Bạo lực gia đình 'nở rộ' mùa COVID-19

19/09/2021 13:30
Bạo lực gia đình 'nở rộ' mùa COVID-19

Theo thống kê của một số tổ chức tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành, tình trạng bạo lực gia đình trong đại dịch COVID-19 có xu hướng tăng lên và nghiêm trọng hơn. Người bị bạo lực phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Những con số biết nói

Những ngày gần đây, dư luận xã hội đang xôn xao vì trường hợp một em bé 6 tuổi tử vong nghi do bị bạo hành. Theo báo cáo của UBND Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), trong giờ học trực tuyến tối ngày 16/9, học sinh L.H.A, lớp 1A16, Trường Tiểu học Xuân Đỉnh vắng mặt, giáo viên liên hệ gia đình được báo tin cháu đã tử vong.

Bạo lực gia đình nở rộ mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Một cán bộ phụ nữ ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, An Giang đã dành một phần diện tích trong nhà làm địa chỉ tạm lánh cho những phụ nữ bị bạo lực trên địa bàn

Theo báo cáo trên, khoảng 11 giờ ngày 16/9, học sinh này có bị bố đánh. Đến chiều, H.A vẫn ăn được cháo và uống thuốc. Sau đó, H.A bị nôn nhiều, được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, phía bệnh viện xác nhận, nạn nhân đã tử vong trước khi đưa vào viện và trên người có dấu hiệu bị bạo hành nên đã báo cơ quan công an.

Bạo lực gia đình tăng lên và nghiêm trọng hơn trong đại dịch COVID-19 là thông tin được nhiều tổ chức hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực xác nhận. Tư vấn viên Tuyết Anh (CSAGA - Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên) cho biết: Từ đầu 2020 đến hết tháng 7/2021 CSAGA đã hỗ trợ 3.487 cuộc tư vấn qua điện thoại và chat, trong đó số cuộc gọi tập trung nhiều nhất vào nhóm những phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhóm này đều đặn ở các vùng nông thôn, thành thị.

Địa chỉ "Ngôi Nhà Bình Yên" (Peace House Shelter) - nơi trú ẩn an toàn cho những người bị bạo lực do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quản lý, ghi nhận số phụ nữ tới nhà tạm lánh tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018 và 2019. Quản lý của fanpage "Chung tay phòng chống bạo lực gia đình" cho biết: Số lượng người liên lạc, nhắn tin nhờ tư vấn/kêu cứu trong 4 tháng đầu năm 2020 bằng cả năm 2019.

Thạc sĩ giáo dục và phát triển cộng đồng Phan Hà An (TPHCM) cho biết: Cuối tháng 5, khi tình hình COVID-19 đang rất căng thẳng, một bạn học của tôi đột nhiên nhắn tin cầu giúp đỡ. Bạn bị chồng bạo hành, tay phải tổn thương rất nặng gần như không bế được con. Vì chỉ có tôi sống cùng chung cư nên trở thành cọng rơm cứu mạng của bạn. Tôi kiếm cớ đưa thực phẩm lên nhà thì bị chồng bạn chặn ở cửa. Tôi phải nhờ bạn trai lên cùng. Thấy bạn trai tôi cao to, anh chồng hơi sợ. Nhờ thế chúng tôi mới gặp được bạn. Bạn bị đánh rất nặng, và lúc ấy tôi mới biết đây không phải là lần đầu. Tôi đề nghị bạn nên lánh về nhà mẹ đẻ nhưng việc di chuyển lúc này rất khó khăn. Thế là mẹ con bạn tạm lánh ở nhà tôi. Tình hình lúc ấy ngay cả việc giám định thương tật cũng rất khó khăn vì các bệnh viện đều quá tải. Hiện nay bạn tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn, nhưng tôi muốn nhấn mạnh là: 3 năm, suốt 3 năm không người thân, bạn bè nào biết bạn tôi bị bạo hành!

