Ngôi làng duy nhất làm nghề thêu long bào ở Việt Nam

21/09/2020 14:30
Ngôi làng duy nhất làm nghề thêu long bào ở Việt Nam

Làng Đông Cứu (huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề thêu long bào, phục vụ cho các vương triều phong kiến Việt Nam. Đến nay, nhiều mẫu áo, vật dụng có họa tiết hoa văn cổ qua các triều đại xưa đã được người dân làng nghề kỳ công phục dựng, bảo tồn.

         UBND TP.Hà Nội đã công nhận nghề thêu phục chế ở làng Đông Cứu vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016 - Ảnh: Lan Nhi  

Nghề thêu cổ truyền

Nằm bên bờ hữu ngạn của dòng Nhuệ Giang, làng Đông Cứu (xã Vĩnh Tiến, huyện Thường Tín) mang vẻ êm đềm và thanh bình như bao vùng quê ven đô khác. Xưa kia, làng Đông Cứu cũng thuộc trong vùng “ngũ xã” cùng với các làng khác như Đông Gia, Bình Lăng, Quất Động. Tương truyền rằng, vào khoảng thế kỷ XV, một vị quan người thôn Quất Động có tên là Lê Công Hành trong quá trình đi sứ sang Trung Quốc đã học được nghề thêu, sau đó trở về truyền lại nghề cho dân làng lưu giữ đến tận bây giờ.

Theo chia sẻ của người dân địa phương, nghề thêu và phục dựng các trang phục cổ ở Đông Cứu phải tuân thủ theo nhiều quy tắc, chuẩn mực. Người thợ vừa phải khéo léo trong từng đường kim thêu, vừa phải bắt nét bằng sợi kim tuyến sao cho thật nhịp nhàng, linh hoạt. Với kỹ thuật thêu điêu luyện, những người thợ lành nghề nơi đây từng được các vua triều Nguyễn năm xưa mời vào kinh đô Huế may vá, thêu thùa hoa văn trên các bộ trang phục hoàng cung. Đến nay, tuy đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, Đông Cứu vẫn là ngôi làng duy nhất trên đất Bắc còn giữ được lối thêu cổ, giữ được nghề phục dựng long bào, áo mão cho vua chúa, quan lại, quý tộc trong triều đình xưa.

Ông Đỗ Bá Hệ (sinh năm 1936, gia đình đã có 6 đời làm nghề thêu long bào ở làng Đông Cứu) chia sẻ: “Trước kia, huyện Thường Tín có rất nhiều địa phương làm nghề thêu. Nhưng thêu đồ cung đình, áo mão, mũ, lọng theo lối cổ thì chỉ có ở Đông Cứu. Nghề thêu Đông Cứu có nhiều kỹ thuật đặc trưng, dễ phân biệt với các địa phương khác như vừa thêu vừa phải nhồi đặc chỉ, vừa thêu xoắn lại vừa phải bắt nét quanh kim tuyến sao cho mềm mại. Các kỹ thuật này kết hợp nhịp nhàng với nhau tạo thành những hoa văn tinh xảo mà chỉ có những người có tay nghề, trình độ cao trong làng mới có thể thực hiện được”.

Cũng theo ông Hệ, bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng có ngôn ngữ riêng, ý nghĩa riêng và nghề thêu cổ truyền cũng vậy. Những hình rồng phượng, hoa lá uốn lượn, vân mây nẩy trăng... được sắp xếp bố cục cân xứng trên tà áo, vừa thể hiện được sự lộng lẫy, đồng thời cũng thể hiện thứ bậc, giai cấp trong xã hội thời bấy giờ. Sự tỉ mỉ của nghề thêu Đông Cứu không chỉ ở lúc thêu, mà trước đó các công đoạn như chọn chỉ tơ, chọn sợi kim tuyến, vẽ màu, sáng tạo hình ảnh, in ấn lên vải cũng được những người thợ hết sức coi trọng. Với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Đông Cứu, các đường viền chỉ trở nên mềm mại, uốn lượn nhẹ nhàng, khác hẳn với các sản phẩm thêu thủ công ở địa phương khác.

Tiếp nối nghề truyền thống

Để có thể hoàn thiện được những bộ long bào phục chế, nhiều xưởng thêu trong làng Đông Cứu phải cất công đi đặt từng mét vải ở những làng nghề có uy tín như Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP.Hà Nội), Nha Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Đối với những đơn đặt hàng lớn, người thợ Đông Cứu đã bỏ nhiều công sức chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu nguyên liệu, màu sắc, lối thêu... Do nhu cầu thị trường ngày một tăng lên, các sản phẩm long bào tại làng Đông Cứu được làm ra có giá thành cao, dao động khoảng 20 - 25 triệu đồng/sản phẩm. Chủ yếu phục vụ cho mục đích trưng bày tại các bảo tàng, phục vụ lễ hội, tín ngưỡng dân gian, góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

“Bắt tay vào nghiên cứu, phục dựng các trang phục cung đình từ năm 1993, thông qua các tư liệu lịch sử thu thập được từ các nhà sử học, nhà nghiên cứu, sưu tầm trang phục cung đình, tôi đã phục dựng được 30 bộ trang phục long bào thể hiện chuẩn mực về mỹ thuật theo nguyên bản mẫu cổ. Các sản phẩm thêu đã được trưng bày ở một số nước trên thế giới, còn lại một số trang phục cung đình được trưng bày ở bảo tàng Huế. Ngoài những trang phục cung đình, xưởng của gia đình còn có thêm nhiều sản phẩm thêu khác như trang phục văn hóa lễ hội, văn hóa tâm linh”, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi (sinh năm 1974, làng Đông Cứu) cho hay.

