Vì sao khoa học luôn cần đến nghệ thuật?

03/05/2020 18:30
Vì sao khoa học luôn cần đến nghệ thuật?

Nghệ thuật là một công cụ sắc bén để kể một câu chuyện về khoa học.

   Với nhiều ngành khoa học liên quan đến những điều kỳ lạ nhất của thế giới động vật, đại loại như những sinh vật có đôi mắt và cơ thể khác biệt với bản thân con người chúng ta, nghệ thuật có thể giúp chúng ta trải nghiệm những phần khó tưởng tượng này của thế giới tự nhiên và làm sáng tỏ những khám phá khoa học mới.

      Bảo tàng Lịch sử tự nhiên - National Museum of Natural History là một trong những bảo tàng lớn nhất của Viện Smithsonian - một học viện nghiên cứu về bảo tàng của chính phủ Mỹ  

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ (National Museum of Natural History) nằm trong một quần thể với rất nhiều Bảo tàng tại công viên National Mall Quốc gia ở thủ đô Washington DC, Mỹ. Đây là một trong những bảo tàng khoa học tự nhiên lớn nhất thế giới với hàng chục triệu lượt khách đến tham quan trong năm.

Bảo tàng được khai trương từ năm năm 1910, hiện viện Smithsonian quản lý. Hơn một trăm năm tồn tại, bảo tàng sở hữu sưu tập với 126 triệu mẫu vật gồm thực vật, động vật, hóa thạch, khoáng vật, đá, thiên thạch, di cốt và các hiện vật văn hoá về lịch sử loài người. Đây cũng là nơi có khoảng 185 nhà khoa học lịch sử tự nhiên chuyên nghiệp - nhóm các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về lịch sử tự nhiên và văn hoá lớn nhất trên thế giới.

National Museum of Natural History với hàng triệu hiện vật về thế tự nhiên thu hút người xem

Một Thế Giới xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của tác giả Raven Capone Benko - một thực tập viên truyền thông khoa học tại khoa Động vật không xương sống thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ. Bài viết đăng trên tạp chí khoa học Smithsonian vào cuối tháng 4.2020.

Vì sao khoa học lại cần đến nghệ thuật?

Nghệ thuật là một công cụ sắc bén để kể một câu chuyện về khoa học. Với nhiều ngành khoa học liên quan đến những điều kỳ lạ nhất của thế giới động vật, đại loại như những sinh vật có đôi mắt và cơ thể khác biệt với bản thân con người chúng ta, nghệ thuật có thể giúp chúng ta trải nghiệm những phần khó tưởng tượng này của thế giới tự nhiên và làm sáng tỏ những khám phá khoa học mới.

Phòng trưng bày Động vật không xương sống của Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia (Mỹ) trông đợi rất nhiều vào trí tưởng tượng nghệ thuật để trưng bày các sinh vật sống ở dưới đại dương sâu thẳm và luôn kỳ quái.

Từ việc truyền tải kiến thức cho những khách tham quan bảo tàng ham hiểu biết đến cách tiếp cận mang tính sáng tạo đối với quy trình khoa học, nghệ thuật luôn là một thành phần quan trọng của khoa học trong phòng trưng bày động vật không xương sống và trong toàn bảo tàng.

Karen Osborn - nhà động vật học và động vật không xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia đã sử dụng nhiếp ảnh để giúp mọi người kết nối với các động vật biển khó nhìn như loài sứa biển sâu này

Nghệ thuật khiến giáo dục khoa học trở nên cuốn hút

Alia Payne là một trong số các họa sĩ làm việc cùng với các nhà khoa học trong đủ mọi các loại dự án thuộc gian trưng bày Động vật không xương sống.

Alia Payne, chuyên ngành Nghệ thuật tương tác tại Đại học mỹ thuật Maryland, đã đến bảo tàng để làm việc với các bộ sưu tập những con sứa sống. Trong khi quan tâm chăm sóc chúng trong phòng thí nghiệm, Payne cũng đưa những người bạn không xương sống của mình đến bảo tàng và kể cho khách tham quan về cấu tạo sinh học của loài sứa.

Khách tham quan luôn hỏi cô cùng một câu hỏi, làm thế nào để sứa có thể đốt? Tuy cô đã có câu trả lời khoa học cho họ nhưng vẫn cảm thấy rất khó để giải thích việc các tế bào chích siêu nhỏ phát ra từ những xúc tu mềm oặt mà không có hình ảnh rõ ràng.

