Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp thiếu tư duy còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền

19/09/2021 07:30
Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp thiếu tư duy còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền

Thái độ quyết định cao độ, cao độ quyết định tầm nhìn, tầm nhìn quyết định tư duy, và tư duy quyết định kết quả.” Những người có tầm nhìn rộng mở, nhìn có vẻ họ đang đi đường vòng, nhưng thực chất họ đã đến thành công sớm hơn bạn một bước rồi.

Nhà văn Lâm Thanh Huyền (Trung Quốc) từng viết: "Nếu một con cò trắng đứng trên tuyết, người ngu chỉ chú ý đến con cò, kẻ khôn sẽ chỉ để tâm đến những hạt tuyết rơi, còn người có trí tuệ thực sự sẽ lưu lại toàn bộ khung cảnh trắng xóa đó."

Đối diện trước một khung cảnh, những người không giống nhau sẽ nhìn thấy những thứ khác nhau, đó chính là "tư duy".

"Tư duy" là khả năng quan sát và phán đoán của con người trước vạn vật. Người có tầm nhìn xa luôn luôn thuận lợi, dễ dàng vượt qua những khó khăn trên đường đời của mình.

Bởi vậy mới có câu nói: "Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền".

Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền: Cách biệt giàu nghèo khác nhau ở hai chữ TƯ DUY  - Ảnh 1.

Hình minh họa

Người có tầm nhìn hạn hẹp, cuộc đời sẽ càng ngắn ngủi

Trần Lương làm việc trong một công ty nhà nước đã được 10 năm. Những người vào cùng anh đều đã được thăng chức, duy chỉ có anh vẫn mãi là một nhân viên nhỏ bé.

Lương của anh cố định mỗi tháng là 15 triệu, lại phải phụ trách tất cả việc chi tiêu trong gia đình. Mặc dù ăn tiêu dè sẻn nhưng vẫn không thể đủ với mức sống đắt đỏ nơi thành phố.

Sở thích duy nhất của Trần Lương là xem phim. Mỗi lần muốn đi xem phim đều phải phân vân suy xét hồi lâu, càng không nói đến những chi phí khác như du lịch hay học bồi dưỡng...

Cuộc sống như vậy đã biến Trần Lương trở thành một người ki bo và thích kiếm lợi từ người khác.

Du lịch tiêu hết 420.000 liền báo công ty thành 500.000; bữa tiệc cùng khách hàng cũng phải nghĩ cách để công ty trả 500.000 - 600.000; ngay cả quà sinh nhật vợ cũng phải đòi công ty thanh toán.

Những việc này bị giám đốc phát hiện, vì thông cảm với hoàn cảnh của anh ta nên không truy cứu nữa. Tuy nhiên từ đó anh ta như trở thành cái gai trong mắt giám đốc, khiến anh mãi vẫn không được thăng chức như những người khác.

Một con người tham lam tự khắc sẽ không được trọng dụng, làm việc 10 năm trong công ty nhưng Trần Lương mãi vẫn chỉ là một nhân viên cấp dưới thấp cổ bé họng.

Trên thực tế, đó là biểu hiện của "tầm nhìn hạn hẹp", vật lộn mãi vẫn chỉ ở trong đáy giếng chật hẹp mà không thể nhảy ra ngoài.

Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền: Cách biệt giàu nghèo khác nhau ở hai chữ TƯ DUY  - Ảnh 2.

Hình minh họa

Thời Tam Quốc, Viên Thiệu, người từng là một trong những thế lực chư hầu hùng mạnh nhất, cuối cùng lại ôm hận mà chết.

Ông là người có tầm nhìn hạn hẹp, hay chần chừ không quyết đoán, không chịu nghe theo ý kiến nghênh đón Hán Hiến Đế về Nghiệp thành, cuối cùng bị Tào Tháo vượt trước một bước.

Tào Tháo tấn công Lưu Bị, hậu phương không có binh canh giữ. Đây là cơ hội hiếm có, nhưng Viên Thiệu lại lấy cớ con trai bị bệnh nên không xuất binh, bỏ lỡ cơ hội cuối cùng đánh bại Tào Tháo.

Nắm trong tay một con bài tốt nhưng lại không biết cách sử dụng, tầm nhìn hạn hẹp và không giỏi mưu lược, Viên Thiệu cuối cùng vẫn thất bại trong tay Tào Tháo, thổ huyết mà chết.

Làm người đừng để giống như những đồ vật, bị giới hạn trong chính khuôn mẫu và rào cản của chính mình.

Người có tầm nhìn hạn hẹp, phần lớn giống "ếch ngồi đáy giếng", lòng dạ hẹp hòi, luôn quan tâm đến những lợi ích vụn vặt. Kết quả chỉ "nhặt được hạt vừng mà mất hết những hạt dưa".

Nếu bạn cứ luôn vì những chuyện vụn vặt, không quan tâm đến những vấn đề thực sự quan trọng của cuộc đời mình, vậy mãi mãi bạn vẫn không thể thoát khỏi số phận "ếch ngồi đáy giếng".

Người có khả năng nhìn xa trông rộng luôn dễ dàng có được thành công

Những người tài giỏi có chiến lược luôn đứng ở trên cao, nhìn được xa hơn và dễ dàng chớp cơ hội nhanh hơn những người khác. Đó là lí do mà họ luôn có được thành công.

