Độc đáo cách đón mừng năm mới của các nước trên thế giới

31/12/2019 15:43
Độc đáo cách đón mừng năm mới của các nước trên thế giới

Đón năm mới là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù có điểm chung là chào đón năm mới nhưng do các nền văn hóa khác nhau, nên mỗi quốc gia đều có những nét rất riêng biệt với các nghi lễ, phong tục độc đáo nhân ngày trọng đại này.

Mỹ

Vào đêm 31.12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống "Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.

Người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại đón năm mới

Lễ đón năm mới truyền thống ở đây bắt đầu từ năm 1904. Năm đó, chủ nhân của toà nhà Số 1 trên Quảng trường Thời Đại đã tổ chức một bữa tiệc trên đỉnh của toà nhà này. Hiện nay, nóc của toà nhà vẫn được chọn làm điểm đặt quả cầu thuỷ tinh. Nó chứa hàng nghìn mảnh thuỷ tinh tượng trưng cho những vì sao đang cháy sáng xuyên qua bóng đêm của năm cũ.

Rất nhiều người Mỹ đón mừng năm mới với những bữa tiệc tổ chức tại gia đình hay tập trung ăn uống ở những điểm công cộng. Khi chuông đồng hồ điểm đúng 12 giờ, họ ôm hôn nhau, nhảy múa theo những điệu nhạc vui vẻ và cụng ly chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.

Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc.

Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon. Song có một điểm mà không phải ai cũng biết là họ ăn bắp cải với hy vọng nó sẽ mang đến cho mình… may mắn và tiền bạc. Ở miền nam, bữa ăn truyền thống trong năm mới gồm đậu, hành, gạo, thịt lợn muối xông khói…

Anh

Tuy ở Anh lễ đón năm mới không được tổ chức long trọng như lễ Giáng sinh, nhưng vẫn có nhiều hoạt động chức mừng năm mới theo phong tục tập quán riêng. Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người ta tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay quanh những nơi có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Mọi người nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne.

Người Anh đón giao thừa ở tháp đồng hồ Big Ben

Đêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết. Người Anh không gõ cửa mà tiến thẳng vào nhà bạn bè hoặc người thân. Theo phong tục của người Anh, sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo. Bữa tiệc đón mừng năm mới bắt đầu từ 8 giờ tối giao thừa đến sáng sớm hôm sau mới kết thúc.

Đức

Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng năm mới".

Màn pháo hoa kỳ ảo đón năm mới ở Hanover, Đức

Người Đức nổi tiếng là tiết kiệm, nhưng họ cũng để lại một phần các món trong các bữa ăn đầu năm mới cho đến sau nửa đêm để đảm bảo rằng năm tới đồ ăn của mình không bao giờ hết.

Pháp

Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến 3.1 mới kết thúc. Sáng sớm ngày mùng 1, mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm mất mùa.

Đặc biệt vào thời khắc quan trọng của đêm giao thừa, người Pháp quây quần và sum họp cùng nhau để cùng chúc mừng năm mới. Họ thể hiện tình cảm của mình bằng việc ôm nhau và hôn nhau, chúc mừng năm mới dưới những cây chùm gửi.

Brazil

Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.

Tiệc mừng năm mới thường là tiệc về tín ngưỡng nhưng ngày nay nó đã trở thành một buổi trình diễn lớn dành cho du khách lẫn người dân. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31.12 của năm cũ và tới giữa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên. Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khoẻ.

Colombia

Đốt ''ông năm cũ'' là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.

Ngoài ra, mọi người cùng thường nhồi búp bê bằng những thứ họ không muốn dùng nữa, các vật đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Tất cả sẽ được thiêu rụi cùng với năm cũ, đồng nghĩa với việc họ muốn quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình.



Vào đêm Giao thừa, người Colombia sẽ đốt con búp bê. Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ. Martha Leverett, người Colombia kể.

Nga

Đất nước Nga rộng lớn bao la, nhưng dù ở đâu, đến ngày tết, từ vùng lạnh giá đến những miền đất ấm áp, từ những làng quê xa xôi đến đất thị thành, hay tại thủ đô, nhà nhà đều tổ chức đón Tết vui vẻ, thoải mái, ấm áp tình gia đình.

