Xã hội tri thức - 4: Bài học rút ra

GS John Vu27/07/2024 12:00
Xã hội tri thức - 4: Bài học rút ra

Ngày nay châu Á đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh công nghệ cao.

Nó là cội nguồn của nhiều sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao xuất khẩu sang châu Âu và Mĩ. Xuất khẩu có tổ hợp công nghệ cao trong thị trường thế giới từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, và Đài Loan đã tăng từ 8 % những năm 1980 lên 68% thị trường năm 2007. Kinh doanh hàng trăm tỉ đô la này tiếp tục tăng trưởng hàng năm khi nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao tiếp tục tăng lên. Công nghệ cao đã từng được coi như nhân tố then chốt trong kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển công nghệ ấn tượng này, đặc biệt ở Trung Quốc và Malaysia đang có những nhược điểm chính: Nhiều công ti công nghệ cao lớn bị sở hữu và vận hành bởi người nước ngoài và phần lớn thiết kế sản phẩm đều được tạo ra bởi người nước ngoài và hầu hết các thiết kế sản phẩm đều được tạo ra bởi những người ở bên ngoài vùng này và chỉ được chế tạo ở đó vì ưu thế chi phí thấp. Chính bởi lí do này mà vấn đề lợi nhuận đã trở thành quan trọng, nhưng người chủ các công ti này lại hưởng được lợi thế và lợi nhuận lớn mặc dầu các nước chủ nhà cũng chia sẻ phần lợi thế trong việc có người của họ được làm việc và nền kinh tế địa phương được cải thiện.

Lí do chính cho tình thế này là hệ thống giáo dục ở nhiều nước châu Á đã không thay đổi trong nhiều năm và không thể tạo ra được các tài năng cho các kĩ năng quản lí và phát kiến. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới World Bank, trên 80% đại học châu Á không có đủ phòng thí nghiệm hay tiện nghi nghiên cứu để tham gia nghiêm chỉnh vào việc cải tiến năng lực phát kiến ở mức quốc gia hay mức quốc tế.

Với ngoại lệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã chứng minh thành công nào đó, phần lớn các nước thậm chí không đầu tư hay động viên nghiên cứu và phát triển (R&D) hay các chương trình khuyến khích khác. Rõ ràng, khả năng phát kiến, quản lí và làm kinh doanh ở các mức cao nhất thay đổi từ nước nọ sang nước kia nhưng có những bài học chúng ta có thể học được.

Với các nước chậm chấp nhận, sẽ mất nhiều năm trước khi họ có thể thiết lập được nền giáo dục khoa học và kĩ nghệ hay đạt tuyệt hảo nghiên cứu, và cho tới lúc đó, sự phụ thuộc vào quyền sở hữu nước ngoài và hỗ trợ công nghệ là không thể tránh được. Họ sẽ là những vùng chế tạo công nghệ cao cho các nước ngoài chừng nào chi phí lao động của họ còn mang tính cạnh tranh. Không có gì đảm bảo rằng việc chế tạo sẽ vẫn còn đó trong thời gian nào đó.

Khi có vùng tốt hơn, khuyến khích của chính phủ tốt hơn, và chi phí lao động thấp hơn, các công ti nước ngoài có thể đóng cửa doanh nghiệp, đổi vị trí sang nước khác và điều đó có thể tạo ra hiệu quả tàn phá cho nền kinh tế địa phương. Với khủng hoảng tài chính hiện thời, điều đó đã xảy ra ở một số nước và nhiều nước sẽ kinh nghiệm điều đó trong vài năm tới.

Các nước chấp nhận nhanh hiểu rủi ro của sự phụ thuộc nước ngoài. Nhiều năm trước, họ đã ban hành những chính sách năng nổ được nhắm tới cải tiến hệ thống giáo dục của họ, đặc biệt trong khoa học và công nghệ và nâng cao việc đào tạo kĩ năng để cải tiến vị thế tương đối của họ trong thị trường toàn cầu. Tiến hoá của hệ thống giáo dục trong các nước tiên tiến này là rất thú vị vì nó ảnh hưởng tới cân bằng chiến lược của các cường quốc ở châu Á.