Giống như nhà từ thiện lừng lẫy Kiều Trí Dung được tái hiện trong bộ phim "Kiều gia đại viện", một trong những bí quyết thành công của anh chính là khả năng phán đoán và tư duy sắc bén.

Năm 1838, sau khi đoạt lại tất cả từ tay anh trai, Kiều Trí Dung bắt tay và công cuộc khôi phục gia trang, chấn hưng gia tộc. Nhận ra được vấn đề khó lưu thông tiền tệ, Kiều Trí Dung bắt đầu lên kế hoạch. Anh mở hai cửa hàng hối đoái Đại Đức Thông và Đại Đức Phong, giúp thương gia thực hiện ước mơ rút ngoại hối ở những nơi khác nhau.

Chẳng bao lâu sau, "Tập đoàn Kiều Thị" của anh ta nhanh chóng phát triển khắp cả nước. Dần có khả năng chấn hưng Kiều gia, khôi phục lại gia tộc đang trên bờ vực suy vong.

Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền: Cách biệt giàu nghèo khác nhau ở hai chữ TƯ DUY  - Ảnh 3.

Hình minh họa

Sau khi kinh doanh phát đạt, Kiều Trí Dung vẫn không quên cống hiến hết mình phục vụ tổ quốc.

Khi Tả Tông Đường chiếm lại Tân Cương cần lượng lớn lương thực, anh đã tập trung tài trợ hàng triệu lượng bạc. Lý Hồng Chương thành lập Sư đoàn quân Bắc Dương, anh đi đầu trong việc quyên góp một trăm nghìn lượng bạc và tài trợ một tàu chiến. Hạn hán xảy ra, dân đói triền miên, anh lập rạp phát cháo, cứu đói dân tỵ nạn.

Tấm lòng lương thiện ấy đã giúp Kiều Trí Dung có được tiếng thơm lừng lẫy, việc kinh doanh càng trở nên thuận lợi hơn, trở thành thương gia giàu có dẫn đầu tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc lúc bấy giờ.

Sự nghiệp thành công của Kiều Trí Dung không phải tự nhiên mà có được, đó là nhờ khả năng nhìn xa trông rộng, phán đoán, tư duy sâu sắc và nỗ lực không ngừng của anh.

Những người có tầm nhìn rộng mở, nhìn có vẻ họ đang đi đường vòng, nhưng thực chất họ đã đến gần thành công sớm hơn bạn một bước rồi.

Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền: Cách biệt giàu nghèo khác nhau ở hai chữ TƯ DUY  - Ảnh 4.

Hình minh họa

Tầm nhìn không giống nhau tự khắc vận mệnh sẽ khác nhau

Điều gì đã tạo nên sự chênh lệch giữa người với người? Đó chính là "tư duy". Tư duy hạn hẹp, đời người cũng sẽ trở nên khác nhau.

Lôi Quân và đồng nghiệp của ông cùng nhau đến Kim Sơn làm việc đã nhiều năm, tuy nhiên vẫn chưa làm được gì nổi bật.

Năm 2009, bọn họ đều nhận thức được sự phát triển nhanh chóng của Internet. Người bạn đồng nghiệp đã qua tuổi trung niên, có gia đình con nhỏ. Anh muốn sống một cuộc sống bình thường, không muốn tung hoành làm giàu và cũng không muốn tự tạo áp lực cho bản thân.

Lôi Quân đã ngoài 40 tuổi nhưng ông vẫn muốn thử một lần, biết đâu đó lại là cơ hội của đời mình. Ông quyết tâm sử dụng Internet sản xuất điện thoại di động, thành lập công ty XiaoMi.

Vài năm sau Xiaomi đã trở thành thương hiệu hàng đầu tại Trung Quốc và Lôi Quân sở hữu khối tài sản lên tới 24,5 tỷ USD.

Còn người bạn đồng nghiệp kia vẫn mãi chỉ là một nhân viên bé nhỏ. Hai con người, cùng đối mặt với cơ hội kinh doanh giống nhau nhưng lại có tâm lý và cách tư duy khác nhau. Chính điều đó đã hình thành nên hai cuộc đời trái ngược.

Có câu nói rằng: "Thái độ quyết định cao độ, cao độ quyết định tầm nhìn, tầm nhìn quyết định tư duy, và tư duy quyết định kết quả."

Những người chỉ cúi đầu quan tâm đến đường đi mà không chịu ngẩng lên nhìn trời, khi không chú ý sẽ rất dễ đi sai phương hướng và không thể lên được đỉnh cao của sự thành công.

Người có tầm nhìn hạn hẹp, không chịu nghiên cứu tìm tòi, đối mặt với những con đường lạ lẫm phía trước lại cảm thấy sợ hãi không dám bước tiếp. Nếu cứ để những chuyện vụn vặt làm ảnh hưởng đến cuộc sống, vậy cả đời bạn cũng sẽ lún mãi trong hố bùn mà không thể ngoi lên được.

Người có chí tiến thủ sẽ không ngừng học hỏi, dù nghèo khó hay vất vả, họ cũng cố gắng thoát ra khỏi vực sâu của cuộc đời và chờ đợi thời khắc "lội ngược dòng leo lên đỉnh vinh quang".

Bởi vậy, chỉ có nâng cao khả năng tư duy quan sát, bạn mới có thể mở được cánh cửa của sự thành công.

(Toutiao)

Theo Toutiao


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025