Người dân Nga dạo chơi, chào đón năm mới

Người Nga ở đâu cũng muốn được đón năm mới với cây thông tết trong nhà. Trước năm mới, đường phố chật ních người qua lại, ai ai cũng cố kết thúc mọi việc để đón Tết thoải mái, đặc biệt lo sắm quà cho con cái và mua một cây thông thật đẹp. Có nhiều loại thông nhựa, nhưng thông thiên nhiên được quý hơn nhiều. Trang hoàng cây thông tết là công việc thích thú của người Nga.

Ấn Độ

Tết ở Ấn Độ kéo dài trong 5 ngày, bắt đầu từ 31.10, ngày thứ tư được coi là ngày đầu tiên của năm mới. Vào dịp Tết, không ai được phép giận dỗi và nổi cáu. Ở một số vùng ở Ấn Độ, buổi sáng đầu tiên của năm mới ai cũng nước mắt lưng tròng để đón mừng năm mới. Một số nơi khác thì lại có tục nhịn ăn một ngày, một đêm. Buổi sáng đầu tiên của năm mới mọi người sau khi chúc tụng nhau, dùng một chiếc túi nhỏ đựng phấn hồng xoa lên trán người đối diện chúc cho mọi sự may mắn như ý. Thanh niên đổ mực đỏ vào súng phun nước và phun vào bạn bè, người thân.



Mọi người trang hoàng các cửa sổ và cửa lớn bằng những bóng đèn nhỏ xinh, trước ngưỡng cửa mỗi nhà trên phố, người ngoài có thể trông thấy các hình vẽ màu sắc khác nhau. Đó là dấu hiệu tượng trưng cho lòng hiếu khách. Để đón năm mới, người ta thức dậy lúc 4 - 5 giờ sáng. Những bóng đèn trang trí được bật lên, mọi người ăn mặc diện và theo tục lệ cũ, họ đi tới thăm nhà những người lớn tuổi để cầu phước lành, sự yên bình trong tâm hồn, cũng như sức khỏe. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người ta nhớ lại quá khứ, nói những lời chúc tốt lành cho tương lai.

Vào những ngày này, người ta cầu xin vị thần của sự giàu sang và hy vọng cho họ tài lộc dồi dào hơn trong năm mới. Họ đeo những vòng hoa quanh cổ và tay trong những buổi lễ. Mỗi loại hoa tượng trưng cho một màu quan trọng trong tôn giáo. Màu hồng, màu đỏ và màu tím là tượng trưng cho thánh thần của người theo đạo Hindu còn màu vàng tượng trưng cho Chúa Trời.

Scotland

Giống như phong tục xông đất đầu năm ở Việt Nam, ở Scotland, người đầu tiên bước vào cửa nhà trong năm mới sẽ tặng chủ nhà một món quà tượng trưng cho sự may mắn. Trong không khí lễ hội, mọi người sẽ đốt lửa trại và làm những quả cầu lửa – biểu tượng của Mặt trời để xua đuổi những điều xui xẻo trong năm tới.

Đan Mạch

Người Đan Mạch ném những chiếc đĩa và kính cũ vào cửa nhà của người thân và bạn bè với mong muốn xua đuổi những điều xui xẻo trong năm cũ. Họ cũng thường đứng từ trên ghế ngồi, sau đó nhảy xuống đất với hy vọng sẽ đạt được nhiều may mắn trong tháng đầu tiên của năm.

Cuba

Đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào... đến 12 giờ khuya để lấy hên. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phải nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.

Phần Lan

Ở Phần Lan, người dân dự đoán năm mới bằng một nét văn hóa độc đáo và thú vị. Họ sẽ đun thiếc nóng chảy và đổ vào những khuôn hình khác nhau. Hình trái tim hoặc chiếc nhẫn tượng trưng cho tình yêu và đám cưới, một con tàu với điều ước được đi du lịch hay chú lợn với dự báo tới một năm mới no đủ.

Hy Lạp
Theo truyền thống, một củ hành tây thường được treo trên cửa trước của những ngôi nhà tại Hy Lạp. Hình ảnh này mang ý nghĩa của sự tái sinh trong năm mới. Ngoài ra, vào ngày Tết, cha mẹ sẽ đánh thức con dậy bằng cách dùng hành tây gõ nhẹ vào đầu chúng.

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, năm mới gọi là Oshogatsu, là dịp tụ họp gia đình nên tất cả cửa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa. Trong năm mới, người ta thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn. Trong năm mới khi gặp nhau, người ta thường cười to với hy vọng sẽ vui vẻ quanh năm. Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần! Tết ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần.