Mô hình bằng đất sét của Payne về một tế bào châm chích của sứa, được gọi là tuyến trùng

Chính vào thời điểm đó, một ý nghĩ vụt lóe lên trong tâm trí Payne. Cô có thể chỉ cho khách tham quan cách sứa đốt bằng công cụ nghệ thuật. Payne ngay lập tức được làm việc trong cửa hàng điêu khắc tại trường của cô và vui mừng mang các tế bào chích siêu nhỏ để mọi người có thể quan sát đầy đủ.

Payne đã lập một mô hình 3D của một trong những tế bào chích mà các xúc tu sử dụng, được gọi tên một loài giun tròn mà du khách có thể chạm vào và tương tác. Mô hình đã cho khách thấy sứa đốt bỏng rát và giúp Payne giải thích cách chăm sóc người bị sứa đốt.

“Tôi đã luôn yêu thích nghệ thuật vì nó luôn mang tính giáo giáo dục. Chúng ta học hỏi dễ dàng hơn khi có thứ gì đó để chơi và tương tác” – Payne chia sẻ.

Alia Payne đã vẽ theo dạng phim hoạt hình để mô tả con bạch tuộc này thoát khỏi một cái lọ thủy tinh như thế nào để truyền đi thông điệp bảo vệ các loài động vật biển

Đó không phải là lần duy nhất cô lập mô hình 3D khi sử dụng năng khiếu nghệ thuật của mình để chia sẻ kiến thức khoa học. Trong Ngày bạch tuộc thế giới, cô đã vẽ một biếm họa về một con bạch tuộc thoát ra từ một chiếc lon nhờ thân hình không xương uốn éo để kể với những người hâm mộ trên Instagram của viện bảo tàng về cấu trúc sinh học độc đáo của sứa. Payne chia sẻ: “Vấn để là mang yếu tố giải trí vào khoa học nhằm tạo ra một sân chơi cho mọi người ở mọi lứa tuổi có thể cùng nhau học hỏi”.

Nghệ thuật mở cửa sổ vào thế giới tự nhiên

Trong khi giúp xã hội trải nghiệm khoa học thì nghệ thuật cũng giúp các nhà khoa học hiểu về thế giới tự nhiên.

Tiến sĩ Karen Osborn, người phụ trách và nhà động vật học chuyên về động vật không xương sống tại bảo tàng. Cô đã tập trung vào các sinh vật kỳ lạ của môi trường sống lớn nhất đại dương - tầng nước giữa. Osborn khám phá vùng nước rộng lớn giữa đáy biển và bề mặt này để nghiên cứu cách thức động vật thích nghi với môi trường tối tăm khan hiếm thức ăn này.

Các sinh vật tầng nước giữa, chẳng hạn như quần thể động vật giáp xác nhỏ có 11 loại mắt khác nhau, sở hữu đủ mọi loại tính năng độc đáo để giúp chúng sống sót trong môi trường khắc nghiệt. Nghiên cứu của Osborn giúp chúng ta hiểu được những con vật này xuất hiện như thế nào.

Bức ảnh con bạch tuộc (Cirrothauma m Huri) dưới biển sâu Osborn chụp

Các nghiên cứu của tiến sĩ Osborn về động vật rất cuốn hút khi quan sát chúng trong tự nhiên. Tuy nhiên, mấy ai được dùng các thiết bị dưới biển sâu để nhìn thấy chúng trực tiếp. “Khi bạn muốn mọi người coi trọng những loài động vật mà bạn quan tâm, bạn đã phải đưa cho họ thứ gì đó để tiếp tục. Tôi muốn cho mọi người thấy những gì tôi thấy ở động vật”- Osborn chia sẻ.

Osborn đã tận dụng năng khiếu nghệ thuật của mình để cho mọi người thấy những loài động vật tầng nước giữa khó nắm bắt, khó nhìn thấy nhưng chúng đẹp mê hồn và rất kỳ lạ.

“Vì vậy, tôi bắt đầu học nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh thực sự rất quan trọng vì những con vật này không có vẻ gì tuyệt vời khi chúng được bảo quản trong một cái lọ thủy tinh trong các bộ sưu tập ở bảo tàng”, Osborn nói.