Trong số các nước này đã có những chiến lược khác nhau khi họ theo đuổi mục đích của mình, mỗi nước đi theo con đường khác nhau và các hậu quả khác nhau. Nhật Bản và Hàn Quốc hội tụ chủ yếu vào điện tử, Trung Quốc hội tụ vào chế tạo nặng và Ấn Độ hội tụ vào công nghệ thông tin, một số tiến nhanh hơn và một số vật lộn trên đường, nhưng họ tất cả đều đã học từ sai lầm của mình và tiếp tục hướng tới mục đích của họ. Tất nhiên, họ đều chịu sức ép cạnh tranh khổng lồ từ những nước phát kiến toàn cầu ở châu Âu, Bắc Mĩ khi họ tự mình cố gắng thiết lập nhưng qua thời gian, một số đã đạt tới thành công đáng kể trong thay đổi cân bằng thương mại và đi lên trong dây chuyền giá trị trong mạng sản xuất toàn cầu. 

Ngày nay, Nhật Bản và Hàn Quốc chi phối ngành công nghiệp điện tử và ô tô, Trung Quốc kiểm soát ngành công nghiệp thiết bị nặng và Ấn Độ thuộc hạng thế giới về công nghệ thông tin. Tất cả đều bắt đầu bằng việc cải tiến hệ thống giáo dục của họ khi chính phủ của họ đẩy tới những thay đổi cần thiết để tạo khả năng cho nước họ là nhà sản xuất và nhà phát kiến công nghệ cao hàng đầu  thay vì chỉ là nước có lao động chi phí thấp.

Bằng việc xem xét các chiến lược và kế hoạch của họ chúng ta có thể thấy rằng chúng là cuộc hành trình lâu dài và gian khổ. Trong cả bốn nước này, đã có các kế hoạch chiến lược dựa trên tầm nhìn rằng bằng việc đầu tư vào giáo dục đại học với hệ thống nghiên cứu được thiết lập tốt, họ có thể sinh ra phát kiến cho những sản phẩm và qui trình mới, cho phép họ có những cơ hội mới để thu lợi kinh tế tối đa. Tuy nhiên, họ tất cả đều đối diện với những chướng ngại từ các thể chế “giáo dục cũ” những người không tin vào tầm nhìn của họ và mục đích hiện thực khoa học của họ.

Với nhiều người, ưu tiên đầu tiên nên được hội tụ vào việc chiếm ưu thế của nhóm lao động rẻ của riêng họ và giữ cho họ được thuê làm việc bằng cách ban hành nhiều khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) thay vì đầu tư vào giáo dục khoa học cho vài “sinh viên ưu tú.” Tranh cãi giữa hai quan điểm khác nhau và ưu tiên cho thay đổi đã diễn ra trong nhiều năm, ngăn cản cải tổ giáo dục không tiến thêm được ở Ấn Độ và Trung Quốc nhưng đã thu được sự hỗ trợ của công chúng và được tăng tốc nhanh chóng ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cuối cùng, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã tiến nhanh hơn nhiều, có vị thế mạnh hơn trong nền kinh tế toàn cầu, và phá vỡ vị thế “lệ thuộc công nghệ” qua những phát kiến nghiên cứu và công nghiệp riêng của họ. Ngày nay hai nước này đã chiếm vị trí hàng đầu trong “mười nước công nghệ tiên tiến nhất.” Bài học then chốt ở đây là bằng việc hội tụ vào cải tiến giáo dục và phát triển năng lực phát kiến từ các cơ sở R&D một cách nghiêm chỉnh, các nước này có thể bắt kịp nhanh chóng và chiếm vị trí tốt hơn các nước khác.

Bài học khác mà chúng ta có thể học được là Trung Quốc vì nước này đã chọn con đường khác và đã tụt xuống dưới Nhật Bản và Hàn Quốc trong thị trường công nghệ cao. Kế hoạch khởi đầu của Trung Quốc là hội tụ vào chế tạo, bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (dệt may, giầy dép, quần áo) và cuối cùng chuyển sang công nghiệp nặng (thép, trang thiết bị máy móc, năng lượng). Gần đây, các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt công nghiệp nặng đã tiến bộ nhanh chóng do đầu tư nước ngoài lớn và nền kinh tế của họ hơn gấp ba lần mà chưa có dấu hiệu nguội đi.