Người Nhật tổ chức ngày lễ mừng năm mới cũng vào ngày 1.1 như các dân tộc khác nhưng đồng thời, họ vẫn giữ niềm tin theo đạo Shinto của mình. Để đuổi tà ma, họ treo một sợi rơm ngang qua cửa nhà, tượng trưng cho sự hạnh phúc và may mắn. Khi năm mới bắt đầu, người Nhật sẽ cười thật to vì như thế may mắn sẽ tới với họ.



Người Nhật chuẩn bị tết từ trước đó khá lâu. Họ có thú vui mua sắm têt và tặng quà nhau. Hàng được sắm nhiều nhất là kimônô đẹp. Vào những ngày này, khắp nơi vang lên tiếng chày giã bột gạo làm bánh. Bánh tết đặc trưng là bánh bột gạo môchi. Đúng 12 giờ đêm giao thừa, trong các trường vang lên 108 tiếng chuông. Tiếng chuông còn được truyền qua radio. Nhiều người Nhật đổ tới các chùa để làm lễ đầu năm, mua bùa hộ mệnh. Theo truyền thống, trong những ngày đầu năm, các cô gái được sai ra đồng bứt hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau. Tới ngày mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá “lộc xuân” đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng.

Lào

Tết đón năm mới của các bộ tộc Lào là Bun-gu-may (quen gọi là Tết buộc chỉ cổ tay hay Tết té nước). Tết Bun-gu-may được tổ chức trong ba ngày 13,14,15 tháng 4 dương lịch. Trong những ngày Tết, mọi người gặp nhau vui vẻ chúc Tết bằng cách buộc những sợi chỉ bằng bông hay len có màu trắng, xanh, hồng vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày tết ai nhận được nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.


Tiếp theo là tục té nước thơm cho tượng phật, sư sãi và bạn bè người thân. Người ta càng vui càng té nhiều nước. Một số nơi, người dân Lào còn làm lễ phóng sinh cho chim, cá, rắn... và coi đó là một trong những việc thiện đầu năm mới.

Campuchia

Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại, vì vậy từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm dương lịch là thời gian diễn ra Tết đón năm mới. Trong dịp tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo phật. Trước khi đón năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy. Và các gia đình đều làm 5 núi cát, có nơi người ta không đắp bằng cát mà đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa...



Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện Phật Trời để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ ăn mặc sặc sỡ để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng phật, sư sãi, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.

Philippines

Năm mới diễn ra từ ngày 30.12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là "ngày anh hùng". Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7 tháng 1. Sau đó ngày 9 tháng 1 người dân Philippines lại tiếp tục Tết đón thần Narareno.

Malaysia

Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1 tháng 1 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ, phố xá được trang trí với nhiều mầu sắc rực rỡ. Chỉ có điều trước Tết khoảng 10 ngày, những người dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thức ngon vật lạ cho Tết mà bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn), vì họ cho rằng đó là sự thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy.

Myanmar

Năm mới của người dân Myanmar được tổ chức theo phật lịch, tức vào giữa tháng 4 dương lịch. Vào dịp này, người Myanmar sẽ tổ chức lễ hội thi nhảy ếch và bưng nước chạy. Những người tham dự trò chơi phải nhảy theo tư thế của ếch hết đọan đường quy định. Còn người thi bưng nước phải vừa chạy vừa bưng một bát nước đầy đến điểm quy định sao cho nước không bị sánh ra ngoài.



Lời chúc mừng năm mới của người Myanmar là "hắt nước vào người nhau". Ở các thành phố lớn như Rangoon, Mandalay người ta để các thùng nước dọc các con phố. Luôn có người đứng chầu chực bên những thùng nước, "rình" người đi đường rồi hắt nước vào họ thay cho lời mừng tuổi.

Lễ mừng năm mới luôn là một dịp của vô số những cuộc vui tưng bừng thú vị được diễn ra. Nhưng dù các phong tục có khác nhau nhưng đều có mục đích chung là cầu mong năm mới được ấm no, hạnh phúc, xua tan những phiền muộn của năm cũ.