Osborn cũng đã sử dụng kiến thức nghệ thuật của mình để giúp thiết kế các triển lãm cho bảo tàng như những gian trưng bày "Cuộc sống trong một khối nước", một hình ảnh sống động về thế giới đại dương siêu nhỏ. Osborn đã sử dụng mô hình 3D của sinh vật phù du và rất nhiều bức ảnh đẹp để tái tạo sự sống ở tầng nước giữa nhằm giúp khách tham quan trải nghiệm khu vực khó tiếp cận này dưới đại dương.

Nghệ thuật giúp hoàn thiện quy trình khoa học

Nghệ thuật thậm chí ảnh hưởng đến cách thức các nhà khoa học làm khoa học.

Nghiên cứu của Osborn khi xem xét các hình thái động vật làm sáng tỏ hơn về cấu trúc cơ thể, cách chúng di chuyển và những bộ phận cơ thể khác nhau giúp chúng ta có thể biết về sự tiến hóa của động vật.

Nhóm của tiến sĩ Osborn cũng đang xem xét cách một con giun Tomopteris - loài động vật không xương sống bơi tự do để giúp ngành công nghệ chế tạo robot phát triển những robot tốt hơn, nhẹ hơn và cơ động hơn.

Bức ảnh mô hình con giun biển Tomopteris đang bơi

Những nghiên cứu này không chỉ là vấn đề khoa học mà còn phải có một tâm hồn nhạy cảm, một góc nhìn nghệ thuật để thấy được cuộc sống kỳ lạ và cuốn hút của các sinh vật khác sống giữa đất liền và biển. “Cần có con mắt “tinh đời” và được đào tạo chuyên sâu để phân biết các hình thái khác nhau. Tôi vẽ tranh minh họa, phác họa và chụp ảnh con vật để hiểu cấu trúc của nó - Osborn giải thích.

Khả năng chú ý cẩn thận đến các mẫu, hình dạng và các tỷ lệ hình học giúp các nhà khoa học quan sát và khám phá chính xác các trụ cột chính của quy trình khoa học. Nó cũng giúp họ tạo ra hình ảnh rõ ràng từ dữ liệu thu thập được. Cụ thể là những đồ thị, hình vẽ và minh họa khoa học đều trở nên sinh động và dễ hiểu hơn khi thực hiện bằng nghệ thuật.

Nghệ thuật có vị trí trong khoa học

Nhiều họa sĩ có thiên hướng khoa học tìm đường đến lĩnh vực minh họa khoa học, nơi họ giúp ghi lại những khám phá khoa học mới và làm cho những phần trừu tượng của khoa học trở nên dễ hiểu hơn.

Cuối năm ngoái, tiến sĩ Allen Collins, người phụ trách và nhà nghiên cứu về động vật không xương sống tại bảo tàng cùng nhà minh họa khoa học, Nick Bezio đã làm việc với một nhóm nhà khoa học để mô tả những khối chất nhờn mà họ tìm thấy bị rò từ sứa biển Cassiopea, có một khả năng kỳ lạ là tiết ra những quả bóng chất nhờn mà các nhà nghiên cứu gọi đùa là “lựu đạn nhầy nhụa”. Chúng cũng gây ra các cú đốt như một xúc tu của con sứa. Nhóm nghiên cứu gọi chất nhờn đó là cassiosome mà mọi người gặp phải khi bơi ở biển.

Hình minh họa của Bezio cho thấy cấu trúc bên trong và bên ngoài "lựu đạn nhầy nhụa" của sứa biển Cassiopea. Hình minh họa đầu tiên được phác họa bằng mực trên một loại nhựa trong suốt đặc biệt, được gọi là duralene, sau đó được số hóa bằng Photoshop

Bằng cách giải phẫu, các nhà nghiên cứu đã giải thích được cách bong bóng nhầy đó có thể chích mà không cần bản thân con sứa. Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các bức ảnh để ghi lại cấu trúc mới, nhưng họ không thể thu được bức ảnh đầy đủ của cassiosome sau khi thử nhiều phương pháp chụp ảnh siêu nhỏ. Đây chính là lúc vai trò của một họa sĩ minh họa như Bezio được phát huy. “Tôi đã từng có thể tạo ra một hình ảnh ở giữa cho thấy những gì bạn đang nhìn giống như một khối u có lông”, - Bezio nói đùa.

Anh đã phác thảo nhiều bản vẽ với nhóm, cuối cùng dừng lại ở bức mô tả các lớp bên trong và bên ngoài của loài sứa cassiosome. Bezio được truyền cảm hứng từ các họa sĩ chuyên minh họa khoa học khác, những người đã tạo ra những hình ảnh tương tự để mô tả các lớp khác nhau của lớp vỏ trái đất.

