Tôn thờ tuổi thơ "nghèo mà vui", cái giá phải trả đôi khi không chỉ là một kỳ thi trượt

Hiểu Đan01/07/2025 09:00
Tôn thờ tuổi thơ "nghèo mà vui", cái giá phải trả đôi khi không chỉ là một kỳ thi trượt

Cô gái trong sách "Em phải đến Harvard học kinh tế" lại một lần nữa khiến hội phụ huynh Việt "dậy sóng".

Bạn còn nhớ Lưu Diệc Đình – cô gái từng khiến cả châu Á ngưỡng mộ với câu chuyện "Em phải đến Harvard học kinh tế"? Trong những năm đầu 2000, cuốn sách cùng tên do mẹ cô chắp bút đã trở thành biểu tượng cho mô hình giáo dục kiểu "cha mẹ hổ" ở Trung Quốc. Cô bé 14 tuổi năm ấy, nhờ sự rèn luyện khắc nghiệt từ cha mẹ, đã giành được học bổng toàn phần vào Harvard, một thành tích phi thường khiến hàng triệu phụ huynh mơ ước.

Thế nhưng, hai thập kỷ sau, khi mọi người tìm lại cái tên Lưu Diệc Đình, họ lại thấy một hình ảnh rất khác: Không phải một CEO đình đám, không là người truyền cảm hứng toàn cầu, càng không phải biểu tượng cho thành công bền vững. 

Cô chọn cuộc sống bình lặng tại Mỹ, từng làm việc ở PepsiCo, sau đó khởi nghiệp, rồi rời bỏ vị trí điều hành để làm trong ngành đầu tư, một công việc ổn định, nhưng không nổi bật. Cô kết hôn với một luật sư, sống tại New York với cuộc sống trung lưu yên ả, không ồn ào.

Với một số người, đây là một thất bại. Bởi người ta đã kỳ vọng ở cô nhiều hơn thế.

Tôn thờ tuổi thơ

Lưu Diệc Đình

Trên các diễn đàn dành cho phụ huynh Việt, câu chuyện của Lưu Diệc Đình bỗng trở lại và làm dấy lên tranh cãi: Liệu có cần ép con học hà khắc để đổi lấy tương lai? Hay trẻ con nên được sống đúng tuổi thơ? Liệu việc đầu tư học hành từ bé có thực sự đảm bảo thành công? Có cần nuôi dạy con khắc nghiệt như cha mẹ Lưu Diệc Đình, để rồi con cuối cùng có một cuộc sống "chẳng có gì toả sáng"?

"Nghèo mà vui" hay muốn tạo kim cương phải qua áp lực?

Không ai phủ nhận rằng một tuổi thơ tràn ngập tiếng cười là điều tuyệt vời. Trẻ con cần được chạy nhảy, nghịch ngợm, khám phá thiên nhiên. Nhưng nếu chỉ mải tôn thờ tuổi thơ "nghèo mà vui", bỏ mặc con giữa cuộc cạnh tranh khốc liệt của xã hội, thì cái giá phải trả đôi khi không chỉ là một kỳ thi rớt, mà là cả cuộc đời bị đóng chặt trong những giới hạn khó vượt.

Một bạn từng chia sẻ: "Tôi lớn lên trong gia đình nghèo, cha mẹ thường xuyên đánh nhau. Tuổi thơ tôi chan cơm bằng nước mắt. Dù được đi học, nhưng phải sống nhờ nhà người khác, làm việc nhà đến khuya mới được học. Tôi đã nỗ lực học ngày đêm để đổi đời, nhưng cuối cùng không thể vào đại học vì không có tiền. Nếu có một điều ước, tôi ước cha mẹ tôi đủ khả năng và ý chí để đầu tư cho việc học của con".

Đó là một lát cắt rất thật. Không phải đứa trẻ nào cũng cần một tuổi thơ "hái hoa bắt bướm". Với rất nhiều em, học hành là con đường duy nhất để thoát khỏi định mệnh nghèo đói. Và khi cha mẹ đủ dũng cảm, đủ hy sinh để đầu tư cho con – đó không phải sự khắc nghiệt, mà là một cơ hội.

Vấn đề không nằm ở việc đầu tư hay không, mà ở cách đầu tư. 

