Đánh vào tâm lý đó, các đối tượng lừa đảo liên tục tung ra những bẫy lừa đảo việc làm tinh vi để trục lợi bất chính. Và không ít người lao động, sinh viên đã trở thành nạn nhân, rơi vào cảnh tiền mất tật mang.
Các đối tượng lừa đảo thường đưa ra các thông tin việc làm không rõ ràng, việc nhẹ lương cao, yêu cầu tuyển dụng dễ dàng nhưng sự thật đó chỉ là những lời dụ dỗ ban đầu. Khi đóng các khoản phí yêu cầu, những đơn vị này sẽ tìm cách gây khó dễ nhầm khiến người lao động chán nản, bỏ việc và mất tiền.
Khi phát hiện hành vi lừa đảo, người dân cần giữ bình tĩnh và chấm dứt ngay hành động giao dịch với người sử dụng lao động. “Báo cho người thân, bạn bè, đồng thời liên lạc đến cơ quan chức năng, trình báo về vụ việc. Theo quy định của pháp luật, các hoạt động làm thêm, làm ngoài giờ phải được ký hợp đồng lao động”, luật sư Bùi Khắc Toàn chia sẻ.
Thạc sĩ Nguyễn Trần Trung Hải - Nhà nghiên cứu Xã hội học ở TP.HCM cho biết: “Chúng ta cần tìm hiểu và tham khảo chọn lọc việc làm ở những nguồn tin uy tín, đồng thời vừa sức với thực lực của bản thân. Khi tiếp nhận công việc, đầu tiên chúng ta cần nắm rõ về tính chất công việc. Tìm hiểu kỹ càng hơn về đơn vị tuyển dụng, hình thức ký hợp đồng, chế độ và quyền lợi của cá nhân. Đồng thời xem xét đưa ra khả năng nhận định chỗ làm hiện tại có an toàn hay không?”.