Tuy nhiên, không có giáo dục đúng để hỗ trợ cho tăng trưởng này, Trung Quốc hoàn toàn phải dựa vào quản lí nước ngoài để quản lí các ngành công nghiệp này. Từ bên ngoài, người ta có thể thấy tất cả các nhà máy chế tạo lớn, kết cấu nền tốt hơn, đường xá tốt hơn, đường cao tốc và sân bay cho vận tải nhanh sản phẩm ra thị trường. Bằng việc xem xét gần hơn, người ta có thể thấy rằng hầu hết các trang thiết bị then chốt của những ngàng công nghiệp này tất cả đều được nhập khẩu do đó các ngành công nghiệp này cũng phụ thuộc vào sự kiểm soát của nước ngoài.

Hiệu quả phụ khác của phát triển chế tạo nặng là ô nhiễm và phế thải độc hại được xả ra sông ngòi, cánh đồng và làm hại vĩnh viễn miền đất nông nghiệp. Cũng không lâu đâu để Trung Quốc nhận ra bước đi sai về việc phá huỷ đất đai nông nghiệp mầu mỡ bằng công nghiệp hoá và phụ thuộc vào thiết bị và quản lí của nước ngoài. Bắt đầu từ năm 1990, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu “bắt kịp” giáo dục bằng việc thúc bẩy đa dạng các mối quan hệ thương mại, chính phủ và hàn hâm với Hàn Quốc, khi ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin của Hàn Quốc bành trướng và chuyển sang Trung Quốc. Trung Quốc cũng phái nhiều người quản lí cấp trung sang Hàn Quốc để tham gia đào tạo thêm. Chính phủ Trung Quốc cũng theo đuổi mối quan hệ tốt hơn với Singapore bằng việc cộng tác với họ trên nhiều dự án kết cấu nền lớn như xây dựng đường cao tốc, cầu, đập và tiện nghi điện. Trung Quốc cũng đã mời các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc từ Singapore, nhiều người trong số này đã nhận được đào tạo tiên tiến ở Mĩ, để tiến hành các nghiên cứu do chính phủ tài trợ trong các đại học Trung Quốc.

Ngày nay, cải tiến giáo dục đang tiến bộ nhanh hơn là mong đợi với nhiều giáo sư Trung Quốc nổi tiếng quay về từ nước ngoài. Bằng việc đầu tư nghiêm chỉnh vào nghiên cứu và phát triển (R&D) Trung Quốc đã đạt tới vị trí đáng kể trong phát kiến khoa học và công nghệ. Bài học then chốt ở đây là giáo dục phải được ưu tiên hơn so với công nghiệp hoá để đảm bảo độc lập và tự cấp và bằng cách thúc bẩy các nhà chuyên môn hải ngoại và các các nước láng giềng tiên tiến, Trung Quốc có thể cải tiến nhanh hơn nhiều.

Ấn Độ có lẽ là nước chậm nhất trong bốn nước này trong việc chấp nhận cải tổ giáo dục vì tranh cãi về đầu tư giáo dục vẫn còn diễn ra. Bắt đầu từ 1991, chính phủ Ấn Độ đã ban hành cam kết rộng để cải tiến hệ thống giáo dục của mình bằng việc hội tụ vào công nghệ thông tin. Thay vì “sản phẩm,” kế hoạch của Ấn Độ là về “dịch vụ” để bù lại cho dân số đông và đang tăng lên của mình. Để động viên tăng trưởng kinh tế, chính phủ Ấn Độ kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân thay vì chiến lược quốc gia về cải tiến giáo dục.

Thiếu chỉ đạo nhất quán và cố kết, chất lượng của hệ thống giáo dục của Ấn Độ biến thiên rất lớn từ các đại học cấp thế giới cho tới các đại học “dưới trung bình” đáng kể. Tuy nhiên, bằng việc cho phép khu vực tư đầu tư vào dịch vụ công nghệ thông tin, khoán ngoài của Ấn Độ đã trở thành khu vực tăng trưởng lớn nhất và nhanh nhất trên thế giới và giữ vai trò then chốt trong sự tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Hiện thời, ngành công nghiệp này sinh ra 65 tỉ đô là hàng năm và sử dụng ước quãng 1 triệu người. Đến năm 2010, lực lượng lao động đó sẽ tăng lên 1.5 triệu người và ngành công nghiệp này sẽ chiếm tới 15% GDP của Ấn Độ. Số sinh viên tốt nghiệp đại học của Ấn Độ được ước lượng là 14 triệu, lớn nhất ở châu Á. Nó gấp 1.5 lần Trung Quốc và 2.3 lần Mĩ. Con số này lên tới đỉnh cỡ 2 triệu người mới tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số họ là thích hợp cho công việc do phẩm chất không ngang bằng của hệ thống giáo dục của Ấn Độ.

