Huế: Tòa soạn báo Tiếng Dân được công nhận là di tích lịch sử

27/04/2019 13:56
Huế: Tòa soạn báo Tiếng Dân được công nhận là di tích lịch sử

Tòa soạn của tờ báo Tiếng Dân do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút đặt ở Huế vừa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, ngày 26.4, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế tổ chức lễ công bố quyết định công nhận trụ sở tòa soạn báo Tiếng Dân (193 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế) là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Cũng như tờ báo, tòa soạn Tiếng Dân có một lịch sử thăng trầm theo thời gian và thời cuộc. Theo tài liệu ghi lại vào ngày 8.10.1926, từ quê nhà Quảng Nam, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã làm đơn gửi đến Toàn quyền P. Pasquier xin phép xuất bản một tờ báo bằng chữ quốc ngữ có tên là Tiếng Dân (La Voix du Peuple), nhằm phổ biến những tư tưởng yêu nước, canh tân theo lối ôn hòa đến người dân. Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng cũng xin đặt tòa soạn tại Đà Nẵng.

Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng (1875-1947) - người sáng lập báo Tiếng Dân - Ảnh: Tư liệu

Đến ngày 12.2.1927, Toàn quyền Đông Dương Pasquier mới ký nghị định cho phép Huỳnh Thúc Kháng xuất bản tờ Tiếng Dân. Tuy nhiên, người Pháp đồng ý nhưng với điều kiện tòa soạn phải đặt tại Huế. Mãi đến tháng 4.1927, báo Tiếng Dân mới chính thức được đặt tòa soạn địa chỉ số 123 đường Đông Ba, Huế (nay là 193 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế).

Việc người Pháp bắt buộc báo phải đặt tòa soạn tại Huế nhằm để dễ kiểm soát, kiểm duyệt nội dung vì Huế là nơi đặt tòa Khâm sứ Trung Kỳ, ngoài ra tòa soạn Tiếng Dân còn chịu sự quản lý trực tiếp, lưu trữ và theo dõi sát sao bởi Sở Liêm phóng của chính quyền thuộc địa ở Huế.

Ban chủ nhiệm và trị sự báo Tiếng Dân tại tòa soạn vào những năm 1930 – Ảnh: Tư liệu

Năm 1943 báo Tiếng Dân bị đình bản, nơi đây trở thành là trụ sở Hội Đồng châu Quảng Nam, đã được sử dụng làm ký túc xá cho sinh viên đất Quảng ra Huế học.

Sau năm 1975, trụ sở tòa soạn trở thành tài sản của nhà nước, được bố trí cho một số nhân viên Trường đại học Y Huế ở. Sau đó ngôi nhà đã được giao cho thành phố quản lý nhưng vẫn sử dụng làm nhà ở tập thể cho 6 hộ đã từng được bố trí ở đây. Vì là nhà tập thể, nên việc sửa chữa tu bổ không được thực hiện, ngôi nhà xuống cấp rất nhiều, nhưng may mắn là vẫn giữ được cấu trúc như xưa với kiểu dáng tương đối cổ khác hẳn với những cửa hàng buôn bán và nhà dân gần đó.

Mãi đến ngày 4.6.2018, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế mới ra Quyết định số 1225/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử (lưu niệm sự kiện) tòa soạn báo Tiếng Dân là di tích cấp tỉnh.

Cho đến hiện tại, dù được công nhận là di tích lịch sử nhưng tòa nhà đang đứng trước nguy cơ có thể đổ sập bất cứ lúc nào do đang bị xuống cấp trầm trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh cho Bảo tàng Lịch sử - Ảnh: TT-H

Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế cho biết: “Do trải qua thời gian dài, di tích được sử dụng làm nơi ở của các hộ dân thuộc khu tập thể Trường đại học Y Dược Huế, việc cải tạo di tích làm nơi sinh sống một phần đã làm biến dạng, mất đi yếu tố gốc ban đầu của di tích. Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bảo tàng sẽ tiến hành lập dự án phục dựng lại một số hạng mục công trình theo hiện trạng ban đầu gồm: Biển hiệu báo Tiếng Dân, làm lại cửa đi và một số nội thất di tích, đồng thời cho tháo dỡ phần cơi nới của các hộ dân sống trong di tích sau 1975 cũng như lắp dựng bia giới thiệu, biển chỉ dẫn đến di tích, cắm mốc, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, tham quan tìm hiểu di tích”.

