Dạy hiệu quả và học hiệu quả

GS John Vu05/05/2023 11:00
Dạy hiệu quả và học hiệu quả

Mọi thầy giáo đều biết rằng “dạy hiệu quả” dẫn tới “học hiệu quả” và học hiệu quả nghĩa là sinh viên sẽ có tri thức và kĩ năng để đạt tới mục đích giáo dục của họ.

Mọi thầy giáo đều biết rằng “dạy hiệu quả” dẫn tới “học hiệu quả” và học hiệu quả nghĩa là sinh viên sẽ có tri thức và kĩ năng để đạt tới mục đích giáo dục của họ. Trong nhiều năm, các trường thường đo “học hiệu quả” dựa trên hiệu năng của sinh viên qua các kì thi. Thi truyền thống phần lớn dựa trên khả năng nhớ sự kiện và dữ liệu nơi sinh viên ghi nhớ những nội dung nào đó. Vấn đề là kiểu học này chỉ tạo ra người tốt nghiệp có trí nhớ tốt và có thể nhắc lại các câu trong sách nhưng không thể áp dụng được tri thức để giải quyết vấn đề.

Ngày nay sinh viên tích cực, họ không ngồi im trong giờ lên lớp. Nếu bạn dạy bằng phương pháp đọc bài giảng, sau 10 tới 15 phút chú ý của sinh viên sẽ chuyển sang cái gì đó khác. Họ có thể ngồi yên nhưng tâm trí họ ở đâu đó khác và không học mấy. Nghiên cứu về lớp học thấy rằng sau bài giảng sinh viên có thể nhớ được 60% điều thầy giáo nói trong mười phút đầu nhưng chỉ nhớ 20% điều thầy nói sau đó. Nó kết luận rằng “Phương pháp đọc bài giảng không còn phù hợp với lớp học ngày nay.”

Có bẩy mức hiệu quả dạy mà thầy giáo có thể tuân theo để cải tiến tính hiệu quả dạy và làm tăng việc học của sinh viên, điều dẫn tới phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề:

1) Mức tri thức: Sinh viên nên có khả năng nhắc lại điều họ học (kĩ thuật truyền thống hay phong cách ghi nhớ). Chẳng hạn: Mô tả năm pha của vòng đời phát triển phần mềm.

2) Mức hiểu thấu: Sinh viên phải có khả năng chứng tỏ hiểu biết của họ về các khái niệm bằng việc giải thích “theo lời riêng của họ” về khái niệm này. Chẳng hạn: Giải thích chi tiết năm pha của vòng đời phát triển phần mềm.

3) Mức áp dụng: Sinh viên phải có khả năng giải quyết các vấn đề để chứng tỏ rằng họ có thể áp dụng tốt khái niệm này. Chẳng hạn: Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng đổi yêu cầu trong pha thiết kế? Điều gì xảy ra nếu họ thêm nhiều yêu cầu trong pha viết mã? Bạn có thể bỏ được một pha trong vòng đời không?

4) Mức phân tích: Sinh viên nên có khả năng chia sự việc thành các phần tử nhỏ hơn, hình thành nên cách giải thích lí thuyết cho tình huống nào đó. Chẳng hạn, với một đặc tả yêu cầu đã cho, sinh viên phải có khả năng chia chúng thành các phần tử nhỏ hơn bằng việc dùng kĩ thuật Cấu trúc phân việc Work Breakdown Structure (WBS) thành các nhiệm vụ nhỏ hơn rồi ước lượng thời gian và nỗ lực để hoàn thành chúng. Từ những ước lượng này, họ học cách xây dựng lịch biểu dự án và tài nguyên được cần cho dự án.

5) Mức tổng hợp: Sinh viên phải có khả năng tạo ra cái gì đó bằng việc tổ hợp nhiều phần tử theo cách logic: Chẳng hạn, dùng đặc tả yêu cầu và cấu trúc phân việc, sinh viên có thể thiết kế hệ thống phần mềm với các tính năng, chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu trong các ràng buộc hệ thống;

6) Mức đánh giá: Sinh viên phải có khả năng chọn các phương án khác nhau để đi tới một giải pháp kết cấu tốt. Chẳng hạn, sinh viên phải có khả năng xác định trong nhiều tuỳ chọn thiết kế về hệ thống phần mềm và chọn thiết kế nào là tốt nhất và có khả năng giải thích lí do của họ.

