'Tây du ký' tiết lộ về hủ tục hiến tế thời xưa

Anh Tú08/03/2023 13:00
'Tây du ký' tiết lộ về hủ tục hiến tế thời xưa

Giờ đây, nhiều kỹ thuật mới đang giúp việc nghiên cứu sâu vật hiến tế ngày càng dễ dàng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực khảo cổ sinh học, nghiên cứu hài cốt người và động vật. Thế nhưng, những câu chuyện dân gian vẫn có tác dụng bổ trợ nhiều.

Trong sử thi hay thần thoại của loài người, chúng ta thường hay thấy những câu chuyện liên quan đến hiến tế mạng người sống. Trong thần thoại Hy Lạp, vua Agamemnon quyết định hy sinh con gái Iphigenia của mình cho nữ thần Artemis để trả công cho việc giúp hạm đội Hy Lạp chinh phục thành Troy. Trong sách Sáng thế ký, Abraham suýt hy sinh con trai mình là Isaac cho Đức Chúa trời.

hiente.jpg
Vua Agamemnon quyết định hy sinh con gái Iphigenia của mình cho nữ thần Artemis - Tranh vẽ: Venetian School

Chuyện hiến tế xa xưa tại Trung Quốc

Nhưng tục hiến tế của con người không chỉ đơn thuần là những thứ trong truyền thuyết, nó cũng không chỉ có ở phương Tây mà có cả ở phương Đông. Sử ký của Tư Mã Thiên cũng kể về hình thức hiến tế cổ xưa thời Chiến Quốc trong phần Hoạt kê liệt truyện kể về Tây Môn Báo: “Thời Ngụy Văn Hầu, Tây Môn Báo làm huyện lệnh ở ấp Nghiệp. Báo đến ấp Nghiệp gặp các trưởng lão hỏi dân tình khổ sở vì điều gì? Các vị trưởng lão nói: Khổ vì chuyện Hà Bá lấy vợ nên dân nghèo.

Báo hỏi tại sao, họ đáp: Quan tam lão và những người thuộc lại mỗi năm thu thuế trăm họ được mấy trăm vạn, lấy ra hai ba mươi vạn để cưới vợ cho Hà Bá. Còn bao nhiêu thì giao cho ông đồng bà cốt chia nhau mang về. Đến lúc ấy, bọn bà cốt đi thấy nhà nào có con gái đẹp thì nói nên gả cho Hà Bá và đem đồ sính lễ đến cưới. Họ tắm rửa cho cô ta xong, lấy the lụa mặc cho cô ta, cho ở một mình, ăn chay, dựng nhà trai cung ở trên bờ sông Hoàng Hà, bày cờ đỏ màn the, cho người con gái sống ở trong cung.

Cô ta có đủ thịt bò, rượu, cơm. Làm như thế hơn mười ngày. Sau đó lại đánh phấn tô điểm cho cô ta, chuẩn bị giường chiếu như cô dâu thật, để cô gái trên giường cho trôi ở trên sông Hoàng Hà. Lúc đầu còn trôi ở trên mặt nước, đi đến mấy dặm rồi mới chìm. Nhà nào có con gái đẹp cũng rất sợ ông đồng bà cốt bắt gả cho Hà Bá. Cho nên nhiều người mang con gái trốn đi nơi xa. Vì thế trong thành vắng tanh không người, lại càng đói kém. Tục này đã có từ lâu. Dân gian có câu tục ngữ tương truyền: “Nếu không lấy vợ cho Hà Bá thì nước dâng lên chết hết dân”.

Ghi chép từ Sử ký đã cho thấy đến thời Tư Mã Thiên sống (thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên) thì người ta đã ý thức được việc hiến tế là những hủ tục. Sau này tiểu thuyết gia thời Minh là Ngô Thừa Ân viết Tây du ký lấy bối cảnh nhà Đường cũng có lần nhắc chuyện hiến tế liên quan đến Hà Bá.

