Juliane Koepcke, cô gái sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét?

Đức Khương25/01/2024 12:00
Juliane Koepcke, cô gái sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét?

Khả năng sống sót khó có thể xảy ra của Koepcke đã trở thành chủ đề của nhiều đồn đoán.

Vào đêm Giáng sinh năm 1971, Juliane Koepcke, lúc đó mới 17 tuổi, là người sống sót duy nhất trên chuyến bay LANSA 508, đang đi từ Lima, thủ đô của Peru, đến Panguana. Sau khi bị sét đánh, máy bay đã bị phá vỡ giữa không trung, Juliane lúc này vẫn được buộc chặt trên ghế, lao thẳng xuống rừng nhiệt đới Amazon của Peru ở độ cao 3.000 mét.

Bất chấp hoạt động tìm kiếm kéo dài 10 ngày và cuối cùng bị bỏ dở do không có bất kỳ dấu hiệu nào của chuyến bay. Nhưng trên thực tế, Juliane đã có gắng vượt qua mọi khó khăn để sống sót đơn độc trong rừng nhiệt đới, sau đó cô được ngư dân địa phương giải cứu và trở thành người sống sót duy nhất sau vụ việc bi thảm.

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 1.

Juliane nằm trong bệnh viện ở Peru với cha cô bên cạnh sau khi cô sống sót sau một vụ tai nạn máy bay và 11 ngày ở Amazon.

Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1954 tại Lima, Juliane Koepcke là con duy nhất của nhà động vật học người Đức Maria và Hans-Wilhelm Koepcke. Cha mẹ cô đang tham gia vào công việc khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lima vào thời điểm cô sinh ra.

Năm 14 tuổi, Juliane cùng cha mẹ rời khỏi Lima để thành lập trạm nghiên cứu Panguana trong rừng nhiệt đới Amazon. Chính trong môi trường độc đáo này, cô đã có được những kỹ năng sinh tồn quý giá.

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 2.

Ngư dân Peru đưa Juliane lên ca nô của họ và đưa cô trở lại nền văn minh.

Juliane Koepcke không biết điều gì đang chờ đợi cô vào ngày 24 tháng 12 năm 1971, khi cô bước lên chuyến bay LANSA 508. Vào đêm Giáng sinh, khi hai mẹ con chờ lên máy bay, họ thấy mình đang ở một sân bay nhộn nhịp, chật cứng vì một số chuyến bay bị hủy từ ngày hôm trước.

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 3.
 

Viết về ký ức của mình về chuyến bay trên Reader's Digest năm 2013, cô nhớ nửa giờ đầu tiên khá suôn sẻ. Mọi người đều có đồ ăn nhẹ, tất cả đều cảm thấy thư giãn. Nhưng sau đó, mọi thứ trở nên điên rồ. Máy bay gặp phải giông bão và sấm sét khắp nơi. Mọi người bắt đầu hoảng loạn, la hét và khóc.

Máy bay bị lắc lư và các khay bánh sandwich bay khắp nơi. Mẹ của Juliane, một người hay lo lắng, đã cố gắng trấn an cô ấy và nói: "Hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn". Sau đó, chiếc máy bay lao thẳng xuống đất và rơi khỏi bầu trời, mẹ của Juliane chỉ nói: "Bây giờ mọi chuyện đã kết thúc".

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 4.

Chuyến bay LANSA 508 bị rơi chỉ cách điểm dừng chân Pucallpa 15 phút.

Khi chiếc máy bay bắt đầu tan rã giữa không trung, Juliane Koepcke và chiếc ghế mà cô đang ngồi bị tách rời khỏi chiếc máy bay vỡ vụn. “Mẹ tôi không còn ở bên cạnh tôi nữa và tôi cũng không còn ở trên máy bay nữa”, Koepcke viết trong cuốn hồi ký có tên “Khi tôi từ trên trời rơi xuống - When I Fell From the Sky”.