7) Mức giải quyết vấn đề: Sinh viên phải có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách chia nó ra thành chuỗi các bước, như phân đoạn phát biểu vấn đề, phác thảo sơ đồ hay lưu đồ, dự đoán giải pháp, viết ra những phương trình liên quan, giải chúng hay nêu đại cương thủ tục giải, và diễn giải giải pháp. Chẳng hạn với một yêu cầu phần mềm đã cho, sinh viên phải có khả năng phân tích chúng, chia chúng thành nhiều chức năng, từng chức năng có thể được chia ra thành nhiều nhiệm vụ, từng nhiệm vụ được kết nối với nhiệm vụ khác bằng biểu đồ luồng dữ liệu và tổ chức trong một biểu đồ hệ thống cố kết về cách toàn thể hệ thống sẽ làm việc.

Áp dụng quan niệm hiệu quả này vào việc đảm bảo sinh viên sẽ học, tôi thường cho họ cái gì đó để làm như thảo luận trên lớp, bài tập trên lớp và làm việc tổ.

Để bắt đầu ở mức tri thức, tôi thường dành quãng 10 tới 15 phút giảng giải, nhấn mạnh vào khái niệm then chốt rồi yêu cầu sinh viên nhớ lại tài liệu bài giảng để xem liệu họ có học được cái gì không. Bằng việc cho từng sinh viên một hay hai phút liệt kê và nhiều điểm then chốt mà họ có thể nhớ về bài giảng, tôi có thể đánh giá cách sinh viên đang chú ý tới bài giảng. Thỉnh thoảng sinh viên có thể không sẵn lòng cho câu trả lời, cho dù họ biết câu trả lời nhưng khi câu hỏi được hướng tới một tổ trong môi trường cạnh tranh (tức là Tổ A là giỏi hơn Tổ B vì họ có nhiều thành viên hơn đưa ra câu trả lời) phần lớn sinh viên sẽ cố đưa ra câu trả lời và tôi có được nhiều đáp ứng.

Để đạt tới mức hiểu thấu, sau bài giảng ngắn, tôi yêu cầu sinh viên hình thành các nhóm từ hai tới ba người và bắt đầu thảo luận về tài liệu. Sau 1 tới 2 phút, tôi đặt ra câu hỏi và yêu cầu từng tổ trả lời theo lời riêng của họ để chắc rằng họ hiểu khái niệm mà tôi dạy. Chẳng hạn: Các hoạt động trong pha yêu cầu là gì? Em có thể mô tả được pha thiết kế không? Em có thể soạn thảo ra pha kiểm thử không?

Để đạt tới mức ứng dụng, tôi nêu ra vấn đề cho tổ để đi tới giải pháp. Sau vài phút (2 tới 5 phút), tôi chọn ngẫu nhiên một hay nhiều tổ để trình bày giải pháp của họ. ựa chọn tổ ngẫu nhiên thay vì yêu cầu người tình nguyện là quan trọng. Nếu sinh viên biết rằng tổ khác sẽ cho câu trả lời, nhiều người thậm chí sẽ không bận tâm nghĩ về câu hỏi. Chẳng hạn: Em nghĩ chúng ta có thể bỏ qua pha thiết kế và đi vào pha viết mã được không? Tại sao được và tại sao không? Điều gì xảy ra khi yêu cầu thay đổi trong pha viết mã? Em có thể làm được gì?

Để đạt tới mức phân tích, tôi sẽ cho một thành viên của tổ một vấn đề. Thành viên tổ đó phải có khả năng giải thích vấn đề một cách chi tiết cho tổ khi các thành viên khác có thể hỏi để làm sáng tỏ nếu có cái gì không rõ ràng. Sau năm phút, tôi sẽ yêu cầu tổ tóm tắt lại hiểu biết của họ về vấn đề và họ có khả năng phân tích nó về chi tiết tốt tới mức nào.

