Bài viết của một tác giả được đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý:
***
Tôi đã xem phim này: Có một cung thủ đã luyện tập chăm chỉ suốt ngày để nâng cao kỹ năng bắn cung của mình. Ban đầu, anh tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc nhắm trúng tâm bia, nhưng kết quả không được như ý. Những mũi tên từ tay anh ta bắn ra, hoặc rơi vào mép bia, hoặc hoàn toàn trượt mục tiêu.
Sau đó, anh ta bắt đầu chú ý và điều chỉnh tư thế bắn cung, kỳ diệu đã xảy ra: Những mũi tên của anh ổn định và trúng đích! Nhiều khi chúng ta thay đổi tư duy, buông bỏ sự cố chấp vào kết quả, mọi chuyện sẽ có bước ngoặt.
Có tác giả đã viết câu này trong cuốn sách của mình: "Nước có nguồn, nên dòng chảy không dứt; Cây có gốc, nên sự sống không ngừng."
Cách suy nghĩ tốt nhất khi gặp vấn đề không phải là để mắt đến mục tiêu và làm việc chăm chỉ; mà là tìm hiểu gốc rễ của tình huống và hiểu rõ bản chất. Bất kỳ sự vật và hiện tượng nào sinh ra, biến đổi và phát triển đều có nguyên nhân bên trong và bên ngoài của nó. Hiểu được sự việc, phân tích được lý lẽ, chúng ta sẽ không bị che mờ bởi bề ngoài, tìm ra gốc rễ thực sự của vấn đề, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể.
Điều này không chỉ là đạo lý trong học tập và nghiên cứu, mà còn là một thái độ sống, từ đó tìm ra chân lý của cuộc sống.
Có một câu chuyện như sau. Tại một thị trấn cổ xưa, một người thợ mộc nổi tiếng với kỹ nghệ chế tác đồ gỗ tinh xảo. Chẳng bao lâu, danh tiếng của ông đến tai một quý tộc địa phương. Lúc này, vị quý tộc đang đau đầu vì không có chiếc ghế phù hợp trong phòng làm việc, nên đã gửi lời mời người thợ mộc, hy vọng người thợ mộc có thể làm cho ông một chiếc ghế vừa ý.
Người thợ mộc nhận được lời mời, trong lòng vui mừng nhưng cũng căng thẳng, liền làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Sau 2 ngày làm việc hăng say, cuối cùng chiếc ghế cũng đã được hoàn thành và ai nhìn thấy chiếc ghế cũng phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, khi chiếc ghế được giao đến nhà quý tộc thì điều bất ngờ đã xảy ra. Chiếc ghế được làm theo kích thước tiêu chuẩn, nhưng do vóc dáng thấp bé của quý tộc nên không thể ngồi êm ái trên đó được.
Quý tộc nổi giận, phủ nhận kỹ nghệ của người thợ mộc một cách gay gắt, khiến danh tiếng của ông bị tổn hại. Thì ra, khi nhận được lời mời của quý tộc, do gấp rút hoàn thành, người thợ mộc đã không kịp hiểu rõ yêu cầu. Sự sơ suất này đã dẫn đến một sai lầm lớn.
Trên Zhihu, có người đã nói một câu: "Khả năng giải quyết vấn đề là năng lực cốt lõi của một người, cũng là sự tự tin lớn nhất của một người."
Thực tế, trong cuộc sống, những người như người thợ mộc chỉ biết tìm kết quả không phải là ít. Nhưng thực ra, công việc càng quan trọng, càng không thể tự tiện làm ngay. Trước khi làm việc, cần hỏi kỹ về mục đích, yêu cầu, cũng như thời gian và địa điểm sử dụng cụ thể, chuẩn bị cẩn thận.
Albert Einstein từng nói: "Nếu tôi có một giờ để giải quyết một vấn đề, tôi sẽ bỏ ra 55 phút nghĩ về vấn đề, và 5 phút nghĩ về giải pháp".
Khi mọi việc xảy ra, nếu bạn chỉ háo hức thành công và bắt đầu một cách mù quáng thì thường bạn sẽ không đạt được điều mình mong muốn. Dành thêm chút thời gian để hiểu rõ nguyên nhân phía sau sự việc, từ gốc rễ mà xuất phát, mới có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.
