Một thế hệ không có Kim Dung

01/11/2018 09:31
Một thế hệ không có Kim Dung

Nếu có ai cắc cớ hỏi tôi, rằng kỷ niệm về đại thụ văn chương Kim Dung, về truyện chưởng của ông thế nào, tôi tắc tị. Đó là sự thực. Dường như không chỉ có mình tôi, mà cả một thế hệ, thậm chí vài thế hệ.

Nhà văn Kim Dung, bậc thầy tiểu thuyết kiếm hiệp, không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, qua đời hôm 30.10, nhằm ngày 22 tháng 9 lịch âm, khi đã 94 tuổi. Với đời người, theo niềm mong mỏi của nhân sinh đạt tới “bách niên, trăm tuổi” thì sống thế đã được coi là chạm ngưỡng.

Truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết kiếm hiệp-võ hiệp, được dân xứ ta gọi nôm na là truyện chưởng. Chưởng là võ, một môn võ, động tác võ đánh bằng tay. Chưởng môn tức là người đứng đầu đầu môn phái võ, lò dạy võ nào đó. Khi ta giận ai, buột mồm “tao cho mày một chưởng bây giờ”. Từ này (chưởng) ở miền Nam trước năm 1975 nghe rất quen, phổ biến, nhưng ở miền Bắc gần như không có trong từ điển và đời sống.

Bây giờ, nhắc tới Kim Dung và truyện chưởng, rất nhiều người biết, bất kể trẻ hay già. Kim Dung và tác phẩm của ông đã thành một phần trong đời sống nên với số đông là cực kỳ gần gũi. Điều rõ thấy nhất, sau khi ông qua đời ngày hôm qua, những thông tin về ông, tác phẩm của ông tràn ngập trên mặt báo và mạng xã hội. Nhiều người được dịp bày tỏ niềm say mê Kim Dung và truyện chưởng Kim Dung, hồi tưởng những kỷ niệm với ông, những ấn tượng về cuốn sách, nhân vật này nọ. Một trời thương tiếc, thương nhớ Kim Dung. Kiếp người, khi ra đi, để lại khoảng trống vắng và tình yêu vô hạn như thế, quả thật trên đời không dễ mấy ai.

Nhưng thú thực, nếu có ai cắc cớ hỏi tôi, rằng kỷ niệm về đại thụ văn chương Kim Dung, về truyện chưởng của ông thế nào, tôi tắc tị. Đó là sự thực. Dường như không chỉ có mình tôi, mà cả một thế hệ, thậm chí vài thế hệ. Tuy nhiên, phải nói rõ, đám ấy sinh ra và lớn lên ở miền Bắc trong suốt mấy thập niên từ 50 tới 80 thế kỷ trước, và ở miền Nam một thời gian dài sau năm 1975. Chúng tôi là thứ sản phẩm lỗi, không hoàn chỉnh của một thời đại, một chặng đường dài khi đất nước bị chia cắt và chiến tranh, chịu một quan niệm văn chương bị chính trị tư tưởng chi phối, ràng buộc vô cùng chặt chẽ, thậm chí vô lý, nghiệt ngã.

Năm 1975, đất nước thống nhất. Nam Bắc sum họp. Những cách trở chia rẽ về mặt địa lý được xóa bỏ nhưng hố sâu về tư tưởng, tinh thần, văn nghệ… vẫn còn dai dẳng nhiều năm sau. Nơi tôi học (khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội) dù chuyên về văn học, văn chương nhưng sách từ miền Nam đưa ra hiếm lắm. Mãi đầu năm 1976, phòng tư liệu của khoa (nơi các thầy Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc bị “hạ phóng” xuống làm việc) mới có ít cuốn thơ Nguyên Sa, Vũ Hoàng Chương, Du Tử Lê, Lam Vị Thủy, Bùi Giáng, Đinh Hùng, Tô Thùy Yên, Trần Dạ Từ…; truyện của Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Võ Phiến, Phan Nhật Nam; truyện kiếm hiệp của Kim Dung, sách dịch của Hoàng Hải Thủy, v.v..

