Từ vụ bé 5 tuổi treo cổ nghi do YouTube: Hết "Cá voi xanh" rồi "Momo", từ khi nào internet trở nên nguy hiểm?

17/10/2020 19:00
Từ vụ bé 5 tuổi treo cổ nghi do YouTube: Hết "Cá voi xanh" rồi "Momo", từ khi nào internet trở nên nguy hiểm?

Các trào lưu, video với nội dung độc hại trên YouTube và internet nói chung có phải đang là những thứ không thể kiểm soát?

Như thông tin ghi nhận thời gian gần đây, đã có một sự việc thương tâm xảy ra ở TP.HCM. Đó là trường hợp một bé gái 5 tuổi đã tự treo cổ đến bất tỉnh vào ngày 12/10. Dù được người nhà phát hiện và đưa đi cấp cứu nhưng tất cả đã quá muộn. Cô bé tử vong vào lúc 18h10 phút cùng ngày.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 1.

Cô bé 5 tuổi tử vong, nghi do bắt chước YouTube

 

Đáng chú ý là theo chia sẻ của người thân trong gia đình nạn nhân, họ nghi ngờ hành động của cô bé dường như là vì học theo trò chơi treo cổ trong video nào đó trên YouTube, và đã có một lần từng treo cổ hụt .

Chưa rõ tính xác thực của thông tin này như thế nào, nhưng đây cũng không phải lần đầu tiên xảy ra trường hợp trẻ em gặp nguy hiểm vì học theo YouTube. Tại Việt Nam, tháng 11/2019 đã có một cháu bé 7 tuổi tại TP.HCM học theo trò thắt cổ mà suýt tử vong, hay một trường hợp khác đứt mạch máu vì dùng tay đập vỡ cửa kính giống như các clip trên mạng.

Còn trên thế giới, đây cũng chẳng phải chuyện quá mới nữa, khi các nội dung trên YouTube và internet nói chung gây nguy hiểm cho trẻ em, thậm chí là cả thanh thiếu niên.

Thử thách "Cá voi xanh" và "Momo" - Những nội dung độc hại chết người

Cách đây 5 năm, cư dân mạng xôn xao về một trò chơi trên internet, với cái tên "Thử thách Cá voi xanh" (Blue Whale Challenge).

Đây là một "trò chơi" được cho là bắt nguồn từ Nga. Người tham gia sẽ phải thực hiện một chuỗi thử thách trong 50 ngày, với độ khó tăng dần. Ban đầu chỉ là các nhiệm vụ đơn giản: ngủ ở một nơi được chỉ định, đi dạo buổi tối... dần dần đòi hỏi người chơi phải tự gây tổn thương như rạch tay, khắc hình cá voi lên tay. Và đến ngày 50, bạn cần phải tự tử - theo đúng nghĩa đen luôn, để được công nhận là người chiến thắng. 

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 2.

Minh họa về thử thách Cá voi xanh

 

Sự nguy hiểm của trò chơi này nằm ở chỗ nó nhắm đến đối tượng là các thiếu niên tuổi teen - độ tuổi vẫn chưa có được sự phát triển đầy đủ về nhận thức và tâm sinh lý. Chính vì chưa nhận thức đủ, họ dễ dàng bị những kẻ cầm đầu thao túng, dọa nạt, để rồi phải theo đuổi thử thách đến tận cùng và để lại những hậu quả thương tâm. Theo thống kê, các nạn nhân của "Cá voi xanh" xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng tại Nga năm 2016, ít nhất đã có 130 thanh thiếu niên thiệt mạng vì thử thách này.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 3.

Qua thời gian, "Cá voi xanh" dần cũng lắng xuống. Nhưng rồi cách đây 2 năm, cư dân mạng lại một lần nữa xôn xao vì một trào lưu khác. Nó có tên là "Momo Challenge" - hay "Thử thách Momo".

Thời điểm ấy, các thông tin về "Momo Challenge" như sau: đây là một trào lưu cũng tương tự như "Cá voi xanh", và độ nguy hiểm cũng không kém cạnh. Nó xuất hiện lần đầu trên ứng dụng Whatsapp, từ một tài khoản lạ có hình ảnh là một bức tượng điêu khắc của Nhật có tên MotherBird. Đó là một bức tượng quái dị, với hình thù là một con chim mang đầu người, với khuôn mặt ghê rợn cùng một nụ cười ám ảnh đến kinh hoàng.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 4.

Hình tượng gây ám ảnh của Momo

 

Theo lời thách thức, người chơi sẽ phải nhắn tin với tài khoản này, sau đó sẽ bị dẫn dụ đến các video có nội dung hướng dẫn tự hủy hoại bản thân. Và khác với "Cá voi xanh", đối tượng của Momo lại nhắm đến trẻ em.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 5.

Sau khi gây xôn xao trong dư luận, các nhà điều tra đã vào cuộc và phát hiện ra một sự thật: cái gọi là "Thử thách Momo" thực chất chỉ là một trò bịp, một câu chuyện đính kèm hình ảnh ghê rợn được ai đó nghĩ ra để khiến cộng đồng hoang mang về sự an toàn của con trẻ khi sử dụng internet. Nhưng dẫu Momo có là trò bịp, thì đằng sau nó lại là một vấn đề đáng lo ngại hơn thế nữa. Đó là khi các nội dung xấu vẫn đang ẩn nấp trên những nền tảng mạng xã hội, đơn cử như YouTube và YouTube Kids.

Nội dung độc hại ẩn nấp ngay cả trong nền tảng video cho trẻ em

YouTube là một sân chơi khá rộng, đồng nghĩa với việc nội dung đăng tải ở đó sẽ khó kiểm soát hơn và dễ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em. Thấu hiểu điều này, YouTube đã đưa ra nền tảng YouTube Kids, với mong muốn tạo ra một môi trường an toàn hơn cho người dùng nhỏ tuổi.