Để đạt tới mức tổng hợp, tôi cho lớp một trường hợp hay tình huống để phân tích. Từng tổ sẽ được yêu cầu liệt kê ra các giả định của họ, các vấn đề, sai lỗi, hay lưỡng nan kĩ thuật trong trường hợp đó rồi giải thích nó cho lớp. Lớp sẽ thảo luận để tìm ra lỗi logic trong luận cứ và đi tới một kết luận cho tình huống trường hợp đó. Thỉnh thoảng tôi có thể làm việc qua một tình huống trong lớp, làm đủ một số bước rồi yêu cầu một sinh viên hay một tổ tiếp tục công việc của tôi.

Để đạt tới mức đánh giá, tôi sẽ cho lớp một trường hợp nghiên cứu, hay một vấn đề mà đã được giải quyết và yêu cầu lớp kiểm điểm và bình luận về giải pháp hay tìm ra giải pháp thay thế.

Để đạt tới mức giải quyết vấn đề, tôi sẽ cho lớp một vấn đề phức tạp để giải quyết. Vì phải mất thời gian để giải quyết vấn đề này, tôi thường cho nó như bài tập về nhà nơi tổ có vài ngày để giải quyết vấn đề và tới lớp để trình bày giải pháp.

Sinh viên càng có nhiều thực hành và phản hồi trong các kiểu học tích cực, họ càng học tốt hơn và càng có khả năng họ thu nhận được tri thức và phát triển được kĩ năng cần thiết. Bằng việc đi theo các nguyên lí học hiệu quả này, tôi có thể chuẩn bị tốt hơn các tài liệu giảng, các phân công nhiệm vụ tốt hơn và tạo điều kiện cho các hoạt động trong lớp, phân công bài tập về nhà, và kiểm tra.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Làm việc theo tổ

Trong cuộc họp, nhiều cựu sinh viên tới gặp tôi kể về việc “Làm việc theo tổ”. Họ bảo tôi rằng họ đã làm việc trong tổ xây dựng phần mềm nhưng khi tôi hỏi thêm các câu hỏi, dường như là họ đã làm việc “trong nhóm” mà KHÔNG “trong tổ”.

Quản lí trong một thế giới thay đổi

Với toàn cầu hoá và tiến bộ trong công nghệ thông tin, nhiều thứ đang thay đổi vì “cách mới” để làm kinh doanh đang thay thế cho “cách cũ”. Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng trong Thời đại Thông tin này, sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thời kì ổn định nữa.

Toàn cầu hoá và công nghệ

Với Internet nhiều nước bây giờ được kết nối và nền kinh tế của họ được tích hợp vào trong kinh tế toàn cầu khi biên giới quốc gia đang bị loại bỏ.

Đối thoại ở Nhật Bản

Không lâu trước đây, ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản đã là lực chi phối với các thương hiệu như Sony, Panasonic, Hitachi, và Sharp nhưng ngày nay tất cả những công ti này đều thua lỗ hàng tỉ đô la một năm và có thể phá sản sớm.

Nghệ thuật và Khoa học

Bài báo này được Johnathan Miller viết, một người mới tốt nghiệp trong nghệ thuật đồ hoạ vì anh ta muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các sinh viên khác:

Nghề an ninh công nghệ thông tin

Theo một báo cáo công nghiệp, một trong những “việc làm nóng nhất” ngày nay là chuyên viên an ninh công nghệ thông tin (CNTT).

Dạy Khoa học máy tính

Theo báo cáo công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), bắt đầu từ cuối năm nay (2014) khoa học máy tính (CS) sẽ được dạy ở nhiều trường trung học của Mĩ và được tính vào tín chỉ của môn toán học hay khoa học, thay vì là môn lựa chọn.

Làm việc tổ

Học tích cực yêu cầu sinh viên làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề. Kết quả của phương pháp dạy này đã chỉ ra rằng nó hiệu quả hơn là phương pháp qui ước.

Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn

Nhiều sinh viên đại học KHÔNG biết cách chuẩn bị cho nghề nghiệp. Một số người chỉ chọn một lĩnh vực học tập, dự lớp, hi vọng tốt nghiệp RỒI và chỉ vậy rồi mới nghĩ về có việc làm.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?

8 câu nói để đời của "huyền thoại đầu tư" Warren Buffett

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 10/05/2025 10:00
Warren Buffett sẽ rời bỏ vị trí CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025. Dù về hậu trường, những câu nói kinh điển của ông vẫn là kim chỉ nam bất hủ cho giới đầu tư toàn cầu.

Phạm Xuân Ẩn, vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam khiến địch lầm tưởng CIA

Phong cách sống - Thiên Bình - 10/05/2025 09:00
Tài năng và nhân cách của ông khiến giới báo chí quốc tế phải bày tỏ sự kính trọng, cho rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như ông.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 10/05/2025 08:00
Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi hối hận vì lỗi với mẹ: Bài học đắt giá từ một câu nói của cô gái nghèo khó

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 09/05/2025 13:00
Bộ phim "Sex Education" đã giúp tôi thoát khỏi những ám ảnh về tuổi thơ. Tôi cũng nhận ra lỗi sai nghiêm trọng của mình đối với mẹ.

'Bố ơi, mình đi đâu thế?' trở lại: Nhiều khoảnh khắc 'đốn tim' khán giả

Truyền hình - Hạ Vĩ - 09/05/2025 12:00
Qua các thử thách “siêu ngầu” như chải tóc ngựa, đánh răng hà mã, các cặp bố con “triệu view” mang đến tiếng cười, nước mắt và bài học ấm áp về tình cha con. Biến hành trình tập sự thành chuyến đi, các ông bố cùng con khám phá thế giới rộng lớn hơn tất cả những gì các bé từng biết.

Cách giành lại quyền làm chủ bộ não khi nghiện ChatGPT và các chatbot AI

Kỹ năng - Sơn Vân - 09/05/2025 11:00
Nhiều thanh thiếu niên đang ở trên ranh giới mong manh giữa nhờ ChatGPT hỗ trợ nhiều thứ và sự lệ thuộc quá mức vào chatbot trí tuệ nhân tạo của OpenAI.

5 châm ngôn của Warren Buffett: Giá trị hơn cả mã cổ phiếu; tiết lộ bí quyết trường thọ

Phong cách sống - Trang Đào - 09/05/2025 10:00
Warren Buffett, 94 tuổi, không nói về các mô hình tài chính phức tạp mà nói với chúng ta bằng những lời thẳng thắn nhất: Đầu tư là một cuộc chạy marathon, đừng để bị phân tâm bởi những tiếng ồn ngắn hạn.

Bộ sách Khai mở cảm xúc và Khai mở hạnh phúc

Tủ sách - FN - 09/05/2025 09:00
Cảm xúc là gì, xuất hiện từ đâu? Chúng hoạt động như thế nào trong não và cơ thể? Có tốt hơn nếu chỉ trải nghiệm những cảm xúc tốt đẹp và rũ bỏ tất cả cảm xúc khó chịu? Và hạnh phúc là gì? Chúng ta có nhất thiết phải liên tục hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc không?

“Cứ tu thôi, đừng đổ thừa”: Phật pháp đời thường qua lời Thầy Thích Pháp Hòa

Từ sách - Phim - Quìn - 09/05/2025 08:00
"Chia sẻ từ trái tim" và "Con đường chuyển hóa" là hai cuốn tuyển tập những bài pháp thoại được nhiều người yêu mến của Thầy Pháp Hòa, được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm giữ nguyên giọng văn mộc mạc nhưng thấm đẫm chiều sâu.

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Suy ngẫm - Thùy Anh - 08/05/2025 12:00
Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Kỹ năng - Lê Duy - 08/05/2025 11:00
Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Phong cách sống - Sơn Vân - 08/05/2025 10:00
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 11/05/2025