Bởi vì chiều hướng về đầu tư vào giáo dục vẫn còn đang bị tranh cãi với những chính sách xung đột tuỳ theo đảng nào kiểm soát chính phủ, có sự thiếu hụt lù lù về công nhân có kĩ năng ở Ấn Độ mà nếu không có chiến lược lâu dài để sửa chữa những nhược điểm này; Ấn Độ có thể không có khả năng giữ vị trí hàng đầu. Bài học then chốt cần được học ở đây là hệ thống giáo dục phải là đầu tư quốc gia với chiều hướng, kế hoạch và hành động rõ ràng. Mặc dầu công nghiệp tư có thể có ích nhưng nó không thể nâng đất nước lên mức tiếp được.

Ngày nay, nhiều nước phương tây đang bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng vào tài năng khoa học và công nghệ được tìm thấy ở các nước châu Á. Nhiều người tìm kiếm khai thác các thành tựu chuyên môn và ưu thế chi phí mà họ cung ứng. Có việc tiết kiệm chi phí tiềm năng qua việc khoán ngoài cho các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi lương của một kĩ sư ở Mĩ có thể trung bình là $85,000, một người có giáo dục và có kĩ năng sánh được sẽ chỉ trung bình $35,000 ở Ấn Độ và $20,000 ở Trung Quốc.

Theo nhiều nghiên cứu, việc thiếu hụt kĩ năng gay gắt ở phương tây đã buộc nhiều nước phương tây hoặc phải mở cửa biên giới để mời “công nhân tri thức” vào hoặc phải khoán ngoài công việc cho các nước có những tài năng cao này. Hiện thời, cân bằng của cường quốc kinh tế đang bắt đầu dịch chuyển sang một số nước châu Á chấp nhận nhanh, nơi công nhân tri thức của họ đang xây dựng nền kinh tế của họ cho tương lai tốt hơn. Tiến hoá của khoa học và công nghệ trong các nước này đã chứng tỏ rằng đầu tư vào giáo dục là đầu tư tốt và là đầu tư đúng.

English version

Knowledge Society: Lessons to be learned

Today Asia has an important role in high technology business. It is the source of many high-tech products and services export to Europe and United States. The combined high technology exports in world’s market from China, South Korea, Malaysia, Singapore, and Taiwan, increased from 8 % in 1980s to 68% market in 2007. This hundred billion dollars business continues to grow every year as the demand for high technology products continues to increase. High tech has been considered as the key factor in stimulate economic growth and jobs creation. However, behind the impressive technological development, especially in China and Malaysia are some major weaknesses: Many large high technology companies are owned and operated by foreigners and most products designs are created by those outside the region and only manufactured there for the low costs advantages. It is for this reason that the profit issues have become so important, those who owned these companies enjoy significant advantages and profits although the host countries also share the advantage in having their people employed and their local economies improved.

The main reason for this situation is the education systems in many Asian countries have not changed for years and could not produce talents for management and innovation skills. According to the study of the World Bank, over 80% of Asian universities do not have enough laboratories or research facilities to seriously engage in improving innovation capabilities at the national level or international level. With the exception of Japan, S. Korea and Singapore that already demonstrated some successes, most countries do not even invest or encourage research and development (R&D) or other incentive programs. Clearly, the ability to innovate, manage and do business at the highest levels varies from countries to countries but there are lessons that we could learn.

For slow adopting countries, it will be many years before they can establish strong advanced science and engineering education or research excellence, and until then, the dependency to foreign ownership and technological supports are unavoidable. They will be the high technology manufacturing areas for foreign countries as long as their labor costs are competitive. There is no guarantee that the manufacturing will remain there for some time. When there are better areas, better government incentives, and lower labor costs, foreign companies can close business, relocate to other countries and that could create devastating effects to local economy. With the current financial crisis, it already happened in some countries and many will experience it in the next few years.