“Tôi vẫn bị trói vào chỗ ngồi, nhưng tôi chỉ có một mình. Ở độ cao khoảng mười ngàn feet, tôi chỉ có một mình. Và tôi đang rơi xuống, cắt ngang bầu trời…”

Koepcke sống sót sau cú ngã nhưng bị thương - như gãy xương đòn, cùng với vết cắt sâu trên cánh tay phải, chấn thương mắt... Cô viết trong hồi ký của mình, khu rừng đã “cứu mạng tôi”, những tán lá đã giảm bớt tác động của cú ngã từ độ cao 10.000 feet. 

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 5.

Một chiếc LANSA Lockheed L-188 Electra tương tự như chiếc máy bay bị tai nạn.

Nhớ lại lời khuyên của cha, cô nghĩ về những lời nói khôn ngoan của ông: “Nếu con có bao giờ bị lạc trong rừng, hãy tìm nguồn nước và lần theo đường đi của nó. Nó sẽ dẫn con đến một nguồn nước lớn hơn và rất có thể là nơi định cư của con người”.

Cuối cùng, Koepcke đã dành 11 ngày trong rừng nhiệt đới Peru, phần lớn thời gian đó cô dành để đi men theo một con lạch đến một con sông. Khi ở trong rừng, cô phải đối mặt với những vết côn trùng cắn nghiêm trọng và sự xâm nhập của ấu trùng ruồi trâu vào cánh tay bị thương của mình.

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 6.

Sau khi Juliane Koepcke rời khỏi khu rừng rậm, câu chuyện của cô đã gây xôn xao khắp thế giới.

Khi tiếp tục bước đi, Juliane cũng tìm thấy thi thể của những nạn nhân vụ tai nạn máy bay khác, nhiều người trong số họ vẫn bị trói vào ghế.

"Tôi rất kinh hoàng – tôi không muốn chạm vào họ nhưng tôi muốn chắc chắn rằng mẹ tôi không phải là một trong số họ. Vì vậy, tôi lấy một cây gậy và đánh bật một chiếc giày ra khỏi một trong những thi thể. Móng chân có sơn và tôi biết đó không thể là mẹ tôi vì bà chưa bao giờ sử dụng sơn móng chân", cô nhớ lại.

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 7.

Gia đình Koepcke (Maria Koepcke, Hans Wilhelm Koepcke và Juliana Margaret Koepcke).

Đến ngày thứ 10, Koepcke gần như kiệt sức. Cô chỉ ăn một túi kẹo tìm thấy ở hiện trường vụ tai nạn và nghĩ rằng mình có thể sẽ chết đói. Cuối cùng, Koepcke đã tìm được một khu cắm trại do ngư dân địa phương dựng lên. Cô tự sơ cứu những vết thương trên cơ thể mình, trong đó có việc đổ xăng lên cánh tay để đuổi giòi ra khỏi vết thương.

Ngày hôm sau, ngày 3 tháng 1 năm 1972, Juliane cuối cùng được ba ngư dân phát hiện và giúp cô đến nơi an toàn. Sau khi được giải cứu, Juliane biết được rằng cô là người sống sót duy nhất sau vụ tai nạn LANSA. Tổng cộng có 91 người đã thiệt mạng, trong đó có mẹ cô là Maria.

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 8.

Juliane sống trong rừng và được cha mẹ dạy học tại nhà khi cô 14 tuổi.

Sau khi bình phục vết thương, Koepcke đã hỗ trợ các nhóm tìm kiếm xác định vị trí hiện trường vụ tai nạn và thu hồi thi thể các nạn nhân. Thi thể của mẹ cô được phát hiện vào ngày 12 tháng 1 năm 1972. Koepcke sau đó trở về quê hương của cha mẹ cô - Đức. Giống như cha mẹ mình, Koepcke sau đó đã học tại Đại học Kiel và tốt nghiệp năm 1980. Cô nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Ludwig Maximilian của Munich và trở về Peru để tiến hành nghiên cứu về động vật có vú, chuyên về loài dơi.