Căn cứ vào trường hợp của bạn mình, thạc sĩ Phan Hà An đã cùng một số cộng sự lập ra nhóm Help (hoạt động độc lập và hoàn toàn miễn phí) chuyên để tư vấn, hỗ trợ những phụ nữ "bị bạo hành trong phòng kín". Chị chia sẻ: "Chỉ trong hai tháng thành lập (trừ tuần đầu chưa có điện thoại nhờ giúp vì mọi người chưa quen), sang tuần thứ hai, trung bình mỗi ngày 6 tư vấn viên phải làm việc 12-14 giờ. Đối tượng hỗ trợ chủ yếu của họ là những phụ nữ làm việc văn phòng, giáo viên, công chức... Đa số những người này vì sĩ diện mà giấu kín việc bị bạo hành. Người bị bạo hành ngắn nhất là một năm, kéo dài nhất là năm năm, tình trạng bạo hành thân thể nhẹ nhất là bị thương ngoài da, nặng nhất có người từng bị gẫy xương chậu, chấn thương não.

COVID-19 "tiếp tay"

Đánh giá nhanh về thực trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em do tác động của đại dịch COVID-19 đã cho thấy: cứ 3 phụ nữ thì có hơn 1 phụ nữ (37,8%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực (thể xác, tình dục, tinh thần hay kiểm soát hành vi, kinh tế) do chồng/bạn tình gây ra. Hơn một nửa phụ nữ bị chồng/bạn tình bạo lực trong thời gian COVID-19 không chia sẻ với ai (51,8%); 27,3% báo cáo rằng có kể với anh/chị ruột, theo đó là bạn bè (24,5%) và bố mẹ đẻ (20,9%). Tỷ lệ thấp nhất là nói với lãnh đạo địa phương (4,3%), tổ hoà giải (3,6%) và lãnh đạo về tôn giáo (1,4%). Trong khi đó, các dịch vụ dành cho phụ nữ bị bạo lực còn thiếu thốn và cũng khó tiếp cận đối với phụ nữ.

Tư vấn viên Tuyết Anh (CSAGA) xác nhận: Trong thời gian vừa qua, văn phòng hỗ trợ người bị bạo lực giới trung tâm CSAGA nhận được rất nhiều cuộc gọi/chat từ khắp cả nước chia sẻ về việc bị bạo lực trong giai đoạn giãn cách xã hội, điển hình các vụ việc đến từ các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội hoặc ở các khu vực phong tỏa do có ca F0 thì các cuộc gọi thường có yếu tố trầm trọng. Sự căng thẳng khi đối mặt với dịch bệnh cộng với bạo lực gia tăng khiến cho nạn nhân bị rơi vào hoảng loạn sợ hãi và tuyệt vọng vì không biết tìm cách chạy đi đâu, cầu cứu ai.

Chị Tuyết Anh cho biết thêm: Tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều cuộc gọi, điển hình có một cuộc gọi của cô gái đang sống cùng bạn trai. Khi bắt đầu áp dụng lệnh giãn cách, cậu bạn trai đã thuyết phục cô gái để qua ở chung cho tiện ăn uống. Tuy nhiên sau đó cậu ta thường xuyên gây bạo lực với bạn gái, ban đầu là chửi bới bắt bạn gái đưa tiền để mình nạp chơi game, khi bạn gái hết tiền cậu ta bắt đầu đánh đập, thậm chí sử dụng cả dây điện để quấn cổ bạn gái, cấm không cho cô gái liên hệ ra ngoài để tìm kiếm trợ giúp. Cô gái đã tìm kiếm được fanpage của CSAGA và các cán bộ tư vấn của CSAGA đã làm việc qua chat vì cả hai đang ở cùng nhà, không thể nói chuyện điện thoại được. Sau các buổi hỗ trợ và kết nối với địa phương, cô gái đã thoát khỏi nhà an toàn và tạm lánh ở một nơi khác chờ hết giãn cách sẽ về nhà bố mẹ.

Trường hợp 2: nạn nhân gọi đến từ một khu chung cư, khi đi làm về muộn đã bị chồng đứng đón ở hành lang để đánh, sáng sớm ngày hôm sau cô lại tiếp tục bị chồng đánh. Cô đã gọi điện cho CSAGA để nhờ giúp đỡ, sau vụ việc CSAGA đã kết nối với bảo vệ chung cư, tuy nhiên do tính chất dịch bệnh nên họ chỉ tới và hỗ trợ đưa cô gái ra khỏi nhà, sau đó cô gái đã được người thân đón về nhà để ở.

