em sẽ không sống sót. Anh sẽ giữ Pieter, em hãy đi đi’.”

Marti rùng mình nhớ lại cảnh tượng mình “trần truồng diễu hành trước mặt lính SS (Schutzstaffel một tổ chức bán quân sự trực thuộc Đảng Quốc xã dưới trướng Adolf Hitler)” để chúng “tuyển chọn”, sau đó cô được chuyển đi bằng xe lửa đến Hamburg trong ba ngày. Ở đây, cô thường xuyên bị bỏ đói, đến mức phải bới thùng rác để tìm thức ăn.

“Một ngày nọ, tôi tìm được chiếc bánh kếp bị cháy mà có người đã vứt đi. Dù chỉ là một món đồ ăn thừa bị vứt bỏ, trong mắt tôi lúc ấy, đó chính là tia sáng hy vọng. Ngày đó, tìm được một củ cải để ăn còn quý hơn bắt được vàng. Chúng tôi thậm chí còn phải ăn cả gỗ cháy và lá cây.”

Marti từng cố gắng bỏ trốn nhưng bị bắt lại và đánh đập tàn nhẫn, sau đó bị cưỡng ép lao động khổ sai. Đến ngày 1 tháng Tư năm 1945 (cũng là sinh nhật của cô), Marti bị chuyển đến trại Bergen-Belsen. Nơi này không hề có lấy một mẩu thức ăn nào, ngoại trừ một lát bánh mì mỏng dính được phát mỗi ngày, nhưng đã bị quân SS tẩm độc. Chính ở trại Bergen-Belsen, Marti đã nhìn thấy Anne Frank.

“Cô ấy nằm mê man trên giường”, Marti thuật lại. “Tôi vẫn nhớ mái tóc đen và đôi mắt to tròn của cô gái đó. Cô ấy nằm lẻ loi ở đó một mình, không khác gì một bộ xương khô.”

Không lâu sau đó, Anne qua đời.

“Chúng ta phải kiên trì bước tiếp”

Đến ngày 15 tháng Tư, khi quân Anh giải phóng trại Bergen-Belsen, Marti đã hỗ trợ di chuyển những thi thể nằm la liệt khắp nơi để xe tăng của quân giải phóng chạy vào. Trong năm mươi ngàn tù nhân còn sống sót để đợi đến ngày tự do, có đến hai mươi lăm ngàn người đã qua đời chỉ trong vài ngày sau đó vì bệnh tật và suy kiệt.

Sau cuộc thảm sát Holocaust, Marti đã mất đi bốn mươi ba người thân, kể cả cha mẹ và chồng. Đến tận hôm nay, cô vẫn không biết được chuyện gì đã xảy ra với cậu con trai Pieter Reich của mình. Nếu Pieter còn sống thì năm nay anh đã năm mươi chín tuổi.

Năm 1945, cô chuyển đến Mỹ và từ đó đến nay đã tái hôn bốn lần, trong đó có một lần ly hôn và ba lần góa bụa. Nhưng cô không sinh con thêm lần nào nữa. Cách đây không lâu, công ty của đạo diễn Steven Spielberg (đạo diễn và đồng sản xuất bộ phim Bản danh sách của Schindler - một trong những bộ phim nổi tiếng nhất nói về nạn diệt chủng Holocaust) tìm gặp Marti để quay một đoạn phỏng vấn cho Tổ chức Shoah. Tổ chức này đã tiến hành ghi lại câu chuyện của những người sống sót sau thảm họa Holocaust để tội ác kinh hoàng ấy và nỗi đau dai dẳng mà nó để lại không bao giờ bị lãng quên.

Vài năm trước, Marti từng đến Israel để tìm kiếm tên Pieter ở Hall of Names – Sảnh Tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa Holocaust được xây dựng trong bảo tàng Yad Vashem tại Jerusalem. Cô đã tìm thấy tên con trai mình trong một danh sách, viết rằng lần cuối cùng người ta nhìn thấy anh là ở trại Bergen-Belsen. Đến tận hôm nay, Marti vẫn nuôi hy vọng rằng Pieter còn sống và vẫn không ngừng nỗ lực tìm kiếm con trai.

