TAND TP.HCM vừa có giấy triệu tập ông Trương Minh Nhật – nguyên đơn vụ kiện tranh quyền sở hữu trí tuệ bài thơ Gánh mẹ theo quyết định thụ lý số 250/2019/TLST-KDTM của TAND TP.HCM.
Theo giấy triệu tập, phiên xử sẽ ấn định vào lúc 14 giờ ngày 11.6.2021 tại Tòa Kinh tế thuộc TAND TP.HCM (địa chỉ 131, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM).
Trong vụ án tranh chấp quyền sở hữu này, nguyên đơn là ông Trương Minh Nhật - một người làm thơ ở TP.HCM, bị đơn là Công ty Lý Hải Production và ông Đoàn Đông Đức (nghệ danh Quách Beem).
Một chi tiết đáng chú ý là người ký giấy triệu tập đương sự lần này là thẩm phán Đào Quốc Thịnh chứ không phải thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Dung - người trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án từ trước tới nay.
Nếu tính từ ngày thụ lý (28.11.2019), vụ án đã kéo dài gần 3 năm. Phiên xử cuối cùng gần đây nhất là vào ngày 21.10.2020, tuy nhiên tại phiên tòa, ông Trương Minh Nhật đã bất ngờ trưng ra trước tòa một biên bản chép tay được cho là thỏa thuận giữa ông và bà Trần Ngọc Diễm Châu - người đại diện truyền thông cũng là vợ của nhạc sĩ Quách Beem.
Nội dung trong biên bản cho thấy nhạc sĩ Quách Beem đã thừa nhận bài thơ Gánh mẹ là do chính ông Trương Minh Nhật sáng tác.
Do vụ án có thêm tình tiết mới nên hội đồng xét xử đã quyết định cho tạm dừng để làm rõ thêm một số tình tiết mới.
Như vậy là sau hơn 7 tháng tạm dừng, vụ tranh chấp bản quyền đình đám này chính thức được TAND TP.HCM quyết định mang ra xét xử trở lại.
Giấy triệu tập của TAND TP.HCM
Diễn biến vụ tranh chấp tác phẩm "Gánh mẹ":
Như Một Thế Giới đã thông tin, vụ tranh chấp bản quyền tác phẩm "Gánh mẹ" giữa ông Trương Minh Nhật và nhạc sĩ Quách Beem bắt đầu nổi lên vào tháng 9.2019 khi ông Trương Minh Nhật phát hiện bài hát "Gánh mẹ" của nhạc sĩ Quách Beem đăng tải trên mạng YouTube có phần ca từ mà ông cho rằng lấy trái phép từ bài thơ "Gánh mẹ" của ông.
Ông Trương Minh Nhật khẳng định bài thơ "Gánh mẹ" được ông sáng tác vào những ngày mẹ ông hấp hối trong bệnh viện. Sau đó, ông đăng lên nhóm Thơ văn Facebook do nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn làm quản trị từ ngày 13.6.2014 và trên trang cá nhân vào ngày 31.7.2014.
Ông Trương Minh Nhật tại TAND TP.HCM - Ảnh: T.V
Sau khi phát hiện, ông Trương Minh Nhật đã liên lạc với phía nhạc sĩ Quách Beem để giải quyết vụ việc. Ông Nhật yêu cầu nhạc sĩ Quách Beem phải công khai xin lỗi đồng thời hiệu đính lại tất cả các ấn phẩm có bài hát "Gánh mẹ" là "nhạc Quách Beem, lời thơ Trương Minh Nhật".
Trong khi đó, nhạc sĩ Quách Beem vẫn khẳng định bài hát "Gánh mẹ" do anh sáng tác và ký âm vào ngày 25.10.2013 và được Cục bản quyền tác giả cấp bản quyền chứng nhận vào ngày 28.11.2014, và sẵn sàng đối chất trước tòa.
Cuối tháng 11.2019, ông Trương Minh Nhật đã ủy quyền cho văn phòng Luật Phan Law Vietnam đứng ra khởi kiện nhạc sĩ Quách Beem vi phạm bản quyền lên TAND TP.HCM. Song song với việc khởi kiện, ông Nhật đã viết đơn gửi lên Cục bản quyền tác giả Việt Nam yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả bài hát "Gánh mẹ" mà cục này đã cấp cho nhạc sĩ vào ngày 26.3.2019. Đồng thời ông Nhật cũng yêu cầu tháo tất cả các sản phẩm thương mại liên quan đến bài hát đang được khai thác dưới mọi hình thức khi quá trình tranh chấp chưa được giải quyết.
Ngày 4.12.2019, TAND TP.HCM đã chính thức thụ lý vụ tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ bài thơ/nhạc "Gánh mẹ" giữa ông Trương Minh Nhật (nguyên đơn) và ông Đoàn Đông Đức.
Ngày 13.12.2019, Cục bản quyền tác giả Việt Nam cũng ra văn bản số 442/BQTG–ĐK yêu cầu ông Đoàn Đông Đức (tức nhạc sĩ Quách Beem) có văn bản giải trình kèm theo các chứng cứ tài liệu chứng minh quá trình sáng tạo, sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc "Gánh mẹ" gửi về Cục bản quyền tác giả trước ngày 23.12.2019.
