Xây dựng hàng rào bảo vệ 6 ‘Không’, phòng chống lừa đảo trực tuyến

Nhật Anh25/10/2024 11:00
Xây dựng hàng rào bảo vệ 6 ‘Không’, phòng chống lừa đảo trực tuyến

Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” có đề cập tới quy tắc 6 “Không”, nhằm giúp người dân nâng cao cảnh giác, giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng.

Bộ TT-TT đã chính thức phát động Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng” dưới sự chủ trì của Cục An toàn thông tin.

Nằm trong khuôn khổ chiến dịch, Cục An toàn thông tin cũng đã cho ra mắt cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”. Cẩm nang tập trung phổ biến các kiến thức kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nâng cao nhận thức cũng như kiến thức cho người dân thông qua 5 nhóm kỹ năng chính.

screenshot-433-.png
Người dân cần tự trang bị các kỹ năng cơ bản nhằm phòng tránh lừa đảo trực tuyến -
Ảnh: Cục ATTT

Kỹ năng nhận diện - điều bắt buộc để bảo vệ bản thân

Theo Cục An toàn thông tin, trong thời đại kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ cùng với các hình thức lừa đảo trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi, kỹ năng nhận biết lừa đảo trực tuyến không chỉ là một lợi thế mà còn là điều bắt buộc để tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng.

Theo đó, các kênh thường được sử dụng để tiếp cận, gồm cuộc gọi qua SIM, mạng xã hội, các ứng dụng giả mạo, website giả mạo, tin nhắn hoặc thư điện tử (email).

Tại Việt Nam, kẻ lừa đảo trực tuyến có 2 mục tiêu chính là lừa đảo tài chính và lừa đảo trực tuyến khác. Trong đó, 72,6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, 27,4% là các dạng lừa đảo trực tuyến khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức lừa đảo khác đó cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Kẻ lừa đảo thường giả danh tổ chức uy tín, như ngân hàng, cơ quan chính phủ, công ty nổi tiếng. Chúng sử dụng email, tin nhắn, cuộc gọi để tạo dựng lòng tin và yêu cầu thông tin nhạy cảm từ nạn nhân.

Kịch bản lừa đảo thường được soạn sẵn một cách chi tiết và khéo kéo để thao túng tâm lý, nhằm mục đích dẫn dụ, tạo niềm tin và sự đồng cảm từ nạn nhân.

anh_bia_ce4f8169d0.jpg
5 nhóm kỹ năng giúp nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến - Ảnh: Cục ATTT

Phát hiện - tránh bẫy lừa đảo

Kỹ năng phát hiện sẽ giúp cho người dân có thể tránh được bẫy lừa đảo trực tuyến thông qua việc hiểu biết về các cách tiếp cận khác nhau của kẻ lừa đảo.

Điển hình như hình thức lừa đảo gọi điện trực tiếp, người dùng có thể phát hiện các cuộc gọi lừa đảo thông qua những dấu hiệu, như cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không chính xác, gây áp lực hoặc tạo cảm giác khẩn cấp, yêu cầu cung cấp thông tin quan trọng và nhạy cảm…

Đối với hình thức lừa đảo thông qua phần mềm, ứng dụng giả mạo, Cục An toàn thông tin cho biết nếu ứng dụng được tải về dưới dạng đuôi file.apk (Dichvucong.apk) hoặc .mobileconfig... thì tuyệt đối không nên cài đặt.

Ngoài ra, người dân cũng cần cảnh giác trước các dấu hiệu, như giao diện kém chất lượng, tính năng không rõ ràng, thông tin nhà phát triển không được xác minh…

screenshot-434-.png
Mục tiêu cuối cùng của chúng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Ảnh: Cục ATTT

Phản ứng nhanh, xử lý đúng, phòng tránh rủi ro

Việc phản ứng nhanh chóng và đúng cách cả trước, trong và sau khi bị lừa đảo có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro tiếp theo.

Người dân có thể chủ động chặn, báo cáo các tin nhắn, cuộc gọi, gửi cảnh báo. Trong trường hợp bị dẫn dụ chuyển tiền, người dân cần dừng chuyển tiền, liên hệ ngay với ngân hàng, sao lưu lịch sử giao tiếp, giao dịch, cảnh báo tới người thân…

Ngoài ra, người dân cần tự trang bị các kỹ năng cơ bản và nâng cao giúp phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến hiệu quả. Cụ thể, người dùng có thể kiểm tra nguồn gốc thông tin, cảnh giác với email và tin nhắn lạ, cảnh giác với các yêu cầu đặt cọc hoặc chuyển khoản… Sử dụng mật khẩu phức tạo, thiết lập xác thực đa yếu tố…

Xây dựng hàng rào bảo vệ

Kỹ năng bảo vệ là việc xây dựng nền tảng kiến thức kiên cố với những “nguyên tắc vàng” để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi lừa đảo trực tuyến. Theo đó, Cục An toàn thông tin đã nêu lên quy tắc 6 “Không”.

screenshot-435-.png
Hình thức lừa đảo bằng video Deepfake - Ảnh: Cục ATTT

Không cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho người không quen biết; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

Không kết bạn và nói chuyện với người lạ, đặc biệt là những tài khoản có hình ảnh ngoại hình đẹp và bắt mắt. Tuyệt đối không nhận lời mời tham gia các hội nhóm mà không rõ mục đích.