Hồi 47 tả khi thầy trò nhà Tôn Ngộ Không đi đến sông Thông Thiên thì dừng nghỉ ở Trần Gia Trang và phải chứng kiến nhà này khóc lóc chuẩn bị mang một bé trai và một bé gái đem đi hiến tế cho Linh Cảm đại vương.

"Hành Giả hỏi: Xin cụ nói rõ thế nào là Linh cảm?

Hai cụ già (Trần Trừng và Trần Thanh) đều sa nước mắt, nói: Các ngài ơi, đại vương ấy:

Cảm ứng một phương xây miếu vũ,
Uy linh nghìn dặm giúp dân tình.
Quanh năm đồng ruộng rơi mưa ngọt.
Suốt tháng thôn cư rợp ráng vàng.

Hành Giả nói: Mưa ngọt, ráng vàng thì tốt quá, tại sao các cụ lại còn buồn rầu phiền não?

Cụ già giậm chân vỗ ngực, hừ một tiếng, nói: Các ngài ơi!

Tuy đội ơn sâu thành oán nặng,
Từ tâm mà lại hóa vô nhân.
Trẻ con nộp mạng ngài ăn thịt,
Chẳng phải chiêu chương chính trực thần!

Hành Giả nói: Đòi ăn thịt trẻ con trai gái à?

Cụ già nói: Thưa vâng.

Hành Giả hỏi: Chắc lần này đến lượt nhà cụ?

Cụ già nói: Năm nay đến lượt nhà tôi. Nơi chúng tôi đây có khoảng trăm gia đình cư trú, thuộc sự cai quản của huyện Nguyên Hội, nước Xa Trì, tên gọi Trần gia trang. Vị đại vương này một năm một lần tế, phải dâng cho ngài ấy một đứa bé trai, một đứa bé gái, cả lợn, dê, rượu, ngài ấy xơi một bữa no, rồi phù hộ cho chúng tôi mưa thuận gió hòa. Nếu không tế như thế, thì gieo tai giáng họa ngay”.

tayduky.png
Trư Bát Giới biến thành bé gái đi hiến tế

Cảnh hiến tế được tả ở hồi 48 thế này:

“Người thôn Trần Gia Trang khiêng đồ cúng tế dê, lợn, rượu cùng Hành Giả, Bát Giới rầm rầm, rộ rộ tới bày trong miếu Linh Cảm. Hai đưa trẻ trai và gái được đặt lên trên cùng. Hành Giả ngoảnh đầu nhìn thấy trên bàn thờ bày hương hoa đèn nến chính giữa đặt một cỗ bài vị chữ vàng, trên có dòng chữ “Thần Linh Cảm đại vương”, ngoài ra không có một tượng thần nào khác. Mọi người bày biện xong xuôi, đoạn quay mặt vào miếu dập đầu khấn rắng:

- Tâu đại vương, năm này, tháng này, ngày này, giờ này, tế chủ Trần Gia Trang là Trần Trừng cùng mọi người lớn bé, già trẻ kính tuân lệ thường, xin hiến một bé trai tên là Trần Quan Bảo, một bé gái tên là Nhất Xứng Kim, cùng lợn, dê, rượu đủ số, dâng đại vương hưởng dùng để phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt”.

Chúng ta để ý chút thì thấy Ngô Thừa Ân đã khéo léo đặt tên sông là Thông Thiên tức là thông lên trời và Linh cảm là Lay động thần linh. Cách dùng danh từ riêng Thông Thiên và Linh Cảm đã mô tả việc hiến tế này nhằm làm cảm động trời đất để làm mưa thuận gió hòa.

Vì sao việc hiến tế trong Sử ký hay Tây du ký đều liên quan đến thần sông? Bởi thời xa xưa, lũ lụt là nỗi lo lớn nhất ở các vùng đất canh tác nông nghiệp. Không có nước hay nước nhiều quá thì cũng phá hủy sản xuất gây ra nạn đói nên người ta chỉ biết mê muội hiến tế sinh mạng để cầu mưa thuận gió hòa với giải thích ngây ngô là Hà Bá cần người cưới vợ hay "kinh dị" hơn là ăn thịt. Tuy nhiên, dẫu sao dù từ tác phẩm hư cấu Tây du ký hay tác phẩm lịch sử là Sử ký thì vẫn chỉ là ghi chép. Để làm rõ hơn thì cần có các bằng chứng khảo cổ.

