Những đóng góp lớn lao của GS-TS Võ Tòng Xuân cho nông nghiệp Việt Nam

Văn Kim Khanh22/08/2024 10:00
Những đóng góp lớn lao của GS-TS Võ Tòng Xuân cho nông nghiệp Việt Nam

GS-TS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học nông nghiệp của Việt Nam và thế giới vừa qua đời ngày 19.8. Tiễn biệt ông, giới khoa học, chính quyền và nông dân các tỉnh ĐBSCL dành cho ông tình cảm rất thiêng liêng, cao đẹp.

giao-su-vo-tong-xuan-luc-tung(1).jpg
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và GS-TS Võ Tòng Xuân - Ảnh: L.T

Viếng GS-TS Võ Tòng Xuân, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung viết: "Vô cùng thương tiếc GS-TS Võ Tòng Xuân, người thầy và là nhà khoa học lớn của nước nhà".

GS-TS Võ Tòng Xuân sinh ngày 6.9.1940 tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Thuở niên thiếu của ông trải qua nhiều cơ cực, vừa học vừa làm nhiều nghề để lo cho 5 anh em. Năm 1961, ông được học bổng du học tại trường Đại học Nông nghiệp Philippines ở Los Banos và là một du học sinh xuất sắc trong học tập.

gs-xuan-3.jpg
GS -TS Võ tòng Xuân vào những năm 1970 - Ảnh: TL

Năm 1966, ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân Hóa nông và được nhận làm nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). Khi đất nước ở giai đoạn giao thời giữa chiến tranh và hòa bình, GS-TS Võ Tòng Xuân đã chọn con đường trở về quê hương, mang hoài bão lớn lao phục vụ nhân dân. Vì vậy, năm 1971, khi đang có việc làm ổn định ở Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI - Philippines), ông đã quyết định trở về nước, công tác tại Viện Đại học Cần Thơ (sau này đổi tên thành Trường Đại học Cần Thơ). Đến năm 1974, ông sang Nhật Bản làm nghiên cứu sinh rồi trở về vào tháng 4.1975.

giao-su-vo-tong-xuan-luc-tung.jpg
GS-TS Võ Tòng Xuân một đời gắn bó với cây lúa - Ảnh: L.T

Cách đây 2 năm, tôi có dịp làm việc với GS-TS Võ Tòng Xuân, khi được ông tiếp chuyện, tôi có hỏi ông: "Sau 30.4.1975, một số trí thức đi ra nước ngoài. Vì sao giáo sư không đi nước ngoài?". Ông ôn tồn giải thích: "Tôi là người sinh ra từ vùng quê nghèo An Giang. Tôi có định hướng học nông nghiệp để phục vụ quê hương, làm sao cho nông dân mình ngày càng khá, giàu lên. Dân mình sống trên vùng đất trù phú nhưng lại nghèo khó, đó là vấn đề trăn trở của tôi. Chính vì vậy tôi quyết ở lại Việt Nam".

gs-xuan-5.jpg
GS-TS Võ Tòng Xuân đi khảo sát giống lúa chịu mặn ở ĐBSCL - Ảnh: GS Nguyễn Thị Lang

Trong cuộc trò chuyện đó, GS-TS Võ Tòng Xuân nhớ lại cái thời cả nước thiếu gạo (1977-1978), ĐBSCL bị dịch rầy nâu, Đại học Cần Thơ tạm đóng cửa để ra đồng cứu lúa. Ông kể: "Đó là một quyết định táo bạo. Trong lúc ruộng lúa cao sản của hàng trăm ngàn nông dân bị thiệt hại vì rầy nâu, không còn gạo để ăn, phải ăn thân cây chuối xắt mỏng, biện pháp hữu hiệu nhất và ít tốn kém nhất là sử dụng giống lúa kháng rầy nâu phủ kín đồng bằng. Cách thực hiện cũng phải phù hợp với thực tế. Chiến thắng của nông dân ĐBSCL đối với con rầy nâu là một kỳ công làm cho các chuyên gia quốc tế đều thán phục".

gs-xuan-2.jpg
GS-TS Võ Tòng Xuân xem xét lúa giống với nông dân - Ảnh: Internet

GS-TS Võ Tòng Xuân kể lại: "Đây là một sự phối hợp lực lượng rất độc đáo. Từ 5 gram hạt giống lúa IR36 gửi trong một bao thơ từ Viện lúa tuốc tế ở Philippines, tôi và TS Nguyễn Văn Huỳnh đã thanh lọc tính kháng rầy và tiềm năng năng suất của IR36, sau đó nhân ra được khoảng 2 tấn lúa giống. Lúc đó nạn rầy nâu khủng khiếp đang đốt cháy hầu hết các cánh đồng lúa cao sản trồng giống lúa cũ TN73-2 và IR26".