Không truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc.

Không cán bộ cơ quan nhà nước hay đơn vị tài chính… nào gọi điện để điều tra qua điện thoại, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân hay đóng tiền.

Không thực hiện chuyển khoản trước, tuyệt đối không đặt cọc, chuyển khoản tiền cho các người lạ trong bất cứ trường hợp nào.

Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế: mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”.

“ Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phối vest đúng cách - Vũ khí bí mật giúp đàn ông ghi điểm mọi lúc mọi nơi

Phối vest sao cho vừa chỉn chu vừa không bị cứng nhắc lại là một nghệ thuật.
2

Top 5 AI tạo video đỉnh, VEO 3 có phải số 1?

VEO 3 được giới sành công nghệ ca ngợi là "phù thủy tạo video", nhưng nó có thực sự là số 1? Hãy cùng trải nghiệm ngay top 5 công cụ AI giúp tạo ra những clip viral cực chất dành cho giới trẻ và dân văn phòng.
3

Hướng dẫn dùng ChatGPT tạo ảnh căn cước

Bạn muốn chụp một bức ảnh căn cước trong trang phục văn phòng lịch sự để sử dụng khi nộp hồ sơ trực tuyến hoặc cho một mục đích nào đó? Bài viết sau sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh như vậy bằng ChatGPT.
4

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi

Zalo và Facebook là 2 nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết mình có thể bị hack tài khoản để theo dõi.
5

Những người lương cao chia sẻ: Thiếu kỹ năng mềm này sẽ kìm hãm bạn khỏi sự thăng tiến

Bạn có tham vọng thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao hay muốn tăng lương tới mức hấp dẫn? Khả năng phán đoán chính là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định thành công của bạn.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để nâng cao nhận thức, giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng cho người dân TP. Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail

NCSC đã thông tin về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.

Bức tranh ứng dụng chat tại thị trường Việt Nam: App nội có đấu nổi app ngoại?

Ứng dụng chat qua Internet ngày càng phổ biến và gần như thay thế hình thức nhắn tin truyền thống (SMS). Tại thị trường Việt Nam, bức tranh này được tô vẽ bởi nhiều ông lớn như Messager, Zalo, Telegram, WhatsApp,…

25 năm nghiên cứu về EQ, giáo sư Đại Học Harvard chỉ ra cách chọn người tài qua 12 câu nói

Dưới đây là 12 cụm từ mà những người có EQ cao thường nghĩ hoặc nói thường xuyên. Đặc biệt, mỗi cụm từ phản ánh thế mạnh của một trong 12 năng lực.

Thủ đoạn lừa đảo tình cảm để dụ đầu tư được thực hiện như thế nào?

Đài Channel News Asia giới thiệu quá trình tổ chức tội phạm thực hiện lừa đảo tình cảm vô cùng tinh vi.

Miễn phí phần mềm chuyển đổi định dạng PDF trị giá 29,65 USD

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người dùng cách nhận miễn phí bản quyền của phần mềm chuyển đổi định dạng file PDF sang các định dạng dễ chỉnh sửa hơn, có trị giá 29,65 USD.

5 sai lầm dễ mắc phải trên Facebook khiến bạn bị lộ thông tin cho đối tượng lừa đảo

Nền tảng mạng xã hội Facebook là địa điểm rất tuyệt vời để kết nối với mọi người trực tuyến. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn trọng khi sử dụng khi thông tin của bạn có nguy cơ lộ lọt, sử dụng với mục đích xấu.

5 kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến

5 nhóm kỹ năng chính để nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, bao gồm kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát hiện, kỹ năng xử lý, kỹ năng phòng tránh và kỹ năng bảo vệ.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.

Hỏi DeepSeek 6 điều ‘đau đầu’ nhất về cách dạy con: Câu trả lời khiến tôi bừng tỉnh

Kỹ năng - Diệu Đan - CFB - 23/07/2025 11:00
Trước những băn khoăn, tôi tìm đến DeepSeek, và câu trả lời của DeepSeek khiến tôi bừng tỉnh. Hoá ra bấy lâu nay, tôi đã dạy con sai cách!

Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Suy ngẫm - Băng Băng - 23/07/2025 10:00
Mỗi khi thiên tai diễn ra thì tình người của một quốc gia, một dân tộc lại được thử thách.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 23/07/2025 09:00
Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.

7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc - Triết lý sống giúp hàng triệu người vươn lên từ con số 0

Từ sách - Phim - Quìn - 23/07/2025 08:00
Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Thậm chí người từng bị gắn mác "vô dụng" vẫn có thể bắt đầu đọc một cuốn sách hay, làm điều gì đó mới mẻ và thay đổi cuộc đời họ bắt đầu từ hôm nay.

Quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/07/2025 13:00
Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Gen Z tiêu tiền thế nào, hiểu để marketing cho đúng

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/07/2025 11:00
Được săn đón nhất nhưng cũng “khó chiều” nhất, gen Z khiến mọi công thức marketing lỗi thời trở nên vô dụng. Muốn chạm được họ, thương hiệu phải sống thật và nhanh như xu hướng TikTok.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 25/07/2025