Gần đây, khi có dịp đến thăm bảo tàng Yad Vashem, tôi đã ghé qua Sảnh Tưởng niệm trẻ em – nơi tưởng nhớ một triệu rưỡi trẻ em Do Thái đã thiệt mạng trong trận thảm sát Holocaust. Trong căn phòng tối, tĩnh mịch được lắp rất nhiều gương, sáu ngọn nến mặc niệm đang cháy phản chiếu qua những tấm gương và được nhân lên thành vô số ngọn nến, tượng trưng cho linh hồn của những đứa trẻ bất hạnh. Trong tiếng nhạc trầm buồn, huyền bí, tên tuổi và quê quán của từng đứa trẻ được đọc lên bằng giọng trang nghiêm. Tôi nghĩ đến Pieter – cậu con trai đã bị chia cắt với mẹ từ năm sáu tuổi của Marti và lắng nghe tiếng nấc nghẹn ngào của những người thuộc mọi tín ngưỡng và đến từ mọi quốc gia khi đi qua đài tưởng niệm.

Sau đó, khi đứng ở khu vực dành cho phụ nữ ở Bức tường phía Tây, tôi đã dừng lại giây lát để đọc lại lời cầu xin tha thiết mà Marti dành cho con trai mình. Làm sao một người mẹ có thể chịu nổi cảm giác không hay biết chuyện gì đã xảy ra với con mình? Làm sao Marti có thể chịu đựng được nỗi giày vò thấu tâm can đó trong suốt ngần ấy năm qua?

Tôi bước đến bức tường, gấp nhỏ tờ giấy của cô bạn lại rồi nhét vào một khe hở. Đây là điều bé nhỏ nhất mà tôi có thể làm giúp chị, Marti ạ. Tôi rì rầm đọc cầu nguyện cho bạn mình và cho Pieter. Kể từ ngày gặp Marti, tôi đã luôn ngưỡng mộ tinh thần mạnh mẽ, lạc quan bất chấp nghịch cảnh nghiệt ngã của cô.

Trong khoảnh khắc ấy, tôi bỗng nhớ lại một câu mà Marti từng nói: “Chúng ta phải tiếp tục sống. Khi một cánh cửa đóng lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra. Chúng ta phải kiên trì bước tiếp”.

 

Theo Hạt giống tâm hồn – Bản giao hưởng cuộc sống


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tu giữa đời thường - Làm chủ cuộc sống là biết từ chối, hãy học cách nói 'Không'

 Trở thành nô lệ của thời gian là thất bại tột cùng trong nỗ lực hiểu mình là ai.
2

FOMO - Đừng sợ lỡ cuộc chơi - 3 yếu tố chính khiến FOMO trở thành một phần trong tâm lý con người

Ngày nay, có hơn mười triệu kết quả cho từ khóa “FOMO” trên Google và hashtag #FOMO xuất hiện hàng trăm nghìn lần trên các trang mạng xã hội như Twitter và Instagram.
3

Thức dậy muốn đi làm - Nghịch lý của sự tích cực trong công việc mà bạn nên biết

Ngoài việc cống hiến thời gian và năng lượng tinh thần cho công việc, chúng ta thường vô thức trao đi một thứ còn quý giá hơn nhiều – đó là giá trị bản thân.
4

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày - Sự khác biệt giữa thiền định và thiền chánh niệm

Thiền định và thiền chánh niệm là hai phương pháp thiền quan trọng trong Phật giáo.
5

Hành trình về phương Đông - Yoga kỳ 1: Khi yoga bị hạ thấp thành một môn thể dục

Ðối với đa số, Yoga đã bị hạ thấp xuống thành một môn thể dục để thân thể khỏe mạnh cường tráng. Tuy thế, nếu luyện thế đúng cách nó vẫn mang lại nhiều kết quả tốt cho thể xác.

'Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu' đã ra đời như thế nào? 

Khó ai có thể tin được là tác giả Mika Waltari chưa hề đặt chân tới Ai Cập cho đến khi viết xong cuốn tiểu thuyết này.

