'Màu cỏ úa', phim tài liệu về Trần Tiến: Vừa xúc động vừa tiếc nuối

06/12/2020 12:30
'Màu cỏ úa', phim tài liệu về Trần Tiến: Vừa xúc động vừa tiếc nuối

Phim tràn đầy xúc cảm khiến người xem vừa xúc động vừa tiếc nuối bởi suy nghĩ: 'Giá có một kịch bản bài bản và những ý tưởng đạo diễn mang tính chuyên nghiệp thực sự, thì có thể tạo nên hiệu ứng để đời'.

Trailer phim Màu cỏ úa - câu chuyện về cuộc đời nhạc sĩ Trần Tiến

Bộ phim của một đạo diễn không chuyên nghiệp nhưng tràn đầy xúc cảm khiến người xem vừa xúc động vì bị truyền lan cảm xúc, vừa tiếc nuối.

Họ tiếc nuối bởi suy nghĩ: Giá có một kịch bản bài bản và những ý tưởng đạo diễn mang tính chuyên nghiệp thực sự, thì với nguồn xúc cảm mãnh liệt đang ngày càng hiếm hoi trong mọi lĩnh vực, dù là văn học nghệ thuật, bộ phim sẽ có thể tạo nên một hiệu ứng "để đời" nào đó, cho tên tuổi "gã du ca", và sự nghiệp của cô gái 9X.

Phim 'không có chuyện' nhưng luôn cần kịch bản

Màu cỏ úa thuộc thể loại phim tài liệu, các tác giả có lẽ nhằm tới ý tưởng khắc họa một vài đường nét khả dĩ lý giải sức hấp dẫn kỳ lạ của người nghệ sĩ du ca đã chinh phục khán giả Việt suốt nửa thế kỷ!

Nhiều nhận xét ghi điểm cho cách làm phim không có chuyện, không dựng kịch bản trước của Màu cỏ úa, so sánh với thành công của một số bộ phim tài liệu khác như Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy.

Tuy nhiên, có lẽ cần phân biệt điều này: phim có thể có chuyện, có cốt truyện, hoặc không có chuyện, không có cốt truyện, nhưng luôn cần một kịch bản.

Màu cỏ úa, phim tài liệu về Trần Tiến: Vừa xúc động vừa tiếc nuối - Ảnh 2.

Người nghệ sĩ du ca Trần Tiến - Ảnh: ĐPCC

Hơi tiếc khi xem Màu cỏ úa, khán giả mới chỉ thấy cái rất thật, rất đời của tư liệu mà chưa nhận ra mạch dẫn của đạo diễn.

Xúc động mãnh liệt, nhưng sau cái xúc động bởi "chất Trần Tiến" trong mỗi khuôn hình, chưa nắm bắt được thông điệp chủ đạo của bộ phim: phim khắc họa chân dung nghệ sĩ trong các lĩnh vực của cuộc đời và nghệ thuật, hay chân dung nghệ sĩ qua mỗi chặng đường đời trong suốt nửa thế kỷ du ca, hay phim lý giải chất du ca, "chất Trần Tiến" trong thế giới âm nhạc của ông?

Màu cỏ úa, phim tài liệu về Trần Tiến: Vừa xúc động vừa tiếc nuối - Ảnh 3.

Nhạc sĩ Trần Tiến bên cạnh đạo diễn Lan Nguyên (trái) và êkip Màu cỏ úa trong lần đầu gặp mặt - Ảnh: ĐPCC

Tuy nhiên, nói trước những cái "giá như" cũng chỉ vì trân quý cái tâm huyết, xúc cảm, sự công phu, bền bỉ suốt 5 năm trời của các tác giả trong hành trình làm phim, trân quý nên muốn hướng tới sự hoàn hảo hơn. Còn thực sự, đây vẫn là bộ phim mang tới cho người xem những nỗi xúc động không thể kiềm chế.

Đó là giá trị tự thân của nguồn tư liệu chân thực, sống động, từ những video cũ tới những thước phim mới, từ những cảnh nhạc sĩ phải "biểu diễn" với dáng vẻ khá ngượng ngập, lúng túng, nhiều khi miễn cưỡng, tới những góc hình đời thường do đoàn làm phim "quay lén".

Người xem vẫn nhận ra phần nào chân dung Trần Tiến, người nhạc sĩ tài hoa với những ca khúc làm say đắm lòng người từ ca từ tới giai điệu, tiết tấu; người nghệ sĩ du ca lãng mạn và rất đời với chất giọng trầm cuốn hút, với phong cách biểu diễn đậm chất ngẫu hứng, lãng tử, với sức cuốn hút đặc biệt toát ra từ nguồn năng lượng dường như luôn ứ tràn trong mỗi quãng tám, mỗi nét biểu cảm của gương mặt, ánh mắt, nụ cười, cái khoát tay, cúi người...