Đi tìm bằng chứng khảo cổ

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng về nó tại các địa điểm trên toàn cầu. Các hố hiến tế rải rác trên địa điểm Ân Khư, kinh đô cuối cùng của triều đại nhà Thương (Trung Quốc) là một ví dụ đáng chú ý. Triều đại sớm nhất của Trung Quốc để lại một hồ sơ khảo cổ học, thời đại nhà Thương kéo dài từ khoảng năm 1.600 trước Công nguyên đến năm 1.000 trước Công nguyên. Các nhà khoa học ước tính hơn 13.000 người đã bị hiến tế tại Ân Khư trong khoảng thời gian khoảng 200 năm, với mỗi nghi lễ hiến tế trung bình có 50 nạn nhân là con người.

Nghiên cứu gần đây đang đào sâu kiến thức khảo cổ học về thực hành hiến tế trong lịch sử. Công việc này, thường sử dụng các kỹ thuật từ các lĩnh vực bên ngoài khảo cổ học truyền thống, đang cung cấp những hiểu biết mới về các nạn nhân - họ đến từ đâu, họ đóng vai trò gì trong xã hội, họ sống như thế nào trước khi bị hiến tế và tại sao họ lại bị chọn làm nạn nhân.

Đồng thời, những phát hiện này có thể giúp trả lời một cách chắc chắn những câu hỏi cơ bản hơn về các chức năng mà vật hiến tế phục vụ và bản chất của các xã hội thực hiện chúng.

Nhà khảo cổ học Glenn Schwartz của Đại học Johns Hopkins cho biết, hiến tế chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề của con người trong lịch sử cổ đại, nhưng những nghi lễ đẫm máu này đã tỏ ra khó nghiên cứu.

Schwartz nói: “Khảo cổ học liên quan đến việc phân tích các tàn tích của hoạt động con người còn sót lại và nếu chúng ta đang nói về các vấn đề tôn giáo như niềm tin vào vũ trụ và siêu nhiên, làm thế nào để ta suy ra những điều đó từ các vật thể thu lượm được? Đối với các nhà khảo cổ học, nghiên cứu các vấn đề kinh tế hoặc chính trị của các xã hội trong quá khứ dễ dàng hơn nhiều so với nghiên cứu những gì người xưa có thể đã tin về thế giới siêu nhiên và tại sao họ lại làm thế trong bối cảnh tôn giáo.

Giờ đây, nhiều kỹ thuật mới đang giúp việc nghiên cứu sâu vật hiến tế  ngày càng dễ dàng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực khảo cổ sinh học, nghiên cứu hài cốt người và động vật”

Chẳng hạn, trong một phân tích năm 2017 về các đồng vị carbon, nitơ và lưu huỳnh trong xương người được tìm thấy ở một nghĩa  trang ở Ân Khư, nhà khảo cổ sinh học Christina Cheung tại Đại học Simon Fraser ở Burnaby (Canada) và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng những vật hiến tế có thể đến từ kinh đô nhà Ân.

Phát hiện ở Ân Khư đã bổ trợ thông tin cho các ghi chép trên “giáp cốt văn” – loại chữ viết sớm nhất được biết đến ở Trung Quốc, thường liên quan đến việc các nhà tiên tri khắc các câu hỏi trên mai rùa hoặc xương bò. Những dòng chữ này gợi ý rằng nhiều nạn nhân bị hiến tế là tù binh nước khác bị bắt giữ trong các cuộc chiến tranh với nhà Thương. Đồng thời, phân tích đồng vị đã bổ sung thêm bằng chứng hiện vật để chứng minh giả thuyết đó. Nó cũng tiết lộ rằng những người bị bắt có thể đã bị giam giữ ở Ân Khu trong nhiều năm trước khi bị đem hiến tế. 

