Tuần trước, Phó chủ tịch cấp cao Laszlo Bock, người chịu trách nhiệm thuê người tại Google đã giải thích cho tờ New York Times về điều Google và các công ti hàng đầu đang tìm khi thuê người.
Ông Bock nói rằng Google KHÔNG nhìn vào trung bình điểm số (GPA) nữa vì nó “không dự báo cái gì cả.” Điều này phản ánh một quan điểm chung trong nhiều công ti rằng các đại học đã “lạm phát” điểm để cho sinh viên những ưu thế nào đó. Có những người với trung bình điểm GPA xuất sắc nhưng không thể làm được cái gì vì họ chỉ “ghi nhớ” nhiều thứ để qua được bài kiểm tra nhưng không thể áp dụng được tri thức của họ vào làm bất kì cái gì. Thay vì phát triển “kĩ năng” họ chỉ phát triển “trí nhớ”.
Ông Bock tiếp tục với việc nói rằng Google không tìm bằng cấp như một điều kiện cho việc thuê người nữa. Ông ấy nhấn mạnh rằng trong khi giáo dục đại học là được ưa chuộng, số người có được việc làm tại Google mà không có bằng đại học cũng đã tăng lên qua thời gian. Điều này cũng phản ánh xu hướng trong các công ti hàng đầu rằng bằng cấp không còn là then chốt cho việc làm.
Vấn đề là nhiều đại học đang cấp bằng cấp mà không có đào tạo chất lượng, đặc biệt “các đại học vì lợi nhuận” nơi chỉ quan tâm tới việc ghi danh nhiều sinh viên để thu tiền nhưng không cung cấp cái gì trong đào tạo cho nên khó thuê được người dựa trên một mình bằng cấp.
Ông Bock giải thích “Nếu đó là việc làm kĩ thuật, chúng tôi đánh giá năng lực viết mã của người xin, và quá nửa việc làm ở Google là việc làm kĩ thuật.” Đó là lí do tại sao những người xin việc đều phải qua nhiều cuộc phỏng vấn với người kĩ thuật của Google để chứng tỏ năng lực của họ trong viết mã, giải quyết vấn đề v.v. Nhưng có kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ.
Ông ấy nói thêm: “Với mọi việc làm, điều số 1 mà Google tìm là “khả năng học liên tục.” Nó là khả năng học mọi thứ nhanh chóng và giữ việc học cả đời. Nó là khả năng tổ chức mọi thông tin để mở rộng tri thức.
Ông ấy nói: “Tại Google, chúng tôi đang dùng các cuộc phỏng vấn hành vi có cấu trúc mà chúng tôi kiểm nghiệm để chắc họ là dự đoán được.” Đây là chỗ nhiều người tốt nghiệp bị lẫn lộn về loại câu hỏi phỏng vấn này. Năm ngoái, một người quản lí thuê người nói với tôi: “Khi tôi hỏi những người xin việc về “Thế giới phẳng”, họ nghĩ rằng tôi cố lừa họ cho nên họ sửa tôi bằng việc nói “Thế giới là tròn, không phẳng.” Khi tôi bảo họ rằng tôi nói tới cuốn sách “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman, họ bảo tôi: “Chưa bao giờ nghe nói về nó,” vì họ không biết nó là gì. Người quản lí thuê người nói: “Nếu họ không đọc nhiều hơn, nếu họ không biết điều gì đang xảy ra trên thế giới quanh họ, làm sao họ có thể vận hành trong thế giới được kết nối này? Chúng tôi không muốn thuê người tốt nghiệp chỉ biết điều trường dạy cho họ. Ngày nay họ phải đọc nhiều hơn và có tri thức rộng hơn về thế giới đang thay đổi nhanh này.”
Ông Bock nói thêm: “Điều quan trọng thứ hai mà Google tìm kiếm là năng lực lãnh đạo, đặc biệt “lãnh đạo nổi bật” như đối lập với lãnh đạo truyền thống. Lãnh đạo truyền thống giống như sinh viên tham gia vào các hoạt động nhà trường và trở thành chủ tịch câu lạc bộ sinh viên. Hay họ chơi thể thao và trở thành rất tích cực trong hoạt động thể thao nào đó v.v.
Ông ấy nói: “Về căn bản chúng tôi không quan tâm tới điều đó. Điều chúng tôi quan tâm tới là, khi đối diện với một vấn đề và bạn là thành viên của một tổ, vào lúc thích hợp, bạn có bước lên và lãnh đạo tổ không? Và như khi có tình hình trầm trọng, khi bạn bước xuống và thôi lãnh đạo, bạn có để cho ai đó khác làm điều đó không? Bởi vì điều mấu chốt để là người lãnh đạo hiệu quả trong môi trường này là bạn phải sẵn lòng chấp nhận trách nhiện khi được cần và buông thả quyền lực vào thời gian thích hợp.”
Ngày nay phần lớn công việc công nghệ đều được thực hiện theo tổ nơi các thành viên tổ làm việc cùng nhau hướng tới một mục đích chung. Có nhu cầu khẩn thiết để một số thành viên bước lên, nhận trách nhiệm lãnh đạo tổ vượt qua chướng ngại và khi vấn đề được giải quyết xong rồi, lại quay trở lại với vai trò được phân công và trở thành thành viên tổ để cho bạn không phải giải quyết với những người muốn được là “người lãnh đạo theo tước vị” hay níu bám lấy một vị trí.
Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi và phần lớn những người thành công nhất là những người có thể thay đổi cùng với nó, họ sẽ thực hiện những nhiệm vụ cần thiết khi được kêu gọi, và sẵn lòng làm bất kì cái gì được yêu cầu vì mục đích chung của tổ.
Ngày nay bằng cấp không còn là đảm bảo cho việc làm nhưng tri thức và kĩ năng là yếu tố then chốt mở ra cánh cửa việc làm cho bạn xây dựng nghề nghiệp. Có được việc làm tốt chỉ mới là bắt đầu nhưng duy trì và thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn là mục đích tối thượng và để làm điều đó, sinh viên phải liên tục đọc nhiều hơn, học nhiều hơn và liên tục phát triển những kĩ năng cần thiết vì mọi sự đang thay đổi nhanh. Việc học cả đời này là chất liệu bản chất mà mọi sinh viên đều phải có để thành công trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này.