Không ai phủ nhận rằng cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp cho con. Khi dốc lòng dạy dỗ, đầu tư tiền bạc và công sức cho việc học của con, nhiều bậc phụ huynh thực lòng chỉ mong con có một tương lai rộng mở, không phải vật lộn với cuộc sống như họ từng trải qua. Nhưng ranh giới giữa "đầu tư vì yêu thương" và "đặt cược để gặt hái thành tích" đôi khi rất mong manh.

Nếu coi con như một dự án đầu tư, người ta sẽ mong muốn phải có lãi: Thành tích phải cao, vào trường tốt, có công việc đáng mơ ước, phải khiến bố mẹ "nở mày nở mặt". Nếu con không đạt được những điều đó, thì cha mẹ, thay vì đồng hành lại thất vọng, trách móc hoặc thậm chí buông bỏ.

Cái sai ở đây không nằm ở sự kỳ vọng, mà nằm ở cách kỳ vọng đánh đồng giá trị con người với giá trị thành công. Một đứa trẻ có thể thi rớt đại học, chọn nghề bình thường, nhưng vẫn có nhân cách đẹp, sống tử tế, và biết yêu thương. 

Điều đáng sợ nhất vì thế là sự đầu tư mù quáng, khi cha mẹ không quan sát, không lắng nghe, không điều chỉnh. Một đứa trẻ không cần trở thành "dự án đầu tư". Nhưng cũng không nên bị bỏ mặc rồi gán ghép mọi thất bại cho số phận.

Trẻ cần được rèn luyện, nhưng cũng cần được yêu thương. Cần có định hướng, nhưng phải được trao quyền lựa chọn. Cần được cha mẹ dẫn dắt, nhưng không phải để sống thay ước mơ của người khác.

Hãy học cách yêu thương tỉnh thức, biết cân bằng giữa kỳ vọng và thấu hiểu, giữa rèn luyện và nâng đỡ. Bởi mục tiêu cuối cùng không phải là nuôi một "sản phẩm thành công", mà là nuôi một con người có nội lực và biết hạnh phúc với chính mình.

Tôn thờ tuổi thơ

Ảnh minh hoạ (Adobe Stock)

Một cuộc đời bình thường tại sao không phải là cuộc đời đáng sống?

Trên một diễn đàn, có phụ huynh nói một câu thấm thía: Thành công không phải ở thương hiệu cho cả làng tung hô. Cách mà cô ấy đã chọn là được "sống một cuộc đời đáng sống". 

Nhiều người nói rằng Lưu Diệc Đình "không tỏa sáng thêm được nữa" là một thất bại. Nhưng có thật vậy không?

Cô không thất bại. Chỉ là cô đã đi hết tầm vóc mà năng lực và tố chất cho phép. Không phải ai học Harvard cũng trở thành Elon Musk. Và cũng không phải ai có bố mẹ rèn giũa từ nhỏ cũng sẽ trở thành vĩ nhân. Nhưng nếu không có sự kiên trì và chiến lược của cha mẹ, một cô bé với năng lực trung bình như Diệc Đình có lẽ đã không thể vươn tới bất kỳ cánh cửa nào trong thế giới cạnh tranh đó. Thậm chí, nếu được "nuôi thả" thì có khi, giờ này, Diệc Đình còn đang chật vật kiếm sống ở 1 thành phố đông đúc nào đó ở Trung Quốc.

Đừng quên, chính cha mẹ cô đã giúp một đứa trẻ bình thường vào được Harvard. Và điều đó, dù sau này cô có sống đời bình lặng, vẫn là một thành tựu rất lớn.

Tại sao một cuộc đời bình thường, tử tế, lại không phải là một cuộc đời đáng sống?

Có thể Lưu Diệc Đình không chọn về nước truyền cảm hứng, không lập công ty tỷ đô, không lên truyền hình chia sẻ hành trình thành công. Nhưng cô chọn sống một đời riêng: làm việc, kết hôn, ổn định và hạnh phúc theo cách của mình. Cô có học vấn tốt, có khả năng ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa và sự chủ động, những điều sẽ theo cô suốt đời. Và chính điều đó mới là phần thưởng thật sự của việc được giáo dục tốt, chứ không phải một vị trí giám đốc hay chiếc ghế doanh nhân thành đạt.

Điều quan trọng nhất, là cha mẹ có thể nhìn con bằng đôi mắt thấu cảm, không đặt cược thành bại cuộc đời con vào bảng điểm, vào mức lương, hay vào danh hiệu.