Thậm chí, có những động tác cơ thể mà với một số ca sĩ khác nhiều khi phản cảm, thậm chí dung tục bởi sự lạm dụng, cường điệu, nhưng lại đặc biệt duyên dáng bởi sự tự nhiên như lẽ đương nhiên phải thế đối với Trần Tiến.

Cái tình, 'chất Trần Tiến' và nỗi cô đơn

Nhưng làm nên "chất Trần Tiến" không chỉ có tài hoa, bởi tài thì nhiều người tài lắm, nhưng nguyên nhân để bao người, khi xem những thước phim về ông, nghe những ca khúc của ông, cứ luôn thấy rưng rưng, nghẹn ngào, chính là cái tình.

Có lẽ không quá lời khi mượn tứ thơ Kiều để nói về người nghệ sĩ du ca ấy: Tình "đành đòi một, tài đành họa hai", chính cái tình rất thật, rất sâu, tình với người, với đời, cái tình vừa đằm lắng vừa phiêu lãng bay bổng, và sâu hơn, đó là nỗi cô đơn không tuyệt vọng luôn đồng hành cùng ông, giúp ông lớn lên, giúp làm nên cây "độc huyền cầm" duy nhất của âm nhạc Việt đã làm người nghe rưng rưng, cảm giác như ngọn gió mơ hồ chạm sâu vào phần mềm yếu nhất trong lòng mình.

Màu cỏ úa, phim tài liệu về Trần Tiến: Vừa xúc động vừa tiếc nuối - Ảnh 4.

Những khoảnh khắc đáng mến, hấp dẫn của con người Trần Tiến tạo nên sức hút không nhỏ cho bộ phim - Ảnh: ĐPCC

Trần Tiến, trước hết là con người hồn nhiên như trẻ thơ mà sâu sắc như triết gia để "bắt" được khoảnh khắc trong vắt, thánh thiện của cô bé "mắt xoe tròn" trên cành me nghe lén tiếng đàn nghệ sĩ.

Một người tin rằng "Nghệ sĩ mà đánh mất đi sự hồn nhiên thì già thật, chết thật, chết ngay từ khi còn trẻ" lại có thể thấu được thân phận nhân dân trong hình ảnh chiếc kim giây của đồng hồ.

Chiếc kim giây mỏng mảnh, nhạt nhòa, cần mẫn, nhọc nhằn quay, và quay, để sau mỗi vòng quay của nó, kim giờ mới lười biếng và trì trệ, ì ạch và nghiêm trọng nhích đi một phần sáu mươi giờ - trong khi, nghĩ tới thời gian, người ta lại chỉ hỏi nhau: "Mấy giờ rồi?".

Màu cỏ úa, phim tài liệu về Trần Tiến: Vừa xúc động vừa tiếc nuối - Ảnh 5.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường và ca sĩ Trần Thu Hà, hai nghệ sĩ thân thiết nhất của nhạc sĩ Trần Tiến, trong buổi ra mắt phim ở Hà Nội hôm 30-11 - Ảnh: ĐPCC

Trần Tiến, suốt dọc chặng đường du ca, người ta luôn thấy ông cười, cười với ống kính, với khán giả, với bạn nhậu, bạn văn, cười với những người không quen biết mê nhạc của ông, nhận ra ông trên đường đi.

Nụ cười hiền hậu, chân thành, sảng khoái! Nhưng phim vẫn "bắt" được những khoảnh khắc lặng lẽ tới ngơ ngác của nhạc sĩ, hình như càng có tuổi, những khoảng lặng ấy càng dày lên.

Không hẳn là sự chậm dần theo quy luật tuổi tác, cũng không hẳn là những phút thâm trầm suy tưởng, tôi chỉ cảm thấy nhiều nhất nỗi cô đơn, có lẽ ông đang nhìn đâu đó vào cõi vô thức cô đơn của chính mình, cái nhìn cũng chỉ như vô thức, mơ hồ, lãng đãng giây lát, rồi lại giật mình tỉnh thức khi có ai đó gọi, hỏi, đưa trở về thực tại.

Quan sát ông trong những khoảng lặng thoáng qua ấy, nhiều khi tôi tự hỏi: liệu chính bản thân ông có nắm bắt được những điều đang diễn ra trong tâm trí mình khi ấy, hay cũng chỉ là giây lát của vô thức để cái cô đơn trong lòng trở nên cô đơn với chính lòng ông?

Vì nó thật!

Trước khi xem Màu cỏ úa rất lâu, mỗi lần nghe nhạc, nghe ca từ, đọc văn của ông, tôi đã luôn ngạc nhiên: tại sao một người đàn ông bụi bặm, ngang tàng, thậm chí có dáng vẻ nham nhở rất đời, lại là tác giả những ca từ ngọt ngào, trong trẻo, tinh tế đến thế, sáng tạo những giai điệu dịu dàng đến vậy?