T.V (tổng hợp)


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Tranh cãi không dứt về cái tên ‘Bóng đè’ của Đỗ Hoàng Diệu

"Bóng đè” – tên một tác phẩm văn học của Đỗ Hoàng Diệu đã trở thành đề tài tranh cãi trong dư luận. Xét ở khía cạnh tích cực có thể nói cuộc tranh cãi là một hoạt động thú vị trong đời sống văn chương vốn rất bình lặng và tẻ nhạt như hiện nay.

Shawn Mendes và Camila Cabello bị chỉ trích vì cố tình khoe cảnh ân ái nóng bỏng nơi công cộng

Đây không phải là lần đầu tiên Shawn Mendes và Camila Cabello bi chỉ trích vì cố tình thể hiện tình cảm ở nơi công cộng

Cái tình sâu lắng ở 'Ác nhân cốc'

Ác nhân cốc (đạo diễn Tuấn Khôi) sẽ ra mắt tại sân khấu Idecaf trong mùa tết năm nay. Nghe qua cái tên nhiều người liên tưởng đến hình ảnh của thể loại kiếm hiệp kỳ tình, và ở đó có những kỳ nhân máu lạnh, bí ẩn và khó hiểu.

Nàng thơ xứ Huế hóa thân thành nàng Kiều và giới thiệu cảnh đẹp xứ Huế

Ngọc Trân, người đẹp xứ Huế đã tung ra bộ ảnh mới hóa thân thành Nàng Kiều xinh đẹp. Với trang phục cổ trang và bối cảnh Vườn Cơ Hạ – Hoàng Thành Huế vừa được trùng tu lại, người đẹp muốn qua đó giới thiệu xứ Huế đến cho mọi người.

Lễ hội mừng năm mới 2020 trên cả nước

Chào mừng năm mới 2020, Hà Nội không tổ chức bắn pháo nhưng các hoạt động lễ hội đếm ngược, văn hóa nghệ thuật diễn ra ở nhiều nơi.

Những show diễn gây ấn tượng mạnh trong 2019 của làng mốt thế giới

BST Fashion Statements của Vitor & Rolf, Savage x Fenty của Rihanna hay tại châu Á, show diễn với dàn người mẫu che mặt của BESFXXK… là những show diễn gây ấn tượng với người mộ điệu.

Pháp: Cấm mang kiệt tác ‘Chúa Jesus bị nhạo báng’ của danh họa Cimabue khỏi lãnh thổ

Bộ Văn hóa Pháp vừa đưa ra quyết định cấm mang bức họa Christ Mocked (Chúa Jesus bị nhạo báng) có giá đến 24 triệu euro (gần 617 tỉ đồng) ra khỏi lãnh thổ nước Pháp.

Trung Quốc là nguyên nhân khiến Hollywood không đưa các nhân vật LGBT vào phim bom tấn?

Theo Variety, lợi nhuận chính là nguyên nhân khiến các nhân vật LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) hầu như không có mặt trong những phim bom tấn. Trung Quốc - thị trường phim ảnh lớn thứ nhì thế giới – theo đó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

CMMI-14

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/05/2024 12:00
Nguồn của rủi ro phần mềm là gì? Tại sao mọi người không thích nói về nó?

Hướng dẫn sử dụng ChatGPT-4o, chatbot AI thế hệ mới thông minh hơn

Kỹ năng - Quang Huy - 18/05/2024 11:00
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức sử dụng phiên bản miễn phí của ChatGPT với mô hình ngôn ngữ lớn GPT-4o thế hệ mới nhất, với nhiều sự cải tiến về trí thông minh.

Cuộc thi "ngồi đờ đẫn" tại Hàn Quốc khiến nhiều người cười ra nước mắt, suốt 10 năm vẫn gây sốt vì một lý do

Thư giãn - Thanh Tâm - 18/05/2024 10:00
"Tôi cần một chút thời gian để nghỉ ngơi" là khẩu hiệu được cuộc thi này trưng phía bên ngoài khu vực thi đấu.

Tử tế đáng giá bao nhiêu - Học cách lắng nghe

Từ sách - Phim - Quìn - 18/05/2024 09:00
Ai cũng có lúc phạm phải sai lầm là thay vì thật sự lắng nghe, thì chỉ ngồi nghe và chờ người khác nói xong để đến lượt mình nói.

Tuyển tập những câu chuyện hay nhất của Aesop - Chó, gà trống và cáo

Từ sách - Phim - Ngọc Bích - 18/05/2024 08:00
Bài học từ câu chuyện này là sự quan trọng của sự bình tĩnh và sự tỉnh táo khi đối mặt với nguy hiểm.