Năm 1989, Koepcke kết hôn với Erich Diller, một nhà côn trùng học người Đức chuyên nghiên cứu về ong bắp cày ký sinh. Năm 2000, sau cái chết của cha cô, cô đảm nhận vị trí giám đốc của Panguana.

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 9.

Maria Koepcke với Juliane bốn tuổi, là một nhà khoa học người Đức chuyên nghiên cứu về các loài chim nhiệt đới.

Sự sống sót của Koepcke đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách và phim, bao gồm cả bộ phim kinh phí thấp và hư cấu "I miracoli accadono ancora (1974)" của nhà làm phim người Ý Giuseppe Maria Scotese, được phát hành bằng tiếng Anh với tên Miracles Still Happen.

Câu chuyện của Koepcke được chính Koepcke kể một cách chân thực hơn trong bộ phim tài liệu "Wings of Hope (1998)" của nhà làm phim người Đức Werner Herzog.

Juliane Koepcke: Làm thế nào một cô gái có thể sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét? - Ảnh 10.
 

Tham khảo: Rarehistoricalphotos


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Hiến gan cho Steve Jobs nhưng bị từ chối và khoảng thời gian cô đơn nhất của Tim Cook

Nhiều người không am hiểu về lịch sử công nghệ cho rằng sự điều hành không tốt của Tim Cook là nguyên nhân khiến Apple mất vị trí công ty có giá trị nhất thế giới vào tay Microsoft gần đây. Song, điều này không đúng.

Người đàn ông nghèo khổ qua đời để lại di chúc đầy bất ngờ

Cả làng cứ tưởng lão nông nghèo khổ, đến khi ông qua đời, đọc di chúc mới biết “triệu phú ẩn dật”, để lại 1 "tài sản" cực giá trị

Chàng trai đi khắp Việt Nam chụp 999 bức ảnh đời thường để trao tặng: “Sống là để cho đi”

Hàng loạt bức ảnh về những người lao động chân lấm tay bùn ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S mà anh Khương thực hiện đã gây ấn tượng mạnh với người xem.

Đến thăm trạm cứu hộ chó mèo của sinh viên ở Hà Nội

8 năm qua, Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội không đếm nổi đã cứu bao nhiêu chú chó, mèo bị thương, bị bỏ rơi. Không kể thời gian, thời tiết, mọi người gần như trực điện thoại 24/24 giờ để khi có cuộc gọi, tin nhắn thì lập tức lên đường “cứu hộ”.

Chuyện tình của cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Vân và kĩ sư người Úc sau 7 năm bây giờ ra sao?

Chuyện tình của cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Vân và anh Neil Bowden Laurence được xem là câu chuyện tình đẹp như cổ tích giữa đời thường.

Nhà báo Thu Uyên và 16 năm đưa gần 2.000 gia đình đoàn tụ trong nước mắt

16 năm theo đuổi một hành trình với Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly, nhà báo Thu Uyên không chỉ là cầu nối cho hàng nghìn trường hợp bị thất lạc người thân, mà còn là người đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người xem về sự nhiệt huyết và lòng tốt của mình.

Theo đuổi cuộc sống không sinh con mà nuôi chó: Mong mọi người tôn trọng quyết định của người khác!

Jess Lorimer là một chủ doanh nghiệp 33 tuổi sống ở Anh cùng chồng và một chú chó. Cặp đôi này thuộc nhóm nhân khẩu học "thu nhập gấp đôi, không có con" (DINK) và không có kế hoạch sinh con.

Sếp Hoàng Nam Tiến khuyên giới trẻ: Nhiều bạn đang 'thả trôi', hãy dừng một giây trước khi lựa chọn

Các bạn thả trôi đời mình mà không cần quyết tâm, không cần cố gắng, không đặt ra mục đích, không có động lực", Sếp Hoàng Nam Tiến chia sẻ.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025