Trong cuộc viếng thăm, tôi thấy rằng cơ xưởng này vẫn dùng báo cáo giấy để gửi thông tin từ nhóm này sang nhóm khác. Tôi hỏi: “Nếu có vấn đề chính về dây chuyên lắp ráp chế tạo thì điều gì sẽ xảy ra?”
Một người quản lí bảo tôi: “Công nhân phải viết báo cáo cho người giám sát; người giám sát phải kiểm vấn đề rồi viết báo cáo cho người quản lí chế tạo; người quản lí chế tạo sẽ tiếp xúc với bộ phận kĩ nghệ và triệu tập cuộc họp để báo cáo vấn đề; người kĩ sư sẽ viết báo cáo cho người quản lí kĩ nghệ và gợi ý giải pháp để sửa vấn đề; người quản lí kĩ nghệ sẽ viết báo cáo cho bộ phận tài chính và xin ngân sách để sửa vấn đề; người quản lí tài chính sẽ viết báo cáo cho phó chủ tịch tài chính để được chấp nhận; phó chủ tịch tài chính chấp nhận ngân sách rồi viết báo cáo cho ông chủ tịch về vấn đề này.”
Tôi hỏi: “Mất bao lâu để đạt tới người làm quyết định như ông phó chủ tịch? Và mất bao lâu cho ông chủ tịch biết về vấn đề này? Câu trả lời là: “Trung bình, phải mất mười ngày tới hai tuần vì mọi người cần thời gian viết báo cáo và báo cáo phải được kiểm điểm trước khi nó được gửi cho cấp tiếp.”
Rồi tôi hỏi: “Nếu phải mất hai tuần để làm cho vấn đề được sửa thì điều gì xảy ra cho công nhân?” Câu trả lời là “Họ phải đợi cho tới khi vấn đề được sửa vì họ không thể làm việc khi có vấn đề với dây chuyền sản xuất.”
Vào lúc đó, tôi biết tại sao họ đã mời tôi làm xê mi na về Công nghệ thông tin. Trong buổi xê mi na, tôi đã thảo luận vấn đề này và khuyên rằng họ dùng công nghệ thông tin để làm tăng hiệu quả và cải tiến hiện năng, điều nhận được đáp ứng tích cực từ những người quản lí. Năm ngoái tôi đã tới thăm cùng cơ xưởng đó lần nữa và thấy rằng họ đã dùng hệ thông tin để quản lí dây chuyền lắp ráp của xưởng.
Tôi hỏi: “Nếu có vấn đề chính trên dây chuyền lắp ráp thì điều gì sẽ xảy ra?” Lần này câu trả lời là: “Quãng một tiếng, công nhân viết báo cáo trên máy tính, hệ thống CNTT sẽ lập tức gửi báo cáo cho mọi người quản lí đồng thời. Họ phải ra quyết định nhanh chóng về cách giải quyết nó và đồng thời ông phó chủ tịch tài chính sẽ chấp thuận ngân sách và ông chủ tịch được thông báo.”
Tôi hỏi: “Điều gì xảy ra cho công nhân?” Câu trả lời là: “Họ được tái chuyển ngay sang dây chuyền khác hay xưởng khác để làm việc trong thời gian sửa chữa bởi Hệ thống phân bổ tài nguyên được kiểm soát tự động bởi hệ thống quản lí lí thông tin.” Tôi rất ấn tượng, cho nên sau chuyến thăm cơ xưởng này, tôi đi tới gặp người quản lí cấp cao và ca ngợi nỗ lực của họ.
