Gần đây mình có đọc được một quan điểm từ phụ huynh, rằng là những đứa trẻ sinh trong khoảng năm 201x trở đi nó sẽ sống trong một thế giới mà đồ dùng công nghệ vô cùng phổ biến, vậy thì cho con đọc trên thiết bị điện tử cũng đâu có sao.
Bất kỳ hoạt động nào của chúng ta muốn thực hiện đều đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của các cơ chế khác nhau trong não bộ. Chúng ta không nhận thấy chúng, nhưng khi nhìn vào bên trong bộ não, chúng ta sẽ thấy được việc đảm bảo những hoạt động này không hề dễ dàng chút nào.
Ví dụ như ĐỌC SÁCH. Trong quá trình đọc, 17 vùng não có liên quan và thậm chí nhiều hơn con số này sẽ được kích hoạt.
Khi ta nhìn thấy một từ trên trang giấy, đầu tiên não sẽ phân tích hình ảnh của từ đó, sau đó kết nối nó với những gì người đó viết về từ này. Sau đó chỉ trong tích tắc, não kết hợp với tất cả những thông tin mà người đó nhận được và so sánh với những gì người đó đã biết để có thể tự rút ra kết luận về những gì mình đã đọc và liên tưởng.
Để thực hiện quá trình đọc, não sử dụng các khu vực dành riêng cho nhận dạng giọng nói, phối hợp và thị giác.
Điều thú vị là bộ não nhận thức các chữ cái là vật thể vật lý. Trong quá trình đọc, một mô hình xây dựng từ văn bản đọc được hình thành, trong đó ý nghĩa gắn liền với cấu trúc, hình dáng, khứu giác và xúc giác.
Khi chúng ta nhớ lại các từ của văn bản mà mình đã đọc, không chỉ bản thân văn bản hiện lên trong trí nhớ mà có chúng ta có thể nhớ cả vị trí của nó trong sách, phông chữ mà nó được gõ, màu sắc và kết cấu của giấy. Tất cả điều này giúp não tái tạo những gì đã được đọc.
Chúng ta ngày nay đang trải qua một quá trình mang tính cách mạng về sự thay đổi hàng loạt các phương tiện đọc, từ giấy sang màn hình điện tử.
Vậy thì não có thể hiểu được văn bản đã đọc dễ dàng hơn khi đọc nó ở dạng thông thường hay ở dạng điện tử?
Nghiên cứu hiện đại thì cho thấy là về mặt nội dung, nếu một người có thể tập trung vào nó, không có sự khác biệt nào đối với não giữa việc đọc từ giấy, từ sách điện tử hoặc từ thiết bị có màn hình thông thường.
Nhưng có một điểm thú vị thế này.
Người ta phát hiện ra (2006) rằng cách đọc từ màn hình đã thay đổi hàng loạt. Nếu vào năm 1987, người ta đọc theo tuyến tính, tức là đọc hết chữ này đến chữ khác, thì bây giờ họ bắt đầu sử dụng cái gọi là cách đọc phi tuyến tính, hay còn gọi là F pattern. Đây là cách mà họ đọc một trang web.
Họ đọc dòng tiêu đề hoặc dòng trên cùng, sau đó chỉ cần quét phần bên trái của văn bản, suy đoán nội dung của bên phải. Điều này làm tăng tốc độ đọc, nhưng làm giảm khả năng hiểu và ghi nhớ văn bản.
Đọc trên màn hình liên tục thậm chí còn ảnh hưởng đến kiểu đọc mà chúng ta đọc khi đọc lại trên giấy.
Trước khi chữ viết điện tử ra đời, mọi người đều đọc theo tuyến tính và nhiều người phải học cách đọc nhanh. Bây giờ thì có vẻ tình hình đang thay đổi theo hướng ngược lại - mọi người dần quên đi cách đọc tuyến tính. Một số nhà tâm lý học thậm chí còn khuyên chúng ta nên buộc bản thân mình đọc tuyến tính trong 30-40 phút mỗi ngày để không bị rơi rụng mất kỹ năng.
Khi đọc trên giấy, não bộ chọn tốc độ hoặc sự chú ý, điều này đảm bảo chất lượng của việc hiểu và ghi nhớ.
Với việc thường xuyên nhận thức văn bản dưới dạng điện tử, não sẽ khó duy trì sự chú ý và ghi nhớ hơn do thường đọc kiểu phi tuyến tính, đặc biệt là khi phải xử lý lượng thông tin lớn.
Giao tiếp với một cuốn sách giúp não bộ chúng ta hỗ trợ thêm cho các cảm giác xúc giác và góp phần định hình nội dung đã đọc trong bộ nhớ.
Vậy nên việc thay thế sách giáo khoa giấy bằng sách điện tử trong trường học có lẽ cũng có nhiều điều cần phải suy nghĩ nhỉ?
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị