Các kĩ năng STEM không phải là cái gì đó mới nhưng gần đây chúng nhận được nhiều chú ý hơn do khả năng của chúng để cải thiện nền kinh tế và tạo ra việc làm. Trong suy thoái toàn cầu này nơi tạo ra việc làm là quan trọng, mọi chính phủ đều muốn cải thiện giáo dục STEM nhưng không may ít chính phủ thành công.
Trong vài năm quá khứ, đã có nhiều bàn tán và bài nói về cải tiến giáo dục để hội tụ vào STEM nhưng không có gì mấy đã xảy ra. Nhiều nền kinh tế tây Âu rót tiền vào các trường học của họ, hiện đại hoá các tiện nghi, đem nhiều thiết bị công nghệ tới cho sinh viên của họ nhưng số sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực STEM đã không cải thiện. Các nước khác như Mĩ và Trung Quốc tiếp tục tài trợ cho nghiên cứu trong công nghệ với hi vọng tăng tốc nhiều phát kiến nhưng kết quả không khác mấy với vài năm trước. Về căn bản, khuyến khích nhiều nghiên cứu hay mua nhiều thiết bị công nghệ KHÔNG phải là giải pháp.
Từ điều tôi đã thấy, chỉ vài nước thành công trong thực hiện giáo dục STEM như Singapore, Phần Lan, Đan Mạch, Hàn Quốc và Đài Loan. Thay vì rót tiền vào trường học hay tài trợ nghiên cứu, các nước này bắt đầu với nguyên tắc cơ sở nhất vì họ đầu tư vào con người, người có thể tạo ra khác biệt: Thầy giáo.
Tất cả các nước này đều đặt chuẩn rất cao cho những người đang học về giáo dục, một số chuẩn cao như chuẩn để vào trường y. Bạn tôi ở Phần Lan nói với tôi rằng dễ vào trường y hơn là vào trường giáo dục. Từ thông tin đó, tôi nhìn vào các nước đã không làm tốt trong lĩnh vực STEM và thấy rằng phần lớn trong họ không có chuẩn cho vào học lĩnh vực giáo dục cho nên bất kì ai, ngay cả người với điểm thấp cũng có thể vào lĩnh vực này và trở thành thầy giáo.
Các nước thành công như Phần Lan và Hàn Quốc có qui tắc yêu cầu thầy giáo phải biết dạy tốt môn học của họ. Để dạy bất kì môn nào họ phải học môn đó trong đại học. Thầy toán chỉ có thể dạy toán chứ không dạy cái gì khác. Thầy sử chỉ có thể dạy sử v.v. Khi tôi nhìn vào các nước khác, kể cả Mĩ, Anh và nhiều nước tây Âu, tôi thấy rằng điều thông thường với thầy giáo là dạy bất kì cái gì chừng nào họ vẫn có chứng nhận thầy giáo từ một chương trình giáo dục.
Do đó có khả năng với một thầy giáo dạy toán mà không học môn toán mức đại học. Bạn tôi ở Phần Lan bảo tôi rằng luật của họ yêu cầu thầy giáo tương lai phải dành ít nhất một năm để làm chủ môn dạy trước khi họ có thể là thầy giáo được cấp phép. Họ phải dành một năm dưới sự kèm cặp của “thầy giáo bậc thầy” sau khi họ đã được thuê cho việc làm thứ nhất của họ.
Bằng việc nhìn vào các nước đã không làm tốt trong giáo dục STEM, tôi thấy răng lĩnh vực giáo dục không được coi là “lĩnh vực danh giá” vì các thầy giáo thường không có được lương tốt hay được kính trọng cao. Ở các nước này điều thường được giả định là bất kì ai dạy học, đều phải biết rõ môn học của họ dựa trên chứng chỉ thầy giáo của họ. Lương của thầy giáo thường ít hơn các nghề khác.
Năm ngoái, tôi dự một hội nghị giáo dục nơi một nhà giáo dục Trung Quốc giải thích tình huống ở nước ông ấy, điều xác nhận cách nhìn của tôi: “Không có chuẩn đầu vào nghiêm ngặt, các vị có thể không có được người giỏi để học về giáo dục. Không có lương tốt, người giỏi sẽ thà học cái gì đó khác còn hơn học giáo dục. Khi thầy giáo gặp khó khăn để kiếm sống, nhiều người bỏ nghề và chuyển sang cái gì đó khác. Khi thầy giáo phải làm việc phụ, hay thậm chí việc thứ ba, họ không thể dành toàn bộ thời gian của họ để dạy. Khi thầy giáo lo nghĩ về chi phí sống với đồng lương còm cõi, tham nhũng có thể xảy ra.
Nếu giáo dục không được coi là quan trọng mà cũng không có ưu tiên cao trong xã hội, toàn thể thế hệ học sinh sẽ chịu thiệt thòi. Nếu các vị muốn cải tiến giáo dục STEM, nó phải bắt đầu từ các thầy, từ trường tiểu học tới trung học vì đến lúc học sinh vào đại học, quá trễ rồi.”
Bằng việc nhìn vào Phần Lan, Hàn Quốc và Singapore, tôi thấy rằng họ trả lương cho thầy giáo quãng cùng lương như kĩ sư, bác sĩ của họ và các vị trí trả lương cao khác. Quả thực hiệu trưởng trường trung học làm ra cùng mức lương như CEO của công ti mức trung. Phần lớn các chương trình đào tạo trong các nước thành công này đều ở các đại học hàng đầu của họ, trong khi các nước khác không thành công vậy, chương trình giáo dục của họ có thể đặt ở bất kì chỗ nào mà không có giám sát gì.
Phần Lan, Singapore, và Hàn Quốc có hệ thống dạy học quốc gia chất lượng cao điều thuyết minh cho các chuẩn so sánh quốc tế trong mọi môn STEM trong giáo trình ở lớp thứ nhất, các nội dung môn học có suy nghĩ sâu sắc, và chương trình kết quả được dùng để tạo ra các kì thi chất lượng cao (không câu hỏi đa chọn lựa, không tính điểm bằng máy tính); và họ dạy các thầy của họ để dạy các môn đó tốt trong trường giáo dục của họ. Và tất cả họ đều có khuôn khổ giáo trình, điều xác định ra trật tự logic để giới thiệu các chủ để từng cấp một để cho mọi học sinh đều có cơ hội học tập những chủ đề đó theo chiều sâu và tại đúng điểm trong trình tự.
Để bắt đầu với giáo dục STEM, chúng ta phải bắt đầu từ thầy giáo trước. Tất nhiên đầu tư vào huấn luyện thầy giáo là đầu tư vào tương lai và nó yêu cầu lãnh đạo có viễn kiến. Ngày nay nhiều người chỉ muốn thấy cái gì đó nhanh chóng bất kể kết quả. Mua nhiều máy tính bảng cho trường học như điều chính phủ Ấn Độ đã làm là ấn tượng và có vẻ tốt trên báo chí nhưng không có thầy giáo tốt học sinh sẽ làm gì với tất cả những máy tính bảng này?
Đổ nhiều tiền vào nghiên cứu như điều chính phủ Trung Quốc đã làm là ấn tượng nhưng không có thầy giáo tốt để đào tạo học sinh trở thành nhà khoa học, những nghiên cứu đó tốt gì bên cạnh một số xuất bản hàn lâm? Để giáo dục tốt hơn, không có gì tốt hơn là bắt đầu với thầy giáo bởi vì chỉ thầy giáo mới có thể tạo ra khác biệt.