Người quản lí cấp cao nói: “Chúng tôi đang vận hành trong môi trường cạnh tranh cao. Là một công ti cỡ trung, chúng tôi bị đe doạ thường xuyên từ các công ti lớn và nếu chúng tôi không thay đổi nhanh chóng, chúng tôi có thể bị đẩy ra khỏi kinh doanh. Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của quản lí các qui trình cơ xưởng theo cách đảm bảo rằng sản phẩm của chúng tôi tới thị trường nhanh chóng, có chất lượng cao, đáp ứng mọi đặc tả kĩ thuật, và với giá tốt. Chìa khoá cho điều này là có chiến lược quản lí thông tin tốt như một phần của doanh nghiệp. Ngày nay doanh nghiệp bị đối diện với nhiều tài liệu, emails, và các công việc giấy tờ khác và bằng việc dùng hệ thống tự động hoá được quản lí bởi người quản lí hệ thông tin; chúng tôi có thể quản lí và chia sẻ thông tin trong toàn công ti.”
Giám đốc thông tin giải thích: “Thành công bao gồm việc làm kế hoạch dài hạn, làm rõ ràng và suy nghĩ kĩ lưỡng, thay vì chỉ phản ứng với vấn đề khi chúng nảy sinh. Trong kinh doanh này, chúng tôi phân biệt giữa công ti phản ứng và công ti dự ứng. Công ti dự ứng là công ti lập kế hoạch trước. Không may là ngay cả ngày nay nhiều công ti bị buộc phải vận hành theo cách phản ứng, và đặc biệt trong khu vực phát triển hệ thông tin. Không có những người quản lí được đào tạo trong quản lí hệ thông tin, nhiều công ti thất bại. Vấn đề là khi thị trường thay đổi, các công ti cần giải quyết với khách hàng ngày càng phức tạp hơn và nhu cầu hệ thông tin hiện thời của họ cần được cập nhật.
Không hiểu cách nhìn kiến trúc hay không có chiến lược CNTT nhiều công ti chỉ mua trang thiết bị tốn kém và thêm nhiều phần cứng nhưng không nhận được ích lợi nào bởi vì họ không biết cách tích hợp chúng vào hệ thống cố kết. Một số thêm các cấu phần mới vào hệ thống hiện có và hi vọng cải tiến hiệu năng của nó trong khi số khác mua máy phục vụ mới và nhiều máy tính rồi thấy ra rằng nhưng thứ này không phải là giải pháp.
Bất kì quyết định nào họ đưa ra, điều quan trọng là nghĩ một cách chiến lược bằng việc hiểu kiến trúc rồi thiết kế ra hệ thống mà có thể tích hợp da dạng các cấu phần tương hợp của hệ thông tin như máy sao chép, máy in, máy phục vụ, thiết bị di động, trang thiết bị hội thảo từ xa v.v vào trong một hệ thống cố kết. Nhiều công ti có mọi trang thiết bị nhưng có thể không dùng nó một cách hiệu quả vì họ không có người quản lí hệ thông tin giỏi. Những công nghệ này có thể cung cấp ích lợi lớn nhưng cũng có thể dẫn tới thảm hoạ lớn.”
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, CNTT là nền tảng cho việc làm kinh doanh và các công ti đủ mọi kiểu đang khám phá ra rằng cách họ quản lí CNTT là mấu chốt cho tính cạnh tranh của họ. CNTT xác định ra liệu vận hành của công ti có hiệu lực, quả và đúng thời gian không; liệu nhân viên có đủ thông tin họ cần để làm công việc của họ không. Điều này nghĩa là người chủ công ti và người quản lí cấp cao phải xác định cách công ti sẽ làm kinh doanh trong nền kinh tế số thức. Nó có nghĩa là họ phải có hệ thông tin tốt tại chỗ bao quát mọi đơn vị nghiệp vụ.
Và nó có nghĩa là họ phải giải quyết vấn đề mà đơn vị nghiệp vụ đó không thể giải quyết được như các qui trình và dữ liệu nào sẽ được chuẩn hoá toàn công ti. Không may, nhiều người chủ công ti và người quản lí hàng đầu thường thậm chí không biết bắt đầu từ đâu khi phải quản lí công nghệ thông tin và họ cần ai đó có kĩ năng này. Đó là lí do tại sao trong vài năm qua, có nhu cầu cao về người tốt nghiệp Quản lí hệ thông tin (ISM) ở mọi nước.