CMMI-13

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/05/2024 12:00
Hỏi: Tôi tin chúng ta nên học từ các công ti khác đã từng làm cải tiến qui trình. Họ có công bố các bài học rút ra của họ không?

Kính đa chiều - Nhà báo Cù Mai Công tiết lộ điều thú vị của địa danh Vùng Ông Tạ

Truyền hình - PV - 17/05/2024 11:08
Trong tập 87 Kính Đa Chiều, nhà báo Cù Mai Công có những chia sẻ thú vị về tên gọi địa danh Vùng Ông Tạ cũng như những nét văn hóa, tính cách của người dân nơi đây.

Mối tình của cô hầu phòng Việt với tỷ phú Mỹ: Có con trai nhưng giữ im lặng, 2 năm sau bất ngờ nhận 2.000 tỷ tiền thừa kế

Từ sách - Phim - Nguyễn Phượng - 17/05/2024 10:00
Mang thai nhưng không dám nói, chuyện tình của cô hầu phòng Nguyễn Thị Bé và tỷ phú Mỹ Larry Hillblom cứ thế đi vào quên lãng cho đến khi một sự kiện bất ngờ xảy ra, làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của cô và cậu con trai bé bỏng.

Thánh kinh marketing - Bí quyết marketing sáng tạo trong thời đại công nghệ số

Từ sách - Phim - FN - 17/05/2024 09:00
Trong “Thánh kinh marketing”, Yaniv Zaid – cha đẻ cuốn sách “Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” nổi tiếng – đã chắt lọc mười bí quyết marketing hữu ích mà bạn cần phải biết trong thế kỷ 21.

Người đàn bà trong tôi - Điều gì đã mang Britney Spears đến với âm nhạc?

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 17/05/2024 08:00
Với Britney Spears, âm nhạc là lưỡi gươm của sức mạnh, là lá chắn bảo vệ tâm hồn, và là giấc mơ mà cô ao ước thuở bé.

CMMI-12

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/05/2024 12:00
Hỏi: Khách hàng của chúng tôi rất đòi hỏi, họ thường không biết điều họ muốn nhưng đối xử với người phát triển của chúng tôi rất tệ. Làm sao chúng tôi có thể cải tiến sự thoả mãn của khách hàng khi chúng tôi thậm chí không biết các trông đợi của họ?

GPT-4o khiến ChatGPT trở nên giống con người hơn và các đối thủ của OpenAI tụt lại phía sau

Thư giãn - Sơn Vân - 16/05/2024 11:00
GPT-4o, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới của OpenAI, giúp ChatGPT trở nên giống con người hơn và khiến các đối thủ phải lo lắng.

Vợ chồng giáo sư bị con trai từ mặt, biết lý do khán giả quay lại ủng hộ người con

Suy ngẫm - Thu Lê - 16/05/2024 10:00
Cậu con trai duy nhất đã chủ động cắt đứt liên lạc với cha mẹ ngay sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm.

55 nguyên tắc ứng xử thiết yếu để thành công - Giao tiếp bằng mắt giúp trẻ tự tin hơn

Từ sách - Phim - Mỹ Hòa - 16/05/2024 09:00
Trong quyển sách “55 nguyên tắc ứng xử thiết yếu để thành công”, tác giả Ron Clark - người đạt giải thưởng “Giáo viên xuất sắc toàn nước Mỹ” đã gợi ý việc khuyến khích giao tiếp bằng mắt sẽ giúp các con trở nên tự tin hơn trong cuộc sống.

Tuyển tập những câu chuyện hay nhất của Aesop - Sư tử và ba con bò

Từ sách - Phim - Ngọc Bích - 16/05/2024 08:00
Truyện ngụ ngôn về ba chú bò và sư tử của Aesop mang lại một bài học sâu sắc về sức mạnh của đoàn kết và hậu quả của sự chia rẽ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
  • Địa chỉ: 11H Nguyễn Thị Minh Khai - P. Bến Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (+8428) 38233860 - Email: triviet@firstnews.com.vn
  • Giấy phép số 496/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
  • Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Phước
  • Công ty TNHH văn hóa sáng tạo Trí Việt
  • Fax: (+8428) 38224560
  • Thỏa thuận cung cấp dịch vụ mạng xã hội Hạt giống tâm hồn
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 19/05/2024