Trí tuệ cảm xúc trong kinh doanh - Bỏ ngay 5 tật xấu này nếu bạn muốn trở thành người bán hàng giỏi

Nhiều nhân viên bán hàng ngày nay như thể đang mang trên mình chiếc vòng cổ điện tử. Ngay khi một thứ gì đó phát tín hiệu, đổ chuông hoặc rung lên… họ liền chộp lấy nó.

Tầm nhìn thay đổi quốc gia - Điều kỳ diệu ở Dubai

Trong cuốn sách này, một người lãnh đạo đi trước thời đại là người liên tục nhìn thẳng về phía tương lai mà không mơ tưởng.

Bản giao hưởng cuộc sống - Phép màu của tình yêu thương

Sự thù hận là một gánh nặng chỉ khiến con người thêm đau khổ, bất hạnh. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên sống với tình yêu thương và san sẻ tình yêu thương ấy đến với mọi người.

Không chùn bước - Bản tuyên ngôn về nghị lực con người

Mỗi người chúng ta đều có thể mạnh hơn gió bão, lửa đỏ của cuộc sống nếu chúng ta biết đối mặt và chiến đấu với chúng.

Nghệ thuật sống vững vàng - Chấp nhận chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đến với hạnh phúc và thành công

Đó là một ngày oi bức của tháng 8-2016, tại Brazil. Sarah True, nữ vận động viên nước Mỹ cùng các vận động viên hàng đầu thế giới bộ môn ba môn phối hợp đang chuẩn bị lao xuống nước, bắt đầu cuộc tranh tài để giành huy chương Olympic...

Nghệ thuật sống vững vàng - Nếu không thể đương đầu với sự khó chịu, bạn không thể đối mặt với khó khăn

Hayes choàng tỉnh khi “một cơn hoảng loạn khủng khiếp” ập đến. Tim ông đập nhanh và mạnh. Ông có thể cảm nhận được mạch đập ở cổ, trán và cánh tay. Lồng ngực ông căng cứng. Hai cánh tay ông bị chuột rút. Ông phải gắng sức để thở.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Hoài niệm một thời mạng xã hội tốt đẹp

Khi mạng xã hội trở nên quá to lớn với hàng tỷ người dùng; nó dễ dàng trượt khỏi tầm kiểm soát của những người quản lý nó. Từ đó, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực; thì nội dung độc hại, tác dụng tiêu cực lên đời thực… có vẻ là không thể tránh khỏi…

Câu chuyện cuộc sống - Góp phần gắn kết gia đình từ mạng xã hội

Truyền hình - 03/10/2023 12:00
Trên mạng xã hội ngày càng phổ biến hình ảnh các thành viên trong gia đình sum họp, vui chơi hay cùng chia sẻ với nhau câu chuyện hàng ngày, nếu biết cách sử dụng hợp lý mạng xã hội sẽ góp phần giúp gắn kết gia đình nhiều hơn.

Con đường nghề nghiệp

Blog GS John VU - GS John Vu - 03/10/2023 11:00
Việc học cả đời là thái độ mà bạn phải phát triển từ sớm khi bạn vẫn còn trong trường. Nếu bạn nghĩ rằng có bằng cấp và kiếm được việc làm là mục đích tối thượng thì bạn đang phạm sai lầm lớn.

Cô gái tự tay làm mâm cỗ trung thu tí hon và gần 1.000 hiện vật bằng đất sét

Phong cách sống - Trà Giang - 03/10/2023 10:00
Chị Nguyễn Như Quỳnh chia sẻ Trung thu năm 2023, chị sẽ tung ra bộ tiểu cảnh để “phá cỗ” với đầy đủ các loại trái cây, bánh trung thu, bánh nướng bánh dẻo.

Thời đại thứ tư - AI sẽ cướp mất việc làm, hay giải phóng bạn khỏi “bể khổ” công việc?

Từ sách - Phim - NGUYÊN THẢO - 03/10/2023 09:00
Nếu từng chán ghét một phần công việc hay rơi vào trạng thái burnt-out, bạn sẽ đồng tình rằng còn rất nhiều điểm chưa hoàn hảo trong mối quan hệ giữa con người và chuyện lao động kiếm sống.