Ngày 26.12.2019, TAND TP.HCM đã cho mời hai đương sự là Đoàn Đông Đức và ông Trương Minh Nhật có mặt để làm việc. Tuy nhiên, buổi làm việc chỉ tiến hành xác minh nhân thân của nguyên đơn Trương Minh Nhật cũng như các thủ tục ủy quyền người đại diện pháp lý là văn phòng Luật Phan Law Vietnam và sau đó thì dừng lại vì không có mặt của bị đơn Đoàn Đông Đức.
Ngày 13.1.2020, TAND TP.HCM tiến hành phiên hòa giải thứ 2 nhưng bất thành vì Quách Beem vắng mặt.
Phiên xử vụ kiện tác phẩm Gánh mẹ hồi tháng 10.2020 - Ảnh: Tiểu Vũ
Ngày 20.2.2020, phiên hòa giải lần thứ 3 cũng bất thành vì nhạc sĩ Quách Beem vắng mặt lần thứ 3.
Ngày 18.8.2020, TAND TP.HCM quyết định mở phiên sơ thẩm, tuy nhiên phiên tòa này bị hoãn do cả 2 bị đơn là Lý Hải Production và ca sĩ Quách Beem đều vắng mặt.
Trước khi diễn ra phiên sơ thẩm, ông Trương Minh Nhật đã rút bớt lại số tiền đòi phía bị đơn bồi thường cho ông xuống còn 825 triệu đồng thay vì 4 tỉ đồng.
Ngày 3.9.2020, phiên tòa sơ thẩm một lần nữa bị hoãn vì nguyên đơn Trương Minh Nhật và luật sư của ông đều vắng mặt.
Ngày 21.10.2020, TAND TP.HCM đã quyết định đưa ra xét xử vụ tranh chấp quyền tác giả bài thơ "Gánh mẹ" giữa ông Trương Minh Nhật và nhạc sĩ Quách Beem.
Đáng chú ý là trong phiên xử này ông Trương Minh Nhật bất ngờ trình với HĐXX một biên bản chép tay được cho là thỏa thuận giữa ông và bà Trần Ngọc Diễm Châu - người đại diện truyền thông cũng là vợ của nhạc sĩ Quách Beem thừa nhận bài thơ "Gánh mẹ" do chính ông Trương Minh Nhật sáng tác và đưa ra một số thỏa thuận theo yêu cầu của ông Nhật.
Biên bản làm việc có chữ ký được cho là của nhạc sĩ Quách Beem (Đoàn Đông Đức) do ông Nhật trình cho TAND TP.HCM
Trước tình tiết quá bất ngờ này, chủ tọa đã tạm dừng phiên tòa để hội ý. Sau phần hội ý, HĐXX công bố do xuất hiện tình tiết và chứng cứ mới của vụ kiện nên đề nghị cho giám định văn bản làm việc giữa bà Trần Ngọc Diễm Châu và ông Trương Minh Nhật để xác minh bút tích nét chữ của bà Châu. Tòa cũng yêu cầu triệu tập bà Trần Ngọc Diễm Châu đến trước tòa để đối chất trực tiếp với ông Nhật nhằm làm rõ nội dung biên bản bên nguyên đơn trình bày trước tòa.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.
Sáng 11.4, tại sân bay Biên Hòa, Tiểu ban diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tổ chức chương trình hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ nhất với sự tham gia của các khối quân đội, công an.
Lễ diễu binh, diễu hành mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước sẽ diễn ra từ 6h30 ngày 30-4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) và tại lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất, cùng thời điểm chương trình lễ kỷ niệm.
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.
Nhân ngày kỷ niệm trọng đại, Một Thế Giới giới thiệu loạt bài của TS Vũ Trung Kiên về những con người liên quan đến sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc diễn ra 50 năm trước.
Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).
Trong bộ ảnh hợp tác cùng National Geographic, Angelina Jolie bị ong bâu kín người. Cô kêu gọi bảo tồn các loài ong bản địa nhân kỷ niệm ngày Ong thế giới (20.5)
Nghệ sĩ có quyền buồn bực, trách móc, nhưng tuyệt đối không được nói câu "không cần khán giả" vì câu đó xúc phạm những khán giả không sai và đang yêu quý mình", nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói.
Người đẹp Thuzar Wint Lwin, đại diện của Myanmar ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2020, đã lên tiếng trước thông tin cô bị truy nã sau thông điệp "cầu cứu" tại cuộc thi.
Trên trang cá nhân, diễn viên hài Nam Thư chính thức lên tiếng xin lỗi vì nội dung đăng trên fanpage liên quan đến tiền ảo, khiến dư luận chỉ trích trong thời gian qua.
Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.
Một video mới vừa được Clone Robotics công bố đã khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ rúng động: robot hình người “Protoclone” uốn cong cơ bắp, co giật tay chân và nhún vai như một sinh vật sống thật sự.
Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.
Hai cuốn sách nhỏ của Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche – “Sống an vui” và “Làm chủ cuộc đời” – xuất hiện như một nốt trầm tĩnh tại giữa ồn ào thường nhật, nơi người đọc có thể từng bước tiến gần hơn về phía bình an và hạnh phúc.
Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).
Nếu bạn đang mắc kẹt trong bài tập hoặc dường như không thể hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật, hãy tập trung xây dựng những thói quen sau đây của những người sáng tạo. Theo thời gian, bạn sẽ học được cách sáng tạo nhanh hơn, dễ dàng hơn và lâu dài hơn.