Vậy những người bị hiến tế ở Trung Quốc thời cổ đại xưa đã có cuộc sống như thế nào trước khi từ giã cõi đời? Căn cứ theo lời trong Sử ký thì cuộc sống 10 ngày cuối khá tốt với “đủ thịt bò, rượu cơm”. Theo lời kể của Ngô Thừa Ân thì “Trẻ con nào có biết sống chết gì đâu, nhét đầy hai tay áo hoa quả, nhảy nhót múa may vừa ăn vừa đùa” cho thấy nạn nhân trước khi nạp mạng được đối xử khá tử tế.

Trong khi đó, Cheung và các đồng nghiệp cho rằng những người bị bắt làm nô lệ mà không còn khả năng lao động sẽ trở thành nạn nhân của hiến tế khi việc giam giữ họ không mang lại giá trị gì. Phải chăng tùy hình thức hiến tế mà nạn nhân bị đối xử theo cách khác nhau.

Tuy nhiên, Cheung cũng thừa nhận: “Khảo cổ học ngày càng trở nên liên ngành hơn, ngày càng kết hợp nhiều kỹ thuật từ các ngành khoa học khác cho phép chúng ta nhìn vào quá khứ với mức độ chi tiết và chính xác hoàn toàn mới". Do vậy, việc dựa vào ghi chép từ lịch sử và văn hóa dân gian cũng giúp củng cố những suy luận mà không có bằng chứng khảo cổ.

Thực ra, các nhà khoa học cũng đang khám phá những chi tiết mới về cuộc sống cuối đời của các nạn nhân hiến tế.

Vào năm 2013, nhà khảo cổ học Andrew Wilson tại Đại học Bradford ở Vương quốc Anh và các đồng nghiệp đã điều tra ba xác ướp khoảng 500 năm tuổi được phát hiện gần đỉnh đóng băng của núi lửa Llullaillaco ở Argentina. Những nạn nhân ở độ tuổi từ 4 đến 13 được chôn cất riêng biệt trong tập tục hiến tế trẻ em của người Inca.

Các phân tích hóa học về tóc trên da đầu của các xác ướp trẻ em tiết lộ rằng chúng đã được cung cấp lượng lá coca và men ngô (bắp) ngày càng tăng trong thời gian gần qua đời. Thậm chí, người lớn tuổi nhất, được mệnh danh là “Thiếu nữ Llullaillaco” còn có lá coca giữa hai hàm răng nghiến chặt. Những phát hiện này, cùng với nghiên cứu trước đây cho thấy rằng họ ăn nhiều thịt và ngô hơn trong năm cuối đời, tiết lộ rằng người Inca có thể đã cho các nạn nhân được sống khá no đủ trước ngày bị hiến tế.

Tuy nhiên, những nạn nhân bị hiến tế khác phải chịu đựng cảnh sống đạm bạc hơn và kết thúc buồn thảm hơn. Trong số những người Maya bị hiến tế thì các chi tiết giải phẫu như số lượng lỗ sâu trên răng cho thấy nạn nhân thường không được sống đầy đủ trước khi mất mạng.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người vợ trong “Vợ nhặt” có tên thật là gì? Số ít học sinh giỏi Văn mới trả lời được câu hỏi này

Hầu hết mọi người đều không biết tên của nhân vật chính tác phẩm này.
2

Người chơi đầu tiên phá kỷ lục 14 câu của "Ai là triệu phú" nhờ... cãi lời vợ

Anh trả lời đúng 14 câu hỏi và giành 80 triệu đồng.
4

4 kỳ nhân trong truyện Kim Dung: Sở hữu võ công tuyệt đỉnh nhưng vẫn chưa đứng đầu

Trong số các nhân vật sở hữu võ công cái thế, có 4 kỳ nhân dù được ban tặng tuyệt kỹ nhưng lại không thể trở thành thiên hạ đệ nhất.
5

Chữ "You" trong YouTube có nghĩa là gì - Vì sao người ta lại đặt tên nghe buồn cười thế?