Bẻ khóa bí mật triệu phú - Tái bản

Từ sách - Phim - Quìn - 03/10/2023 08:00
Mặc đồ hiệu, đi xe sang, xài tiền như nước... có vẻ như là hình mẫu chung khi hình dung về triệu phú. Thế nhưng trong cuốn sách 'Bẻ khóa bí mật triệu phú' của Thomas J. Stanley, William D. Danko lại chỉ ra những điều ngược lại.

Đời rất đẹp - Tống Phước Phúc, người cha của 20.000 thai nhi

Truyền cảm hứng - 02/10/2023 13:00
Chương trình Đời Rất Đẹp tập 14 với chủ đề “Người cha của 20.000 thai nhi” là câu chuyện của ông Tống Phước Phúc, người dành cả đời mình để chôn cất các hài nhi xấu số và cưu mang hàng trăm trẻ mồ côi và phụ nữ mang thai ngoài ý muốn.

Gian nan bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng

Văn hóa - SGGP - 02/10/2023 12:00
Trong khuôn khổ hội nghị thường niên Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á diễn ra tại TPHCM, câu chuyện vi phạm bản quyền, nhất là trên không gian mạng, lại được thảo luận sôi nổi tại hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng”.

Dấu hiệu của trưởng thành: Biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 02/10/2023 11:00
Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

AI 'hồi sinh' đội quân đất nung

Thư giãn - Nguyệt Phạm - CFB - 02/10/2023 10:00
Khuôn mặt thực của đội quân đất nung và quân đội Bát kỳ sau khi AI phục dựng sẽ ra sao?

Hành trình về phương Đông - Yoga kỳ 3: Kiểm soát tư tưởng là mục đích môn Raja Yoga

Từ sách - Phim - FN - 02/10/2023 09:00
Tại sao ta cứ nghĩ pháp môn này mới hay, tôn giáo kia mới tốt? Tốt hơn cả hãy tự biết mình. Thay vì tìm một chân lý tuyệt đối hãy tìm sự tuyệt đối nơi mình vì chân lý để sống chứ không phải để dạy.

Nghệ thuật sáng tạo cuộc sống - Không được chạy sau lưng người khác

Từ sách - Phim - FN - 02/10/2023 08:00
Richard Petty là tay đua đã nhiều lần giành chức vô địch thế giới. Khi chia sẻ về thành công của mình, ông luôn kể lại câu chuyện có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của ông.

3 điều đặc biệt tôi học được khi tham gia lớp học nâng cao hạnh phúc của Phần Lan

Phong cách sống - Chi Chi - 01/10/2023 11:00
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất năm thứ 6 liên tiếp. Điều này đã thu hút sự quan tâm lớn đến nhiều đất nước, vậy nên họ đã tổ chức các lớp học miễn phí, về cách để giúp chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.

Không phải Cửu âm chân kinh, đây mới là bí kíp mạnh hơn mà Quách Tĩnh không biết

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 01/10/2023 10:00
Hóa ra, trong vũ trụ kiếm hiệp của Kim Dung từng có một bí kíp mạnh hơn cả Cửu âm chân kinh bị cất giấu đi mà không ai biết.

Hành trình về phương Đông - Yoga Kỳ 2: Làm cách nào để kéo dài đời sống?

Từ sách - Phim - FN - 01/10/2023 09:00
Việc đầu tiên là phải ngồi cho thoải mái, tránh ngồi trên ghế bành, rất có hại cho xương sống, con đường vận hành chính của luồng Hỏa hầu Prana, và là nguyên nhân gây nên các chứng đau lưng, bại xuội, phong thấp.

Tương lai thế giới sẽ phát triển đến mức nào và con người sẽ làm gì trong thế giới đó?

Tủ sách - Quìn - 01/10/2023 08:00
Có bao giờ chúng ta đặt tay lên trán ngẫm nghĩ và tự hỏi: liệu rằng thế giới có còn phát triển hơn nữa hay không?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 04/10/2023