Trường hợp thứ 3: nạn nhân bị chồng cầm dao đuổi đòi chém trong thời gian đang giãn cách. Nạn nhân đã ôm con chạy về nhà bố mẹ đẻ cách đó 2km, nhưng người chồng không chấm dứt bạo lực mà còn tìm cách xuống nhà bố mẹ đẻ phá phách đồ đạc, chửi bới gia đình nhà vợ. Nạn nhân thấy nếu mình và con tiếp tục ở nhà bố mẹ thì phiền phức cho gia đình nên ôm con đi tìm nhà trọ. Nạn nhân vừa đến nhà trọ được 2 hôm thì khu trọ bị phong tỏa vì có F0. Hiện tại cả khu trọ đã bị phong tỏa nên người chồng không dám làm gì. Tuy nhiên nạn nhân vẫn không hề hết sợ hãi lo lắng vì ngoài tổn thương về tinh thần còn sợ hãi bị bệnh tật...

Những nạn nhân may mắn được các tư vấn viên đánh số thứ tự là những người ít nhiều đều đã nhận được trợ giúp và trước mắt đang được an toàn. Song, ngoài những số thứ tự ấy, nhiều phụ nữ vẫn đang đơn độc đối mặt với bạo hành, mỗi ngày sống trong sợ hãi và tổn thương (cả thể chất lẫn tinh thần). Họ vốn không biết đi đâu để tìm kiếm trợ giúp.

Theo kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người (62,9%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực do chồng/bạn tình gây ra trong đời. Cứ 10 phụ nữ thì có hơn một người (11,4 %) đã từng gặp phải một hoặc nhiều loại hình quấy rối hoặc lạm dụng tình dục. Mặc dù tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực cao, nhưng chỉ có 4,9% trong số này tìm kiếm sự hỗ trợ từ công an, còn 90,4% phụ nữ bị bạo lực đã không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Tiền Phong


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Nữ Trung úy quân đội khiến bao chàng đắm say

Nguyễn Đặng Anh Phương không chỉ được mệnh danh là "người đẹp quân nhân", Trung úy xinh đẹp còn là một MC, diễn viên và người mẫu tự do.

Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp thiếu tư duy còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền

Thái độ quyết định cao độ, cao độ quyết định tầm nhìn, tầm nhìn quyết định tư duy, và tư duy quyết định kết quả.” Những người có tầm nhìn rộng mở, nhìn có vẻ họ đang đi đường vòng, nhưng thực chất họ đã đến thành công sớm hơn bạn một bước rồi.

Trong thế giới người lớn, càng từng trải càng an tĩnh, càng thông minh càng khiêm tốn

Kiên trì, chầm chậm, cứ từ từ bước tiếp, tương lai tươi sáng trước mặt tại sao phải chào thua một khoảng thời gian tăm tối ngắn ngủi?

Bộ não của Einstein có gì đặc biệt mà bị cướp "trắng trợn" khi ông qua đời?

Chỉ vài giờ sau khi Einstein qua đời, bộ não của ông đã bị tách ra khỏi tử thi một cách đầy bí ẩn, sau đó được phát hiện đựng trong những chiếc lọ thủy tinh suốt hơn 3 thập kỷ.

Chuyện tình 'đẹp như phim' của cặp đôi vũ công hiphop cách nhau 10 tuổi

Khoảng thời gian xa nhau, cách anh quan tâm, lời anh nói thôi thúc mình trở về Việt Nam. Mình cảm nhận được anh chính là gia đình nên đã dừng lại việc học sau khoảng 1 năm rưỡi và về nước", Chi nói.

CEO 30 tuổi quyết định bán công ty hàng trăm tỷ về quê - Sống thoải mái mới là đỉnh cao hạnh phúc!

Làm việc chăm chỉ không chỉ để đạt được tự do tài chính, mà còn để bản thân có thể tự do làm những gì mình yêu thích, không rơi vào trường hợp éo le bị đồng tiền hạn chế hành động!

3 điều nên 'thấu tình đạt lý': Muốn vớ được lợi to, cần lờ đi lợi nhỏ

Người lúc nào cũng chỉ chăm chăm thu lợi về mình, nhìn tưởng là khôn nhưng hóa ra lại là dại.

10 tâm lý điển hình khiến công việc kinh doanh, buôn bán thất bại

"Tâm thái quyết định vận mệnh” chính là đạo lí mà những người làm kinh doanh đều phải biết.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025