Chữ "You" trong YouTube từng là biểu tượng của nền tảng. Nhưng giờ đây, nó đang mất dần ý nghĩa.

Clip 'nhóm thanh niên dàn cảnh để lấy trộm xe máy' gây phẫn nộ tuần qua

2 thanh niên giả vờ hỏi mua đồ để đánh lạc hướng cô gái, tạo cơ hội cho đồng phạm lấy trộm chiếc xe máy của cô này. Đoạn clip ghi lại màn trộm xe táo tợn đã gây phẫn nộ mạng xã hội tuần qua.

Đi tìm công nghệ làm bảo kiếm của người xưa

Vào năm 1965, người ta đã đào được một thanh kiếm Câu Tiễn bằng đồng dù bị chôn sâu dưới đất hơn 2.000 năm vẫn sắc bén, sáng bóng chứng tỏ trình độ rèn kiếm của các nghệ nhân nước Việt thời Âu Dã Tử đã rất điêu luyện.

Clip "nhóm bạn trẻ chạy xe máy mở đường cho xe cấp cứu" nổi bật tuần qua

Đoạn clip ghi lại hành động đẹp của một nhóm bạn trẻ, khi sử dụng xe máy để mở đường và đề nghị các phương tiện khác nhường đường cho xe cấp cứu, đã khiến nhiều người nể phục.

Thứ thế trong xã hội ngày trước

Không rõ ai là người đã xác lập ra thứ thế tầng lớp xã hội “Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám…” nhưng rõ ràng thế thứ này một thời được xã hội ngày trước thừa nhận trong mức độ công chúng.

Hình ảnh động vật nổi bật: Sư tử bất ngờ vồ diễn viên trong màn xiếc thú

Khoảnh khắc sư tử kích động bất ngờ tấn công người dạy thú khi đang diễn xiếc khiến nhiều khán giả kinh hãi, là một trong những hình ảnh động vật nổi bật tuần qua.

Clip "màn ảo thuật nổi tiếng bị lật tẩy" nổi bật tuần qua

Đoạn video lật tẩy bí mật của màn diễn ảo thuật nổi tiếng là một trong những clip nổi bật nhất mạng xã hội tuần qua.

Rắn nghe tiếng động như thế nào?

Không có đôi tai như đa số loài động vật khác, nhưng rắn nhận biết môi trường xung quanh theo một cách cực kỳ nhạy bén.

Chung cư cũ khiến người Mỹ trầm trồ, là biểu trưng đặc biệt của TPHCM?

Không chỉ biểu trưng cho sự cổ kính ngay giữa trung tâm thành phố, chung cư 42 Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM) còn khiến bao du khách và truyền thông quốc tế phải thích thú, trầm trồ.

Xem ‘Dưới bóng giai nhân’ ngẫm về phụ nữ thời nay

Giải trí - Nguyễn Huy - 24/11/2024 12:00
Vở kịch "Dưới bóng giai nhân" (đạo diễn Quang Thảo, cảm tác từ "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du) là một tác phẩm mượn chuyện xưa liên hệ với bối cảnh xã hội hiện đại.

Bí ẩn truyền nhân của Hư Trúc, bị thương nặng vẫn đấu lại Dương Quá

Thư giãn - Nguyệt - 24/11/2024 11:00
Bài viết này sẽ phân tích một số chi tiết về cuộc đời Hư Trúc sau khi lui về ở ẩn và hé lộ về một truyền nhân của cao thủ này.

“Manifest” từ được nói đến nhiều nhất trong năm 2024, lý do được chọn cực thuyết phục!

Phong cách sống - S.A - 24/11/2024 10:00
Mới đây, nhà xuất bản từ điển Cambridge đã công bố “manifest” là từ của năm 2024. 