Nếu chúng ta hiểu rằng thành công không chỉ có một hình dạng, thì một đứa trẻ tốt nghiệp đại học bình thường nhưng sống an yên cũng xứng đáng được gọi là thành công.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sao nữ "phim người lớn" thành giảng viên đại học: Quá khứ không định nghĩa tương lai nếu thật sự muốn thay đổi

Sự trở lại của nữ diễn viên trong vai trò học thuật và xã hội khiến nhiều người sửng sốt.
2

Mỹ nhân luyện kiếm từ 6 tuổi, được mệnh danh 'nữ thần võ thuật' Trung Quốc

Với khả năng sử dụng 26 loại binh khí khác nhau, cô gái Trương Hàm Lượng được cư dân mạng Trung Quốc gọi với biệt danh "nữ thần kungfu”.
3

Gen Alpha đang có cuộc "tiến hóa" ngôn ngữ lớn nhất lịch sử

Nếu phụ huynh Gen Alpha thỉnh thoảng nghe con nói những câu nghe kỳ quặc chả hiểu gì thì rất có thể bạn đang bị chúng sử dụng ngôn ngữ "thối não".

Gia đình "độc lạ" Việt Nam, dâu rể các thế hệ mới đến đều choáng váng rồi... "nghiện" lúc nào không hay!

Những ai lần đầu tiên đến gia đình tôi đều không giấu nổi sự sửng sốt. Có người khó tính từng bảo cách này khiến con cháu dễ sinh hư, thiếu tôn ti trật tự.

Cô gái Việt làm trợ lý đạo diễn phim người lớn tại Nhật, tiết lộ quá trình thực hiện mỗi set quay

"Nếu bạn thấy trải nghiệm tình dục của mình khác xa porn, thì đó là vì chúng tôi đã rất cố”, nữ trợ lý đạo diễn khẳng định về tính dàn dựng trong mỗi bộ phim không hề giống ngoài đời.

Làm MC, viết tự truyện bán 2 triệu bản, nhưng nữ diễn viên Ai Iijima vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch từ quá khứ

Ai Iijima là ngôi sao phim cấp 3 hiếm hoi được khán giả yêu thích. Đến khi qua đời, cô vẫn làm chuyện có ý nghĩa khiến ai cũng thương xót và tiếc nuối.

9X Việt được Forbes vinh danh '30 Under 30 Asia' năm 2025: Về nước sau 7 năm du học vì muốn trả ơn đời

Suốt 7 năm qua, Nguyễn Lê Hùng cùng các cộng sự đã gây dựng và phát triển PISE - một dự án phi lợi nhuận với mong muốn góp sức cho cộng đồng, mang lại những giá trị ý nghĩa cho các bạn trẻ. Với Lê Hùng, đó cũng là cách để anh được “trả ơn đời”.

Cô gái trẻ "người chuột chũi" chui lên từ miệng cống khiến nhiều người ám ảnh là ai?

Khoảnh khắc một cô gái trẻ từ từ chui lên từ miệng cống ngầm ở thành phố Makati (Philippines) khiến nhiều người bị ám ảnh. Danh tính của cô gái cũng được nhiều người quan tâm.

Xuất hiện ‘người chuột chũi’ dưới lòng thành phố làm rúng động cõi mạng

Câu chuyện về người phụ nữ xuất hiện tại miêng cống thoát nước đã lan truyền khắp mạng xã hội thời gian qua. Đằng sau những hình ảnh không ngờ ấy lại là thực trạng đáng buồn của cả một cộng đồng dân cư.

Dịch vụ cho thuê "người lắng nghe không phán xét" nở rộ ở TP.HCM, Hà Nội

Người cung cấp dịch vụ chỉ nghe - không đưa ra phán xét, không tư vấn tâm lý. Người tìm đến chỉ cần trút sạch tâm sự, không sợ ai bàn tán chuyện của mình. Thế là 2 bên đều vui.

“Thế hệ cợt nhả” rủ nhau làm giàu bằng sự lạc quan: Giàu trải nghiệm là được, hết tiền thì tính sau?

"Hết lúa chúa lại ban, hết tiền tiên lại phát". Câu nói này bỗng nổi lên như một hiện tượng vào thời điểm không thể hợp cảnh hơn: Mùa hè!

Chảy não

Blog GS John VU - GS John Vu - 21/07/2025 13:00
Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi

Kỹ năng - Lê Tỉnh - 21/07/2025 12:00
Zalo và Facebook là 2 nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết mình có thể bị hack tài khoản để theo dõi.