Tòa nhà là trụ sở báo Tiếng Dân trong thời điểm hiện tại - Ảnh: ND

Báo Tiếng Dân do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, ông Đào Duy Anh làm thư ký tòa soạn. Đây là tờ báo hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ, số đầu tiên ra đời vào ngày 10.8.1927. Tờ báo là nơi tập hợp tiếng nói của các lực lượng có tinh thần dân tộc, dân chủ, của tầng lớp trí thức tiểu tư sản miền Trung trong cuộc đấu tranh đòi độc lập, dân chủ ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 như Nguyễn Xương Thái, Nguyễn Quý Hương, Lê Nhiếp, Trần Đình Phiên, Trần Đình Nam, Hải Triều, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Chí Diểu... Trong quá trình hoạt động, từ năm 1927 đến năm 1943, tờ báo này đã ra 1.766 số và có ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội ở miền Trung và cả nước. Nội dung của tờ báo luôn thể hiện tiếng nói của xu hướng chính trị không phục tùng đường lối của thực dân Pháp và Nam triều. Từ số đầu tiên cho đến số cuối cùng bị đình bản ngày 24.4.1943, Tiếng Dân là một trong những tờ báo tiêu biểu của báo chí yêu nước thời đó, báo phản ánh một cách trung thực không khí, đời sống chính trị trong nửa đầu thế kỷ 20.

Tiểu Vũ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Thừa nhận có công nhân hút thuốc lúc trùng tu nhà thờ Đức Bà Paris trước vụ cháy

Một trong các đơn vị phụ trách công tác tu bổ nhà thờ Đức Bà Paris thừa nhận công nhân của họ không tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc.

Những chuyện chưa biết về người sáng lập First News và Hạt giống tâm hồn

Trải qua những thử thách trong một thị trường cạnh tranh không lành mạnh, nạn in lậu hoành hành vô phương cứu chữa… nhưng con người quyết đoán, nhạy cảm, đam mê trong ông Nguyễn Văn Phước vẫn giữ nguyên ngọn lửa trách nhiệm công dân với lý tưởng ban đầu...

Nhà thờ Đức Bà Paris: Trái tim Paris ngừng đập nhưng 'phượng hoàng sẽ hồi sinh từ tro tàn'

Mất gần 200 năm và công sức của biết bao con người để hoàn thành kiệt tác kiến trúc từng chứng kiến lịch sử của Napoleon, Victor Hugo hay Chiến tranh Trăm năm.

Đơn và độc

Câu thơ “Một đầu đường chẳng có ai trông ngóng/Một buổi chiều không biết cất vào đâu”, sự “độc” - cô đơn, một mình, chỉ một mình đã tới mức không thể nào trơ trọi lẻ loi hơn được nữa.

Bí mật về cánh cổng có họa tiết tinh xảo của Nhà thờ Đức Bà Paris

Không mấy ai biết rằng, đằng sau cánh cổng của nhà thờ Đức Bà Paris là một câu chuyện đầy bí ẩn được nhắc đến hàng trăm năm qua.

Nắng Sài Gòn

Người ta hay bảo Sài Gòn đỏng đảnh: sáng mưa, trưa nắng, chiều thì vội vã cơn giông. Ai cũng mặc định Sài Gòn kiêu kì, tính khí thất thường nhưng rồi ai cũng tìm đến để nương náu hồn mình.

Những ‘quái thú’ đang bảo vệ cho nhà thờ Đức Bà Paris

Các bức tượng sinh vật kỳ lạ gargoyle và chimera là một trong những nét đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Có manh mối quan trọng giúp điều tra vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris

Một camera lắp đặt vài giờ trước vụ cháy tàn phá dữ dội nhà thờ Đức Bà Paris có thể chứa manh mối quan trọng về nguyên nhân hỏa hoạn, công ty Europe Echafaudage cho biết.

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025