Mà chẳng phải chỉ những tác giả ấy, ngay sách của những nhà văn nhà thơ dòng “văn học lãng mạn” trước năm 1945, trong đó nhiều người đang “sống, chiến đấu” ở miền Bắc, như của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Huy Cận… cũng bị cấm, không được tái bản, còn những bản đưa từ miền Nam ra đều bị đẩy tuốt vào phòng tư liệu.

Tôi cũng chỉ được nghe có một loại truyện là sách chưởng Kim Dung chứ không được đọc, một phần do mình không đúng đối tượng ưu tiên, phần khác bởi sách ấy quá ít. Nghe nói hay và lạ lắm, nhưng hệ thông tin chính thống lại tuyên truyền rằng sách vở xuất bản ở miền Nam nhìn chung rất đồi trụy, độc hại, tào lao, chả nên tiếp cận làm gì. Nghe vậy thì biết vậy.

Không đọc những sách ấy, không đọc Kim Dung thì đọc gì? Lứa chúng tôi chỉ được biết đến thứ văn học thời đại anh hùng trong ánh sáng chiếu rọi của cách mạng. Đầy những sách “gối đầu giường” hừng hực tinh thần chiến đấu, như Bất khuất, Sống như anh, Người mẹ cầm súng, Gia đình má Bảy, Dấu chân người lính, Vùng trời, Lê Mã Lương và lý tưởng chiến đấu, Ruồi trâu, Thép đã tôi thế đấy, Túp lều bác Tôm, Con đường đói khát, Truyện ngắn Lỗ Tấn, Hầm bí mật bên bờ sông En Bơ… May thay, vẫn rơi lọt qua cửa kiểm định gắt gao những Thần thoại Hy lạp, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Chiến tranh và hòa bình, Con đường đau khổ… chứ không thì vốn liếng văn chương hạn hẹp biết bao nhiêu.

Mãi tới đầu năm 1977, khi vào miền Nam nhận việc, tôi mới biết mặt mũi cuốn truyện chưởng của đại thụ Kim Dung. Một đứa học trò theo gia đình đi kinh tế mới tặng tôi tập Lộc đỉnh ký, mà cũng chỉ có mỗn cuốn. Nó bảo, thầy ạ, nhà em xưa nhiều truyện Kim Dung lắm nhưng sau giải phóng phải nộp hết, có nhà còn bị chính quyền cho người tới tịch thu đem đốt. Cán bộ bảo không được dung chứa sách báo văn hóa đồi trụy, độc hại, tàn dư của Mỹ ngụy. Em tiếc mấy bộ sách chưởng Kim Dung lắm, tính giấu lại, ba em trừng mắt, con tính hại cả nhà sao. Nhìn đống sách bị họ chở đi tiêu hủy, như đứt từng khúc ruột. Cuốn Lộc đỉnh ký này do em đang đọc dở, để dưới gối mà còn.

Tôi đọc Kim Dung, cuốn ấy, nhưng không vào lắm, có lẽ nó là cuốn lẻ không đầu không đuôi nên chả hiểu mạch truyện thế nào, vả lại trong lòng vẫn chưa phai những lời đe nẹt, dậm dọa về thứ văn hóa độc hại nên cứ chờn chợn. Giờ nghĩ lại thấy những cách cư xử với văn chương của một thời sao mà ấu trĩ đến vậy.

Đám chúng tôi không biết Kim Dung chứ ở miền Nam, hầu như bạn trẻ nào đi học cũng biết. Lại nhớ một kỷ niệm. Năm 1980 nhóm giáo viên trường tôi được cử xuống tận Rạch Giá dạy một lớp dự bị đại học ở đó. Cả khách sạn nơi chúng tôi ở có nhõn cái tivi đặt dưới phòng ăn, chiếu Olympic Moskva 1980 người coi đông nghẹt, mấy thầy chẳng chen được bèn về phòng tán gẫu.

Một cậu trò độ khoảng 17 - 18 theo các thầy lên phòng chơi. Tôi không nhớ rõ bắt mạch từ điều gì, nó kể vanh vách những truyện kiếm hiệp của Kim Dung, với Kiều Phong, Đoàn Dự, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung, Vi Tiểu Bảo… thuộc như cháo chảy, khiến tôi và mấy thầy dân Bắc phục lăn. Thầy Vy thì thầm, công nhận chúng nó hay thật, thế mà chúng mình chả biết tí quái nào, lạ thế chứ.