Người đàn ông cưới AI làm "vợ hai", cuộc hôn nhân viên mãn suốt 5 năm nhưng bối rối khi cô ấy đề nghị sinh con

Thư giãn - Nguyễn Phượng - 21/07/2025 11:00
Mỗi ngày, cặp đôi cùng nhau nấu ăn, xem phim và đi dã ngoại lãng mạn. Thực tế, Travis luôn mang Lily Rose theo bên mình mọi lúc mọi nơi – chủ yếu là vì cô ấy sống trong túi anh, với tư cách là người vợ AI.

Người đàn ông bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard

Truyền cảm hứng - Hoàng Hà - 21/07/2025 10:00
Ding mắc bệnh bại não, không được cha yêu thương và bị bạn học bắt nạt tuy nhiên tình yêu của mẹ giúp anh trở thành thạc sĩ luật của Đại học Havard.

Phóng sự về trẻ em gây chấn động thế giới: Cha mẹ kiểu này là kẻ hại con lớn nhất!

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 21/07/2025 09:00
Cuộc đời con chỉ có một lần, hãy cho con dũng khí để yêu đời.

Đại địa chấn kinh tế kỳ 1: Đại dịch Covid-19 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/07/2025 08:00
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, cả thế giới có 1,8 triệu người thiệt mạng và khoảng 80 triệu người bị nhiễm bệnh. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi lục địa trên Trái đất, kể cả châu Nam Cực.

Mỹ nhân luyện kiếm từ 6 tuổi, được mệnh danh 'nữ thần võ thuật' Trung Quốc

Phong cách sống - Sơn Tùng - VTC - 20/07/2025 13:00
Với khả năng sử dụng 26 loại binh khí khác nhau, cô gái Trương Hàm Lượng được cư dân mạng Trung Quốc gọi với biệt danh "nữ thần kungfu”.

Phối vest đúng cách - Vũ khí bí mật giúp đàn ông ghi điểm mọi lúc mọi nơi

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 20/07/2025 12:00
Phối vest sao cho vừa chỉn chu vừa không bị cứng nhắc lại là một nghệ thuật.

3 truyền nhân của Ngũ Tuyệt tông sư: Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc so tài, ai mạnh hơn?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/07/2025 11:00
Ba cao thủ Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc cùng giao chiến thì ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng?

3 kiểu người mẹ dễ khiến con dễ "trở mặt thành thù" nhất

Suy ngẫm - Thiên An - CFB - 20/07/2025 10:00
Hy vọng bạn không phải kiểu nào trong số đó.

Xem Sex Education, tôi bật khóc vì 1 phút im lặng mà con gồng mình làm "người tốt" suốt 6 năm

Điện ảnh - Thanh Hương - 20/07/2025 09:00
Chính sự im lặng của tôi đã khiến con bắt đầu thay đổi.

'Đại địa chấn kinh tế' - 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc

Từ sách - Phim - Hồ Lam - TTO - 20/07/2025 08:00
'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Tôi từng nghĩ mình tiêu dùng khôn ngoan cho đến khi chứng kiến 10 thói quen "ngược đời" của giới trẻ

Kỹ năng - Phương Trần - 19/07/2025 13:00
Không chạy theo giảm giá, không nâng cấp đồ điện tử, không sắm mới chỉ vì… hết hứng – thế hệ trẻ hiện nay đang âm thầm sống khác, tiêu khác. Họ tiết kiệm được hàng chục triệu mỗi năm nhờ những lựa chọn "ngược dòng" so với tư duy của người đi trước.

Xem "Sex Education", tôi quyết định xóa tình bạn 5 năm ra khỏi cuộc đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 19/07/2025 12:00
Một câu nói đã khiến tôi dừng lại và suy nghĩ về cách tôi nhìn nhận tình bạn, cũng như tầm quan trọng của việc yêu thương và tôn trọng bản thân.

Chẳng phải tự sáng tạo, hóa ra Chu Bá Thông học lỏm tuyệt kỹ Song thủ hỗ bác từ thời Thiên Long Bát Bộ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 19/07/2025 11:00
Tuyệt kỹ Song thủ hỗ bác nổi tiếng của Chu Bá Thông đã từng được một cao thủ thời Thiên Long Bát Bộ sử dụng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 21/07/2025