The fast adopting countries understand the risk of foreign dependency. Many years ago, they have issued aggressive policies designed to improve their education systems, especially in science and technology and enhance skill trainings to improve their relative positions in the global market. The evolution of education systems among these advancing countries was very interesting as it affects the strategic balance of powers in Asia. Among these countries there were different strategies as they pursued their goals, each led to different path and consequences. Japan and S. Korea focused mostly on electronics, China focused on heavy manufacturing and India focused on information technology, some advanced faster and some struggled along the way, but they all learned from their mistakes and continue toward their goals. Of course, they were under enormous competitive pressures from the other global innovators in Europe, North America as they tried to establish themselves but overtime, some have achieved considerable successes in changing the balance of trade and moving up the value chain in global production networks.  Today, Japan and Korea dominate electronics and automobile industries, China controls heavy equipments industry and India is world class in Information technology. It all begins with the improvement of their education systems as their governments put forward the changes needed to enable their countries to be the top high technology producers and innovators rather than just lower cost labor countries.

By examine their strategies and plans we can see that they were long and hard journeys. In all four countries, there were strategic plans based on visions that by investing in university education with well-established research systems, they could generate innovation for new products and processes, allowing them new opportunities for maximum economic gains. However, they all faced obstacles from the “Old education” institutions who do not believe in their visions and their goals of scientific realization. For many people, the first priority should be focused on taking advantages of their own groups of inexpensive labor and kept them employed by issued more incentives for foreign direct investment (FDI) rather than invested in scientific education for few “elite students”. The debates between two different views and priority for change had been going on for many years, preventing the education reforms from advancing further in India and China but it won public supports and rapidly accelerated in Japan and S. Korea. In the end, Japan and S. Korea, advanced much faster, had stronger positions in the global economy, and broke out positions of “technological subordination” through their own research and industrial innovations. Today these two countries occupied the top position among “Ten most advanced technological countries”. The key lesson here is by focus on improving education and develops innovative capabilities from R&D establishments seriously; countries could catch up quickly and occupy better positions than the others.

Another lesson that we could learn is China as this country selected different path and fell behind Japan and S. Korea in the high technology market  China’s initial plan is to focus on manufacturing, starting with light industries (Textile, shoes, clothes) and eventually move to heavy industry (Steel, machine equipment, energy). Recently, the manufacturing industries, especially heavy industries have advanced rapidly due to significant foreign investment and its economy has more than triple with no sign of cooling off. However, without the proper education to support this growth, China totally has to rely on foreign management to manage these industries. From the outside, one can see all the large manufactures, better infrastructures, better roads, highways and airports for fast transportation of products to the market. By examining closer, one can find that most key equipments of theses industries are all imported therefore the industries also depending on foreign control. Another side effect of the heavy manufacturing development is pollutions and toxic wastes being dumped into rivers, fields and permanently harms the agriculture areas. It did not take long for China to recognize the misstep of destroying their fertile agriculture lands by industrialization and the dependency on foreign equipments and management. Started in 1990, Chinese government began the education “Catch-Up” by leveraging a variety of commercial, governmental, and academic relationships with South Korea. As S. Korea’s electronics and information technology industries expanded and moved to China. China also sent many middle-level managers to S. Korea for additional trainings. Chinese government also pursued better relationship with Singapore by collaborating with them on several large infrastructure projects such as building highways, bridges, dams, and electrical facilities. China also invited Chinese researchers from Singapore, many of whom have received advanced training in the U.S, to conduct government funded research in Chinese universities. Today, education improvement is progressing faster than expected with many well-established Chinese professors returning from oversea. By investing seriously in research and development (R&D) China has achieved significant position in scientific and technology innovations. The key lesson here are education should be a priority over industrialization to ensure independent and self sufficiency and by leveraging oversea professionals and advanced neighbor countries, China could improve much faster.