Nhưng thực tế thì họ có làm được không? Đã từng xuất hiện những video có nội dung hướng dẫn trẻ em tự sát xuất hiện trên YouTube Kids, được nguỵ trang bằng các nhân vật hoạt hình bắt mắt, dù không phải Momo. Nó cho thấy một thực tại, đó là các nội dung độc hại vẫn đang hiện hữu ở ngay giữa nền tảng video tưởng như tươi sáng nhất.

Trong nhiều năm qua, YouTube đã cố gắng giải quyết vấn đề này trong thầm lặng. Nhưng tới năm 2017, nhà văn James Bridle đã giúp công chúng nhận ra vấn đề nghiêm trọng đến thế nào, thông qua một vài câu chuyện về các video kinh dị được tìm thấy trên YouTube Kids. Chỉ bằng vài thao tác đơn giản, bạn sẽ thấy ngay cảnh chú lợn Peppa bị tra tấn trong phòng khám nha khoa, hoặc chuột Mickey chịu nhục hình, hay vô số các video với nội dung quái đản liên quan đến các nhân vật của Disney. Tất cả đều tồn tại trên nền tảng video dành cho trẻ em của YouTube.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 6.

Hình ảnh rất thường, nhưng nội dung trong video thì cực kỳ độc hại

 

YouTube đã cố gắng gỡ bỏ rất nhiều video có nội dung thô tục, nhưng chúng liên tục xuất hiện, với nhiều mánh khóe lọt qua thuật toán của họ. Như gần đây theo báo cáo của The Verge, scandal mới nhất của YouTube là về những bình luận dưới video mang tính chất khiêu khích, dụ dỗ trẻ em để thực hiện mưu đồ xa hơn, bao gồm cả ấu dâm.

Nhưng tại sao YouTube không thể giải quyết triệt để được vấn đề này? Theo Keza MacDonald, hiện đang là phóng viên video tại The Guardian, sai lầm của họ là quá phụ thuộc vào hệ thống flagging (gắn cờ) - vốn để người dùng báo cáo về các video có nội dung sai trái.

Điều này đồng nghĩa với việc phải có người thực sự nhìn thấy video đó, thấy nó phản cảm rồi báo cáo và chờ đợi hệ thống làm việc. Với ngần ấy công đoạn thì hiển nhiên sẽ có độ trễ, và hoàn toàn có khả năng video ấy tiếp cận được với người dùng là trẻ em.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 7.

Trong bản mô tả của ứng dụng YouTube Kids có đoạn: "We work hard to offer a safer YouTube experience, but no automated system is perfect." (tạm dịch: Chúng tôi rất cố gắng để đem đến trải nghiệm YouTube an toàn hơn, nhưng không hệ thống nào là hoàn hảo). Nhưng với Keza, ông không tin vào điều đó. YouTube với ông chưa bao giờ là một nền tảng phù hợp cho trẻ em, và cũng không có khả năng để tự nó thay đổi.

Để tạm thời giải quyết câu chuyện này, giải pháp duy nhất hiện nay là buộc cha mẹ phải quản lý nội dung mà trẻ con theo dõi trên YouTube, và phải là trên mọi nền tảng: từ điện thoại, TV,  máy tính, tablet... Hoặc, chúng ta cần nhắm đến những nền tảng giải trí an toàn, lành mạnh hơn, phân cấp độ tuổi rõ ràng như Netflix, BBC iPlayer... 

Nguồn: The Guardian, BBC...

 

Trí thức trẻ

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Tâm thái quyết định bạn là ai trong xã hội này: Kẻ yếu trả thù, kẻ mạnh tha thứ, kẻ trí không thèm quan tâm

Phiền não đời người cũng giống như nắm muối vậy. Những cái đắng và cái mặn mà chúng ta cảm nhận được đều được quyết định bởi kích thước của vật chứa nó.

Nói năng không thể tùy miệng, làm việc không thể tùy tâm, làm người không thể tùy ý

Người xưa nói “lời nói ra như bát nước đổ đi”, một khi đã nói ra rồi, tuyệt đối sẽ không thể rút lại được nữa, vì vậy, trước khi muốn nói gì, hãy uốn lưỡi bảy lần.

Bất tín, nóng nảy, lười biếng, vô ơn, và điều thứ 5 là thứ khiến con người ta thất bại nhanh nhất

Cuộc sống chỉ mang đến cho bạn 10% cơ hội, 90% còn lại là cách mà bạn phản ứng với nó. Do đó, thói quen chi phối hành động, hành động thay đổi cả vận mệnh tương lai.

Lúc thuận buồm xuôi gió đối đãi tốt với người khác, lúc ngược buồm nghịch gió đối xử tốt với chính mình!

Trong giao tiếp xã hội, có ba loại thái độ: nhìn xuống, nhìn lên và nhìn ngang. Ý muốn nói, vận mệnh, lúc xấu lúc tốt, lúc lên voi, khi xuống chó, bất kể là giai đoạn nào cũng đều phải trải qua.

Đóng đinh, căng chỉ để tạo nên những bức tranh mạnh mẽ, sống động

Nghệ sĩ Konstantin Khlanta (27 tuổi) đến từ thành phố Tula, Nga, đã sáng tạo nên những bức chân dung sống động bằng cách đóng đinh rồi căng chỉ trên mặt vải.

Chàng trai 9x gây xôn xao MXH vì nghề vẽ hoa văn truyền thống lên giày

Qua mỗi đôi giày "độ", La Quốc Bảo muốn đem giá trị văn hóa truyền thống đến gần hơn với người Việt, đặc biệt là giới trẻ.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025