Khi nghệ thuật kể câu chuyện khoa học

Nếu thiếu nghệ thuật thì các loài động vật không xương sống độc đáo sinh sống ở đại dương được nghiên cứu tại bảo tàng cũng sẽ bị ẩn giấu trong các bộ sưu tập. Sáng tạo nghệ thuật mang lại cơ hội để các sinh vật đó thể hiện màu sắc tươi sáng, cơ thể quyến rũ và sự thích nghi đầy lý thú đối với các nhà khoa học của viện bảo tàng, khách tham quan và toàn thế giới. Đến lượt mình, nghệ thuật cố kết các nhà khoa học bằng sự sáng tạo và hỗ trợ quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học bằng những khám phá đầy nghệ thuật.

Các mẫu vật về động vật không xương sống tại National Museum of Natural History

Nhờ kết hợp khoa học với trí tưởng tượng khi kể chuyện khoa học, nghệ thuật giúp làm nổi bật vẻ đẹp của những loài động vật không xương sống ở đại dương, ngay cả những loài chỉ phù hợp với phim kinh dị. Như vậy nghệ thuật kết nối mọi người cùng óc tò mò bẩm sinh của họ với sự kỳ lạ của vương quốc động vật tại các bảo tàng.

Đó cũng chính là lý do vì sao khoa học luôn cần đến nghệ thuật.

Tiểu Vũ (dịch)


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Nhiếp ảnh... đồ chơi: Thú chơi tưởng dễ nhưng “cực khó”

Anh Mitchel Wu (57 tuổi) sống ở thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ, có sở thích… chơi đồ chơi, sắp đặt các bối cảnh với đồ chơi rồi chụp hình lại.

Triển lãm chủ đề lịch sử bằng công nghệ thực tế ảo

Triển lãm ứng dụng công nghệ thực tế ảo 360 VR giúp mô phỏng không gian thật với kiến trúc giả lập tương đồng với thực tế. Các tài liệu, ấn phẩm trưng bày trong không gian ảo được scan với độ chính xác cao để người xem có thể theo dõi sâu thông tin bằng cách thao tác trực tiếp qua các thiết bị công nghệ thông minh.

Khoảnh khắc kiến trúc đẹp nhất năm 2020 gọi tên nhiếp ảnh gia Việt Nam

Hơn 10.000 bức ảnh đã gửi về tham dự cuộc thi nhiếp ảnh xoay quanh đề tài kiến trúc #Architecture2020 do ứng dụng chia sẻ ảnh Agora tổ chức.

Sự nghiệp hội họa rực rỡ của nữ họa sĩ cả cuộc đời sống trong bi kịch

Khi chỉ còn một năm để sống trên đời, khi rơi vào tình cảnh nằm liệt giường vì đau ốm, nữ họa sĩ nổi tiếng người Mexico - Frida Kahlo đã biến phòng bệnh của mình trở thành triển lãm.

Ứng dụng công nghệ tái hiện những chiến tích của biệt động Sài Gòn

Trận đánh tàu sân bay USNS Card cũng được giới thiệu trọng điểm tại đây. Cái tên Lâm Sơn Náo đã trở nên nổi tiếng vì đây gần như là trận đánh duy nhất trên thế giới mà có thể dùng vũ khí thông thường đánh chìm tàu sân bay hộ tống của Mỹ.

Bên tách cà phê - Hàng quán cà phê trong cuộc cách mạng 'Văn hóa hồn người'

Con người đã luôn suy ngẫm giải đáp những bí mật của vũ trụ và loài người. Sự phát triển của khoa học đã khai phá một phần về thế giới vật chất, và vẫn tiếp tục giải mã các dấu hiệu về ý thức tư duy…

Diện mạo đô thị TPHCM sau 45 năm giải phóng

Hệ thống giao thông đô thị mở rộng cùng với sự xuất hiện của tuyến đường sắt đô thị, những dòng kênh được chỉnh trang, những tòa nhà chọc trời mang lại sức sống, diện mạo mới cho TPHCM.

Đường sách TP.HCM hoạt động trở lại sau thời gian tạm nghỉ vì COVID-19

Sau thời gian tạm nghỉ để chống COVID-19, Đường sách TP.HCM đã chính thức hoạt động trở lại kèm theo các điều kiện về an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025