Nghe thiên hạ đang nhớ thương một nhà văn tầm thế giới vừa nằm xuống, chợt hình dung ra đống sách trong đó có những truyện kiếm hiệp hấp dẫn của Kim Dung bị cháy nham nhở nghi ngút khói trên đường phố Sài Gòn năm xưa, buồn.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Kịch sử Việt: Lặng lẽ mà bền bỉ

Từ góc nhìn của một tác giả trẻ, sân khấu về sử Việt có nhiều hy vọng tồn tại trong bối cảnh khó khăn chung.

Sao Việt và quốc tế quy tụ trên thảm đỏ Lễ bế mạc LHP quốc tế Hà Nội lần thứ V

Tối 31.10 đã diễn ra lễ bế mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF) lần thứ V tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô – Hà Nội, chương trình được trực tiếp lúc 20 giờ trên kênh VTV1.

Cuộc đời nhiều bi kịch của Kim Dung: 3 lần kết hôn trắc trở, con trai cả tự sát

Kim Dung để lại cho đời những tác phẩm kiếm hiệp bất hủ, nhưng cuộc đời của ông lại nhiều truân chuyên và bi kịch đến xót xa.​

Huỳnh Vy đội vương miện Miss Tourism Queen Worldwide 2018 rạng rỡ về nước

Đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Du lịch Thế giới 2018 - Miss Tourism Queen Worldwide 2018 vừa đáp chuyến bay trở về TP.HCM, khép lại hành trình hơn 2 tuần tham gia cuộc thi với thành tích cao nhất.

Hoàng Sa qua tư liệu và hồi ức

Nhiều tư liệu quý về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa lần đầu được công bố thông qua cuốn sách “Huyện Hoàng Sa: Qua tư liệu và hồi ức” sẽ giúp cho người đọc hiểu nhiều hơn về một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc trong quá khứ.

Phương Nga thừa nhận việc bình chọn ảo tại Miss Grand International

Việc Phương Nga "lội ngược dòng" ngoạn mục trước đại diện Campuchia và lọt Top 10 nhờ bình chọn đã khiến cộng đồng fan quốc tế tranh cãi gay gắt, thậm chí đặt nghi vấn về lượt share ảo. Sau nhiều ngày im lặng, Phương Nga đã chính thức lên tiếng về ồn ào này.​

Cảm khái về nhà văn Kim Dung

Ngày 30.10.2018, Kim Dung, ông vua của dòng tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất châu Á qua đời ở tuổi 94. Vẫn biết tuổi này ra đi là thọ, nhưng những người yêu mến ông hơn nửa thế kỷ qua vẫn thấy ngậm ngùi…

10 mỹ nhân đẹp nhất bước ra từ các bộ phim của Kim Dung

Đẹp chính là tiêu chuẩn đầu tiên khi các nhà sản xuất lựa chọn diễn viên cho những nữ nhân vật của Kim Dung.

Đệ nhất tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung giàu có, quyền lực cỡ nào?

Dù trong giới văn sĩ hay trong giới doanh nhân, một nhân vật như Kim Dung có thể nói là "vô tiền khoáng hậu".

CMMI-2

Blog GS John VU - GS John Vu - 03/05/2024 12:00
Trên 70% tổ chức được đánh giá dùng CMMI  đều thất bại khi thực hiện kế hoạch hành động cải tiến. Tại sao nhiều cải tiến qui trình lại thất bại thế?

Vụ án tấn công phụ nữ trung niên rúng động, hàng ngàn phụ huynh giật mình xem lại cách nuôi dạy con

Phong cách sống - Hiểu Đan - 03/05/2024 11:00
Phức hợp Oedipus bị biến dạng có thể khủng khiếp đến mức nào? Bạn sẽ nhận ra sau khi đọc câu chuyện thương tâm này.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Nghĩ gì, chuẩn bị gì sẽ quyết định tương lai của bạn

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 03/05/2024 10:00
"Anh rất mong các em đặt cho mình câu hỏi lớn. Đương nhiên anh biết là các em còn những cái lo trước mắt nhưng hãy nhìn xa hơn, đặt câu hỏi lớn hơn thì những vấn đề trước mắt sẽ được giải quyết trong khoảnh khắc nào em cũng không hề biết".