Không chỉ tạo ra các sản phẩm thêu độc đáo, có một không hai phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, làng Đông Cứu còn là một điểm du lịch lý thú thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài đến tham quan. Hiện tại, thôn Đông Cứu đã và đang mở các lớp dạy nghề thường xuyên cho thế hệ trẻ tại địa phương để có thể bảo tồn và phát huy nghề thêu truyền thống. Trong tương lai, địa phương cũng rất mong muốn có thể xây dựng một khu nhà để trưng bày và giới thiệu sản phẩm thêu tay đến với du khách thập phương khi tham quan làng nghề. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng để Đông Cứu tiếp nối nghề xưa do cha ông truyền lại.

Theo năm tháng, nghề thêu cổ ở Đông Cứu ngày càng phát triển, có nhiều loại sản phẩm thêu thủ công đã đặt chất lượng cao, trở thành mặt hàng được nhiều đối tác nước ngoài đặt hàng. Đối với những người thợ thêu ở Đông Cứu lành nghề, chỉ cần vẽ phác những đường mẫu trên thanh vải là họ có thể sáng tạo ra những họa tiết kim cổ, các sắc phục sinh động, bắt mắt.

Ông Nguyễn Thế Du - Chủ tịch Hội Nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu - cho biết: “Việc bảo tồn và phát huy những mẫu thêu cổ là điều mong ước và tâm huyết của nhiều nghệ nhân trong làng. Những năm gần đây, nhiều di tích, lễ hội trong cả nước được khôi phục và phát triển. Chính điều này tạo điều kiện cho nghề thêu Đông Cứu được phục dựng lại. Nếu như hướng đi của làng thêu Quất Động là tranh thêu và các sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu, thì làng thêu Đông Cứu tập trung phát triển các mặt hàng phục vụ cho công tác bảo tàng, di tích, lễ hội.

Hiện nay, nghề thêu ở Đông Cứu đang đi vào ổn định, nhu cầu đặt hàng của khách trong nước và nước ngoài khá nhiều. Do kỹ thuật thêu của Đông Cứu không lẫn với kỹ thuật thêu của bất cứ lối thêu nào nên những người thợ thêu tại đây luôn phải khẳng định thương hiệu, từng ngày nâng cao chất lượng sản phẩm, tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Mỗi sản phẩm làm ra không chỉ để bày bán mà đối với những hộ dân yêu nghề đó còn là tác phẩm nghệ thuật, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống để thế hệ sau có cơ hội chiêm ngưỡng và tự hào”.

Theo Phạm Đông - Lan Nhi (Lao Động)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Triển lãm điêu khắc Hà Nội - Sài gòn 2020: dấu ấn 10 năm

Từ ngày 18/9 đến 18/10/2020, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ giới thiệu đến công chúng Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2020.

Danh họa Picasso qua lời kể của người con gái bí mật

Cuốn hồi ký của người con gái đầu lòng sẽ cho thấy một danh họa Picasso rất khác khi ở trong vai trò của một người cha, khác xa với những tai tiếng của ông trong vị trí một người tình.

Bên tách cà phê: Cà phê trong phẩm tính của người Do Thái

​​​​​​​Quán cà phê chưa từng là không gian của riêng người Do Thái, nhưng quán cà phê đã có ảnh hưởng sâu sắc đến việc tạo nên phẩm tính người Do Thái hiện đại.

Bên tách cà phê: Cà phê trong tiến trình thăng hoa âm nhạc của Johann Sebastian Bach

Cà phê đến châu Âu mang theo năng lượng tỉnh thức, tác động mạnh mẽ đến khả năng sáng tạo vô hạn cho các nhà soạn nhạc thời kỳ này với một lượng lớn tác phẩm âm nhạc kinh điển đã ra đời.

Nhà văn Văn Lê, tác giả 'Long thành cầm giả ca' qua đời ở tuổi 72

Nhà văn Văn Lê, tác giả kịch bản nổi tiếng 'Long thành cầm giả ca' đột ngột qua đời ở tuổi 72.

Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh

Ở thời điểm cực thịnh, đế chế Nguyên Mông chinh phục được 24 triệu km2, tương đương 1/6 diện tích địa cầu và trở thành đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.

An Giang: Công bố phát hành tem bưu chính văn hóa Óc Eo

An Giang vừa tổ chức buổi họp báo công bố phát hành tem văn hóa Óc Eo.

Bên tách cà phê: Đại văn hào Johann Wolfgang von Goethe - Cà phê là thức uống tuyệt vời nhất!

Cà phê vừa là xúc tác sáng tạo để con người khám phá thế giới, quán thấu bản thân cũng vừa là đối tượng nghiên cứu của khoa học.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025