Hàng trăm ngàn bà con nông dân điêu đứng, nhiều người bán cả tủ thờ để đầu tư trừ rầy nâu nhưng vẫn thất bại. Thời đó người dân Vĩnh Long, Bến Tre phải cột xuồng nối đuôi nhau đi sang các tỉnh Sóc trăng, Bạc liêu, Cà Mau để mua gạo ăn.

gs-xuan-8.jpg
GS-TS Võ Tòng Xuân tại cuộc họp mặt đầu năm 2024 ở Cần Thơ - Ảnh: Văn Kim Khanh

"Tôi đề nghị ban giám hiệu cho đóng cửa trường trong 2 tháng để chúng tôi cho sinh viên đem phổ biến giống lúa mới IR36 kháng rầy để cứu nông dân. Ông Phạm Sơn Khai, Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ đã đồng ý. Hơn 2.000 sinh viên nông nghiệp và sư phạm, sau 2 ngày được huấn luyện cấp tốc 3 phương pháp: sản xuất mạ, chuẩn bị đất cấy, và cấy lúa 1 tép, đã ra quân dưới sự hướng dẫn của cán bộ Khoa Trồng trọt đến tất cả các địa phương đang có rầy nâu xuất hiện. Mỗi sinh viên mang 1kg lúa giống IR36 để gieo thành mạ rồi cấy ra 1.000 mét vuông ruộng, trái với tập quán của nông dân là phải cần đến 8 - 10kg lúa giống. Cán bộ nông nghiệp ở các huyện, xã tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long và Cần Thơ bố trí cho từng sinh viên đến ruộng của nông dân đang gặp dịch rầy nâu để chuẩn bị trồng giống lúa IR36 theo kỹ thuật mới", GS-TS Võ Tòng Xuân kể lại.

cao-2.jpg
Nhiều giống lúa chất lượng cao được trồng ở ĐBSCL từ các chương trình nhân giống của GS-TS Võ Tòng Xuân

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân, ba tháng sau đó, tất cả các ruộng lúa IR36 chuẩn bị được gặt, nông dân phải ra đồng ngủ giữ lúa để không bị ăn cắp giống. Bà con đổi lúa giống cho nhau và tiếp tục nhân giống kiểu 1 tép như sinh viên đã hướng dẫn, và chỉ trong hai vụ lúa, giống mới IR36 đã phủ kín khắp các vùng lúa cao sản, quét sạch nạn rầy nâu, chấm dứt thảm họa cho nông dân. Nạn thiếu gạo ở ĐBSCL cũng hết từ đó.

giao-su-vo-tong-xuan-04-luc-tung.jpg
GS-TS Võ Tòng Xuân khảo sát vùng cây trái ở ĐBSCL - Ảnh: L.T

Ông có một ý nghĩ rất thực tế về các mô hình hợp tác phát triển nông nghiệp: "HTX, hội quán, cánh đồng mẫu lớn, hay là 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, giảm phát thải… Các mô hình này sẽ được nông dân quan tâm, tham gia khi họ thấy được lợi ích thiết thực".

Về thương lái trong phát triển nông nghiệp, ông cho rằng: "Do hoàn cảnh thực tế của nước ta, vì vậy, phát triển nông nghiệp hàng hóa phải có sự chỉ đạo của Nhà nước, sự phối hợp của nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân. Cũng nên phát huy tính tích cực của thương lái trong cung ứng lúa gạo. Làm thế nào hài hòa lợi ích của lực lượng sản xuất phân phối thì nền kinh tế sẽ chuyển biến tốt".

chau-phi.jpg
Chương trình giúp cho Sierra Leone phát triển nghề trồng lúa nước của GS-TS Võ Tòng Xuân - Ảnh: T.L

Không chỉ lo cho nông nghiệp Việt Nam, GS-TS Võ Tòng Xuân vẫn còn canh cánh bên lòng chương trình giúp cho Sierra Leone (châu Phi) phát triển nghề trồng lúa nước. Ở tuổi ngoài 80, GS-TS Võ Tòng Xuân vẫn suy nghĩ miệt mài đưa kỹ thuật trồng lúa nước Việt Nam sang châu Phi. Trong số các nước châu Phi mà GS-TS Võ Tòng Xuân và nhóm cộng sự hỗ trợ, Sierra Leone là quốc gia đầu tiên.