Văn là người, nếu lọc qua cái tôi bụi bặm bên ngoài, ta sẽ cảm nhận được chất "người" nguyên sơ, nhạy cảm, thậm chí đa cảm, yếu mềm bên trong.

Màu cỏ úa, phim tài liệu về Trần Tiến: Vừa xúc động vừa tiếc nuối - Ảnh 6.

Khán giả Hà Nội xúc động với bộ phim. Âm nhạc của ông gợi nên biết bao nỗi nhớ - Ảnh: ĐPCC

Tôi cho rằng có lẽ mỗi người phụ nữ, ở mọi lứa tuổi, đều nao lòng vì nỗi nhớ được gợi ra bởi người nhạc sĩ có vẻ ngoài thô nhám ấy, nỗi nhớ quê xa vời vợi, nhớ giấc mơ thầm kín thời thiếu nữ, nhớ người xưa…

Những nỗi nhớ ấy đã được đóng gói, niêm phong và khóa lại trong hộp kín, chìa khóa đã cẩn trọng và tiếc nuối ném xuống dòng sông trôi xuôi về quá khứ một đi không trở lại.

Phần lớn các giá trị chỉ có tính thời điểm, mọi cái đẹp đều sẽ tàn lụi, tình yêu nồng nàn sâu đậm mấy rồi cũng nhạt phai, nhất là các ngôi sao, luôn chỉ sáng một thời.

Quy luật này khiến tôi thêm một nỗi ngạc nhiên về thế giới âm nhạc của Trần Tiến, có thể nào khán giả Việt vẫn chưa thôi bị nhạc của ông cuốn hút, cám dỗ, chinh phục, tự thuở Mặt trời bé con, cho đến hôm nay, nhất là khi tham dự buổi chiếu ra mắt của phim Màu cỏ úa, nhìn các hàng ghế kín người, nghe những tràng vỗ tay tự phát sau mỗi câu nói hay bài hát, gương mặt xúc động của các khán giả khi đèn bật sáng.

Tôi cảm nhận niềm đồng cảm, quý trọng và thương mến sâu sắc của mọi người với chàng nghệ sĩ du ca cùng nhạc của ông.

Phải chăng, đó là điều mà ít nhiều các tác giả phim Màu cỏ úa đã lý giải được: tài năng mỗi người tựa như ngọn núi, núi cao sẽ có núi còn cao hơn; nhưng khi viết bằng tình yêu và nỗi cô đơn - những giá trị hầu như không bao giờ cũ, chỉ cần nó thật - những bài hát của ông chắc sẽ còn ám ảnh lâu lắm trong lòng người.

Vì nó thật!


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Jeon Jong Seo, nàng thơ mới của điện ảnh xứ Hàn

Chỉ với hai bộ phim điện ảnh đầu tay, Jeon Jong Seo đã đã vụt sáng thành gương mặt sáng giá được giới chuyên môn công nhận.

The Last Dance và chiếc đồng hồ mà Michael Jordan tặng vệ sĩ riêng

Rolex Datejust là món quà quý mà Michael Jordan đã dành tặng cho vệ sĩ riêng của mình, John Michael Wozniak vào dịp Noel năm 1993.

Nếu còn sống tới hôm nay, Lý Tiểu Long đã vừa tròn 80 tuổi

Nếu còn sống tới hôm nay, thì huyền thoại võ thuật của màn bạc quốc tế - Lý Tiểu Long đã vừa tròn 80 tuổi trong tháng 11 này.

Loạt phim được ngóng đợi trong tháng 12

Wonder Woman 1984, Soul, Song Bird, Chị Mười Ba 2 là những bộ phim được khán giả mong đợi nhất trong tháng 12 này.

Hugh Grant – Tài tử bị Hollywood bỏ rơi

Tài tử đẹp trai của nước Anh Hugh Grant thừa nhận không được nhớ đến như một tài năng diễn xuất đỉnh cao vì thái độ tiêu cực, diễn xuất không bứt phá.

Những pha 'mượn ý tưởng' của designer khiến poster 2 bộ phim giống nhau đến kỳ lạ

Không biết do vô tình hay cố ý mà những poster phim dưới đây lại có nhiều điểm tương đồng đến như vậy.

Phim bom tấn của Phạm Băng Băng bị hoãn chiếu

Hãng Universal Pictures đã lùi ngày ra mắt của bom tấn 355 lại một năm so với dự kiến trước đó.

‘Tiệc trăng máu’ lọt vào top 5 phim Việt doanh thu cao nhất lịch sử

Bộ phim Tiệc Trăng Máu của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng hiện vẫn đang đứng đầu doanh thu phòng vé.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025