India was probably the slowest among the four in adopting education reform as the debate on education investment is still going on. Started in 1991, India government issued a broad commitment to improve its education system by focusing on information technology. Instead of “products”, India’s plan is on “services” to compensate for their large and growing population. To encourage economic growth, India government called for investments from the private sector rather than a national strategy on education improvement. Lacking a cohesive and consistent direction, the quality of India’s education system varies a great deal from world-class universities to significant “below average” universities. However, by allowing the private sector to invest in information technology services, India’s outsourcing has become the world’s largest and fastest growing sector and plays a key role in the country’s overall economic growth. Currently, this industry generates 65 billion dollars a year and employs an estimated 1 million people. By 2010, that workforce will grow to 1.5 million people and the industry will account for 15% of Indian GDP. India’s number of university graduates is estimated at 14 million, the largest in Asia. It is 1.5 times more than China and 2.3 times more than the U.S. This number is topped up by 2 million new graduates every year. However, only a small percent of them are suited for works due to the unequal quality of its education systems. Because the direction on investment in education is still being debated with conflicting policies depending on which party is controlling the parliament and government, there is a looming shortage of skilled workers in India and without a long term strategy to fix these weaknesses; India may not be able to hold on the top position. The key lesson to be learned here is education system should be a national investment with clear direction, plan and actions. Although private industry can help but it can not raise the country to the next level.

Today, many western countries are showing increasing interest in the science and engineering talent found in Asian countries. Many seek to exploit the professional achievements and cost advantages that they offer. There is potential cost savings through outsourcing to countries such as China and India. Whereas the salary of an engineer in the United States may average $85,000, a comparably skilled and educated counterpart would average only $35,000 in India and $20,000 in China. According to several studies, the critical skills shortage in the west has force many western countries to either open their borders to invite the “Knowledge workers” in or outsource works to these high talented countries. Currently, the balance of economic power is beginning to shift toward some fast adopting Asian countries where their knowledge workers are building their economies for better future. The evolution of science and technology in these countries has demonstrated that investments in education are good investment and the right investment.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Một lời khuyên khác cho sinh viên

Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi về lời khuyên trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Nhiều người thực sự lo sợ cho tương lai của mình và không biết phải làm gì.
2

Xu hướng mới nổi lên

Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.
3

Thay đổi quy trình

Bạn tôi, người quản lí một công ti lớn bảo tôi rằng anh ấy đã đem một sản phẩm phần mềm mới ra cải tiến về năng suất và hiệu quả nhưng anh ấy gặp thời gian khó khăn khi để nó làm việc trong công ti của anh ấy.
4

Việc nóng cho sinh viên

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.
5

Khoán ngoài ở mười thành phố

Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.

Xã hội tri thức - 3: Thế giới phẳng

Mấy hôm trước, tôi thấy một bài báo hay về công nghệ thông tin ở Nairobi, Kenya như sau:

Xã hội tri thức - 2

Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá.

Xã hội tri thức - 1

Tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước. Qua ứng dụng công nghệ thông tin, các công ti có thể làm kinh doanh bất kể nơi họ đang ở hay nơi khách hàng ở.

Giáo dục là nền tảng của xã hội tri thức

Để thiết lập một xã hội tri thức thành công, hệ thống giáo dục cần thúc bẩy công nghệ thông tin chuyển giao các phương pháp dạy mới kiểu như “bài giảng theo nhu cầu”, “e-learning”, và “Học qua hành” v.v.

Giáo dục trong xã hội tri thức-1

Khi sinh viên đến lúc đi tìm việc, mọi người đều lưu ý về tình trạng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Giáo dục trong xã hội tri thức

Trong xã hội, giáo dục là nhân tố quan trọng nhất nhưng hệ thống giáo dục hiện thời lại dựa trên các phương pháp và quan niệm lỗi thời bị bắt rễ sâu từ thời trung cổ.

Xu hướng tri thức

Gần như mọi ngày người ta đều có thể tìm thấy những câu chuyện trong báo chí về người mất việc bởi vì vị trí của họ bị cắt giảm do khủng hoảng tài chính hay bị phái đi các nước lương thấp.

Công nhân tri thức

Trong thời đại công nghiệp, sản phẩm xuất khẩu càng nhiều, nền kinh tế càng tốt. Tuy nhiên trong thời đại thông tin, tri thức và kĩ năng có giá trị kinh tế cao hơn do nhu cầu cao về những kĩ năng này để xây dựng xã hội tri thức.

Sếp tồi - Năm cái bẫy cản trở bạn trở thành một lãnh đạo xuất sắc

Trong quá trình làm việc, một số các nhà lãnh đạo bị kẹt trong trạng thái bế tắc. Họ biết có điều gì đó bất ổn nhưng lại không thể xác định được nó là gì. Họ loay hoay trong một khuôn mẫu tư duy và hành xử, và họ sợ thay đổi.