Năm 1997, sau 11 năm rời xa, Steve Jobs đã trở lại Apple. Lúc đó, công ty Apple đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Trước tình hình này, Steve Jobs không vội tung ra sản phẩm mới. Thay vào đó, ông đã xem xét toàn diện hoạt động kinh doanh và tìm hiểu lý do. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và tổng kết, ông đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ của việc công ty thua lỗ: dòng sản phẩm khó hiểu, hình ảnh công ty không rõ ràng, đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ…
Dựa trên những nguyên nhân này, ông đã mạnh mẽ thực hiện các biện pháp cải cách căn bản như "tinh giản dòng sản phẩm", "tập trung vào trải nghiệm người dùng", "tái định hình hình ảnh công ty" và "hợp tác với Microsoft".
Thông qua sự tiến bộ dần dần của các biện pháp này, Steve Jobs không chỉ cứu công ty khỏi phá sản mà còn tung ra thành công những sản phẩm như iMac và iPhone. Apple đã vươn lên trở thành một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới.
Có một nhà văn từng nói: "Khi gặp vấn đề, hãy đặt ra nhiều câu hỏi tại sao, như bóc từng lớp vỏ hành, dần dần, bạn sẽ tìm được cốt lõi”.
Bắt đầu từ tình hình tổng thể, tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề và sau đó đưa ra các giải pháp có mục tiêu, vấn đề sẽ được giải quyết một cách tự nhiên.
Cách suy nghĩ khi gặp vấn đề
Cuộc đời là một quá trình không ngừng đối mặt và giải quyết vấn đề, và khả năng giải quyết vấn đề chính là ranh giới phân định sự thành công hay thất bại của chúng ta. Vậy, khi gặp phải vấn đề, làm thế nào để có được phương pháp tư duy đỉnh cao?
1. “Nhìn trước nhìn sau” và tư duy có hệ thống
Trong tình hình tổng thể, nắm bắt hệ thống; trong chi tiết, xử lý cẩn thận. Chỉ khi bạn có được tổng thể và chi tiết, bạn mới có thể đối mặt với các vấn đề một cách dễ dàng.
2. Truy tìm căn nguyên, phát hiện kết quả
Ý nói muốn cây cao lớn, nhất định phải làm vững gốc rễ; muốn dòng sông chảy xa, nhất định phải khai thông nguồn cội.
Xử lý vấn đề cũng là cùng một lý lẽ. Muốn vấn đề được giải quyết triệt để, làm rõ nguyên nhân trong đó, giải quyết từ gốc rễ, mới là cách thức không sai lầm.
3. Có mục tiêu
“Cuộc sống là một mũi tên, do đó, bạn phải biết nhắm vào mục tiêu gì và làm thế nào để giương cung, rồi kéo căng dây cung để mũi tên bay thẳng ra!”
Hành vi không mục đích giống như một cuộc thám hiểm trong bóng tối. Để giải quyết bất kỳ vấn đề nào, bạn cần có mục tiêu rõ ràng. Chỉ bằng cách này, “mũi tên cuộc sống” mới có thể bay theo hướng lý tưởng.
Có câu nói: "Nguyên nhân và kết quả, phương tiện và mục đích, hạt giống và quả không thể tách rời nhau. Bởi vì kết quả nằm trong nguyên nhân, mục đích tồn tại trong phương tiện, quả ẩn chứa trong hạt giống”.
Mỗi việc xảy ra và phát triển đều có nguyên nhân. Tìm hiểu tận gốc rễ, mới thấy được sự thật. Trong cuộc sống, bạn sẽ luôn gặp đủ thứ chuyện lớn nhỏ. Nhưng khi chúng ta đứng cao hơn, suy nghĩ sâu hơn, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, gạt bỏ đi những lớp mù sương, chạm tới bản chất, sẽ lại thấy một ngày nắng rực rỡ.
Mong bạn khi gặp chuyện không bối rối, dù khó khăn muôn trùng, vẫn giữ thái độ sáng suốt, truy tìm căn nguyên, cho đến khi tìm ra nguyên nhân có thể giải quyết vấn đề.
Theo Toutiao