Từ chuyện Lâm Đại Ngọc được tặng hoa trong Hồng Lâu Mộng: Bài học cho giới trẻ

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 24/11/2024 09:00
Lâm Đại Ngọc, một nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ điển Trung Hoa. Từ câu chuyện của nàng, chúng ta có thể rút ra bài học về tầm quan trọng của việc rèn luyện EQ, đặc biệt là cho giới trẻ ngày nay.

Nững nhận xét thú vị về cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 24/11/2024 08:00
Cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'của Adam Grant – giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của đại học Wharton và là tác giả cuốn 'Dám nghĩ lại' nổi tiếng – sẽ giúp chúng ta mở khóa tiềm năng của mình, từ đó vươn đến những thành tựu lớn lao.

Facebook Messenger công bố hàng loạt tính năng mới

Kỹ năng - Bình Minh - 23/11/2024 12:00
Người dùng có thể trải nghiệm các tính năng mới này từ ngày hôm nay.

Môn phái có tới 3 cao thủ đệ nhất thiên hạ nhưng đáng tiếc "sớm nở tối tàn"

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 23/11/2024 11:00
Môn phái nào có khả năng vượt mặt Thiếu Lâm?

Những người giỏi kiếm tiền đều có chung bộ 3 quy tắc “bất di bất dịch”

Suy ngẫm - Ngọc Linh - 23/11/2024 10:00
Đâu là thứ làm nên sự khác biệt giữa người giỏi kiếm tiền với người mãi không thể tăng thu nhập?

Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến với người dân vùng biên cương

Giải trí - THU HƯỜNG - 23/11/2024 09:58
Hành trình diễn ra từ ngày 26 đến 30-11-2024, tại các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái với các hoạt động ý nghĩa, như trao quà hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bão lũ Yagi; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo...

Biến tiềm năng thành tài năng - Lùi lại không phải là mất đà hay bỏ cuộc, mà là để tiến về phía trước

Từ sách - Phim - TĐ - 23/11/2024 09:00
Kỹ năng không phát triển với tốc độ ổn định nên việc cải thiện nó cũng giống như lái xe lên núi. Càng lên cao, đường càng dốc, sự tiến bộ của chúng ta cũng ngày càng ít đi. Khi hết đà, ta bắt đầu trì trệ.

Lựa chọn đồng đội quan trọng như thế nào? 7 lời khuyên từ sách 'Chiến thắng Con Quỷ bên trong'

Từ sách - Phim - Quìn - 23/11/2024 08:00
“Chiến thắng Con Quỷ bên trong”: 7 nguyên tắc giúp bạn vượt qua chướng ngại và tìm thấy thành công. Đã được dịch sang hơn 10 ngôn ngữ trên thế giới. Luôn nằm trong danh sách khuyến đọc của các doanh nhân, nhà lãnh đạo thành công.

TP. Hồ Chí Minh triển khai khảo sát DDCI năm 2024

Kỹ năng - Hoàng Kim - 22/11/2024 15:42
Khảo sát DDCI được tiến hành từ nay đến 15/12/2024, tập trung vào các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư đang triển khai dự án, các hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Lần đầu thấy cảnh người Việt Nam thu hoạch hoa súng, khách Mỹ choáng ngợp

Thư giãn - Huy Hoàng - 22/11/2024 12:00
Có chuyến đi tới đồng bằng sông Cửu Long cách đây không lâu, phóng viên người Mỹ chứng kiến cảnh người địa phương thu hoạch hoa súng nên thấy rất ấn tượng.

Dùng chatbot AI trả đũa kẻ lừa đảo

Kỹ năng - Cẩm Bình - 22/11/2024 11:00
Nhiều người khi phát hiện mình là mục tiêu bị lừa đảo đã cố gắng làm lãng phí càng nhiều thời gian của kẻ lừa đảo càng tốt.

Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù

Phong cách sống - Hoàng Hà - 22/11/2024 10:00
Trào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 25/11/2024