Học tư duy kẻ mạnh từ Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng, Chu Du

Suy ngẫm - Diệu Đan - 20/09/2024 10:00
Một người khôn ngoan và có tổ chức tốt từ lâu đã học được cách bình thản với việc thừa nhận thất bại.

Gen Z thế giới đang đọc sách nhiều hơn

Phong cách sống - Minh Hoa Znews - 20/09/2024 09:00
Giới trẻ phương Tây quay lại với sách giấy, thúc đẩy doanh số sách in đạt mức cao kỷ lục trong thế kỷ 21 tại Mỹ và Anh. Còn tại Trung Quốc, thế hệ Z là xương sống của của nền công nghiệp sách số.

Sếp tồi - Năm cái bẫy cản trở bạn trở thành một lãnh đạo xuất sắc

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 20/09/2024 08:00
Trong quá trình làm việc, một số các nhà lãnh đạo bị kẹt trong trạng thái bế tắc. Họ biết có điều gì đó bất ổn nhưng lại không thể xác định được nó là gì. Họ loay hoay trong một khuôn mẫu tư duy và hành xử, và họ sợ thay đổi.

700 năm thoáng chốc

Giải trí - Nguyễn Thông - 19/09/2024 12:00
Tôi đang buồn bã nhắc, biên về cây gạo, đúng ra phải gọi một cách kính trọng là cụ gạo, đại lão thụ mộc. Cây gạo đền Mõ ở xứ Phòng.

Cách bật tính năng comment ẩn danh trên Facebook

Kỹ năng - Thạch Anh - 19/09/2024 11:00
Từ ngày 16/9, một số người dùng Việt Nam đã có thể sử dụng tính năng bình luận ẩn danh trong các nhóm Facebook.

Con trai là bác sĩ 24 tuổi qua đời vì tai nạn, bố mẹ quyết định hiến tạng cho bệnh viện

Truyền cảm hứng - Nguyễn Phượng - 19/09/2024 10:00
Câu chuyện về vị bác sỹ trẻ tuổi đã hiến tạng cho bệnh viện sau khi qua đời vì tai nạn đã khiến cộng đồng mạng vô cùng xúc động.

Sếp tồi: 3 góc nhìn để cải thiện mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trong tổ chức

Từ sách - Phim - TĐ - 19/09/2024 09:00
Cuốn sách “Sếp tồi” không phải là một tuyển tập những lời phàn nàn về các lãnh đạo xấu xa, đây là một bản hướng dẫn để bạn xem xét vai trò của bạn trong guồng máy của tổ chức và chủ động làm những gì cần thiết để cải thiện các mối quan hệ tại nơi làm việc.

Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” - Sài Gòn ngồn ngộn ký ức

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 19/09/2024 08:00
Ký ức về Sài Gòn một thuở vẫn luôn nằm trong trái tim của thế hệ từ 8x trở về trước.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Văn hóa - Tiểu Vũ - 18/09/2024 13:00
Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng đã giải thích khá thấu đáo về nguồn gốc của nghệ thuật múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Thay đổi quy trình

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/09/2024 12:00
Bạn tôi, người quản lí một công ti lớn bảo tôi rằng anh ấy đã đem một sản phẩm phần mềm mới ra cải tiến về năng suất và hiệu quả nhưng anh ấy gặp thời gian khó khăn khi để nó làm việc trong công ti của anh ấy.

10 điều người EQ cao thích làm nhất khiến họ đi đến đâu cũng được yêu mến

Kỹ năng - Đông - 18/09/2024 11:00
Điều gì khiến người EQ cao "mê tít”?

Bỏ quên nhẫn vàng trong túi rồi mang áo đi cho, người tìm thấy có hành động đẹp

Truyền cảm hứng - S.A - 18/09/2024 10:00
"Người tốt gặp người tử tế” - cư dân mạng nhận xét về sự việc.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Tủ sách - Đan Thanh - 18/09/2024 09:00
Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Mách nhỏ “Bí quyết học giỏi ở trường”

Từ sách - Phim - Quìn - 18/09/2024 08:00
Bí quyết học giỏi ở trường là cuốn sách bật mí cho các bạn một phương pháp học tập hiệu quả chỉ với những cây bút chì màu, giấy và bộ não của chính mình.

Một lời khuyên khác cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/09/2024 12:00
Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi về lời khuyên trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Nhiều người thực sự lo sợ cho tương lai của mình và không biết phải làm gì.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 20/09/2024