GS-TS Võ Tòng Xuân cho biết: "Tôi nghĩ Việt Nam mình từ chỗ thiếu ăn đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới thì mình có thể đem kinh nghiệm ra giúp Sierra Leone. Vậy là tôi hứa với ông Đại sứ và ông xúc tiến sắp xếp cho tôi sang Sierra Leone để khảo sát đất đai".

Sau bước đầu thử nghiệm thành công ở Sierra Leone, GS-TS Võ Tòng Xuân và các cộng sự tiếp tục có mặt Nigeria, Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi, Liberia để khảo sát. Từ những chuyến đi, ông chia sẻ: "Nếu được hướng dẫn, nông dân châu Phi có thể làm nông nghiệp rất tốt. Tuy nhiên, để làm được điều này cần rất nhiều yếu tố để hỗ trợ, đồng hành cùng phát triển". Chương trình này của ông còn dang dở.

vtx-1.jpg
Cho đến cuối đời GS-TS Võ Tòng Xuân vẫn còn tâm nguyện phục vụ xã hội - Ảnh: D.N.C

Sau hơn 50 năm liên tục hoạt động phụng sự nghề nông, cuối năm 2023, sau lần trải qua bạo bệnh, sức khỏe suy giảm nhưng ông vẫn đầy nhiệt huyết. Khi nhận giải thưởng VinFuture trị giá khoảng 6 tỉ đồng, ông lại quyết định dành trọn số tiền này để lập Quỹ học bổng chăm lo con em nhà nông.

gs-xuan-4.jpg
GS-TS Võ Tòng Xuân (trái) trong ngày nhận giải thưởng VinFuture năm 2023 - Ảnh: VnExpress

Nhà giáo Võ Tòng Xuân được phong Giáo sư năm 1980, Anh hùng Lao động năm 1985, Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân năm 1999. Ông đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, như: Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật năm 2005; giải thưởng Nikkei Á Châu 2002 về tăng trưởng vùng; giải thưởng Ramon Magsaysay về "Phục vụ Nhà nước" năm 1993; Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới" năm 1995; Huy chương "Kỵ mã nông nghiệp" của Bộ Nông Lâm Thủy sản Pháp năm 1996; Huân chương "Mặt trời mọc" của Chính phủ Nhật Bản về quan hệ Nhật – Việt năm 2019; giải thưởng Đặc biệt VinFuture 2003 về phụng sự nhân loại.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Chàng trai 21 tuổi phượt xuyên Việt 4.125km trên chiếc xe Dream bố tặng

Đức Long đã dành tiền tiết kiệm để thực hiện chuyến phượt từ Hà Nội vào đất mũi Cà Mau bằng chiếc xe Dream cũ.

Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất?

Theo kết quả khảo sát, thanh thiếu niên ở Philippines cảm thấy cô đơn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều là một lý do dẫn tới tình trạng này.

Ít ai biết người phụ nữ gốc Trung Quốc này là "mẹ đỡ đầu" của cơn sốt AI toàn cầu

Ít người biết rằng, người khởi nguồn cho cơn sốt công nghệ toàn cầu thời gian qua lại là một phụ nữ.

Nhà sư tài hoa từng được mệnh danh ‘đẹp trai nhất Thiếu Lâm Tự’ vừa qua đời ở tuổi 21

13 tuổi đến theo học Kung Fu tại Thiếu Lâm Tự, Thu Phong tự hào được trở thành đệ tử đời thứ 34 của ngôi chùa cổ này. Thế nhưng, chẳng thể ngờ cuộc đời của nhà sư trẻ chỉ vỏn vẹn 21 năm.

Từ bồi bàn trở thành trợ lý Giáo sư ở Mỹ, tôi nhận ra: Nghèo khó chính là bàn đạp vĩ đại nhất!

Sự nghèo khó trong quá khứ không ngăn cản tôi tiến về phía trước.

Tỷ phú Jack Ma: Gửi email, dặn con 3 điều để bước ra đời không lo thua thiệt

Không chỉ là nguồn cảm hứng của nhiều người trên con đường sự nghiệp, phương thức giáo dục con cái của Jack Ma cũng rất đáng để nhiều người suy ngẫm.

Quá áp lực, người trẻ Trung Quốc đua nhau thuê chuyên gia gây ngủ

Người gây ngủ toàn thời gian kiếm tới 30 nghìn tệ (105 triệu đồng) một tháng chưa kể tiền boa, khách hàng chủ yếu là người trẻ chịu áp lực bởi văn hóa làm việc 996.

Không còn sang chảnh, giới trẻ Hàn Quốc thời nay thích sống kiểu hoàn toàn khác

Quên đi những bữa ăn sang trọng tại nhà hàng và một tách cà phê mỗi sáng, giới trẻ Hàn Quốc không còn dám chi tiêu hoang phí nữa.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025