Người đàn bà trong tôi – Không phải lúc nào tôi cũng là cô thiếu nữ tuổi mười bảy

Từ sách - Phim - Quìn - 03/05/2024 09:00
Người ta nói đúng: khi bạn có con, không ai có thể giúp bạn chuẩn bị điều gì. Đó là một phép màu. Bạn đang tạo ra một cơ thể khác.

Tài chính cho mọi người - Mách bạn 4 cách quản lý rủi ro trong cuộc sống.

Từ sách - Phim - Quìn - 03/05/2024 08:00
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tác động của những tình huống không mong muốn, cũng như đảm bảo sự ổn định và thành công của mình là vấn đề được nhiều người quan tâm.

CMMI-1

Blog GS John VU - GS John Vu - 02/05/2024 12:00
Hỏi: Tổ chức của tôi muốn bắt đầu chương trình cải tiến qui trình bằng cách dùng CMMI làm khuôn khổ.

Người cha vĩ đại của showbiz Việt: Bán nhà, bỏ việc vì con khiến nhiều người phải nể phục, rơi lệ

Truyền cảm hứng - Li La - 02/05/2024 11:00
Để con có được cuộc sống bình thường như hiện tại, nghệ sĩ Quốc Tuấn không chỉ bán nhà mà còn phải vượt qua nhiều giai đoạn đau khổ, tuyệt vọng.

9 điều tưởng ngược đời nhưng lại là chân lý, ai hiểu mới biết cách sống không thiệt thòi

Suy ngẫm - Trung Hạ - 02/05/2024 10:00
Đọc 9 điều dưới đây, bạn ngộ ra được bao nhiêu đạo lý?

Người đàn bà trong tôi - Hồi ký thoát khỏi “lâu đài" của công chúa nhạc pop Britney Spears

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 02/05/2024 09:00
 “Britney Spears - Người đàn bà trong tôi" chính là nguồn động viên và khích lệ cho mỗi người phụ nữ trên con đường của mình, để có thể sống một cuộc sống tự do đích thực.

Khách sạn cổ 129 năm tuổi ở miền Tây, gắn liền với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

Từ sách - Phim - Nguyễn Phượng - 02/05/2024 08:00
Ngoài kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi câu chuyện tình buồn của chính chủ nhà và nữ nhà văn người Pháp.

AGILE

Blog GS John VU - GS John Vu - 01/05/2024 12:00
Câu hỏi: Ý kiến của thầy về lập trình AGILE (mau lẹ) là gì? Tôi có một tổ muốn thực hiện nó, nhưng họ gần như là theo cách tiếp cận “viết mã & cho chạy”.

Bức thư trong buổi họp phụ huynh - Người yêu thương bạn nhất nhưng không bày tỏ

Truyền cảm hứng - PV - 01/05/2024 11:00
Bố không hay thể hiện tình cảm với con như mẹ, nhưng đằng sau sự im lặng dõi theo đó là cả một bầu trời yêu thương.

Không phải lười biếng, đây mới là điều khiến nhiều người nghèo khó cả đời

Suy ngẫm - Huyền Giang - 01/05/2024 10:00
Có 3 thói quen quan trọng dễ khiến bạn trở nên nghèo khó nhưng bạn không hề hay biết. Nếu muốn có cuộc sống giàu sang, khá giả, bạn cần thay đổi ngay hôm nay.

Người đàn bà trong tôi - Sự thật đằng sau tấm ảnh cạo trọc đầu của Britney Spears

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 01/05/2024 09:00
Chúng ta vẫn thường biết về Britney Spears với hình ảnh một ngôi sao trượt dốc, trở nên điên loạn và bị kiểm soát suốt nhiều năm, nhưng có lẽ ít người biết đằng sau những phản ứng bốc đồng của cô trong quá khứ là những nỗi đau giấu kín suốt nhiều năm.

Chân dung những điệp viên hoàn hảo

Tủ sách - Minh Đức - 01/05/2024 08:00
Vì tính chất bí mật của hoạt động tình báo mà các nhà tình báo Việt Nam ngay cả khi đã hoàn thành nhiệm vụ và về hưu thì phần lớn họ vẫn chọn một cuộc sống hết sức thầm lặng, thậm chí không muốn tiết lộ bất cứ điều gì về nghiệp vụ của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 03/05/2024