Một CLB xa xỉ của giới thượng lưu Anh đã có ý tưởng đưa các tác phẩm của danh họa người Áo Gustav Klimt (1862 - 1918) nhằm mang đến trải nghiệm nghệ thuật sống động cho những vị khách giàu có.
Annabel's – một nhà hàng kiêm câu lạc bộ xa hoa vốn là nơi lui tới quen thuộc của giới nhà giàu London Anh quốc đã nảy ra ý tưởng này. Trong dịp mở cửa trở lại vào ngày 17.5, sau một thời gian dài ngưng hoạt động vì đại dịch COVID-19, Annabel's mang đến những trải nghiệm ngoạn mục với nghệ thuật với những tác phẩm thời vàng son của danh họa Gustav Klimt.
Thức uống của bữa tiệc xa hoa cũng đều dát vàng và lấy cảm hứng từ các tác phẩm của danh họa Klimt
Ngay cả thực đơn cocktail cũng sẽ được cải tiến theo kiểu Klimt, với đồ uống được đặt tên theo các tác phẩm của họa sĩ và đều sử dụng tông màu vàng đầy mê hoặc.
Các cô gái tái hiện từ bức tranh Medicine "Dược học" nổi tiếng của danh họa Gustav Klimt.
Annabel's mở cửa từ năm 1963, vốn là điểm đến của giới thượng lưu, người giàu có ở Anh quốc. Nhà hàng này mang tên vợ của người chủ sở hữu giàu có Mark Birley, bà Annabel Vane-Tempest-Stewart. Cặp đôi này sau đó chia tay, nhưng nơi này vẫn giữ nguyên và vẫn giữ được sự xa hoa lộng lẫy.
Tranh sơn dầu trên vải của Gustav Klimt, khoảng năm 1907 (trái) còn bên phải là mô hình tái hiện Medecine trong Annabel's Jungle Room. Tác phẩm Medecine ban đầu đã bị Đức Quốc xã phá hủy vào năm 1945, và chỉ còn lại một bản in đen trắng.
Đây cũng là nơi mà công nương Diana và các thành viên hoàng gia Anh lui tới. Vào năm 2003, nữ hoàng Anh đến hộp đêm này và thưởng thức 1 ly rượu. Khách đến Annabel's đều rất chọn lọc và danh tiếng như công chúa Eugenie và Beatrice, ca sĩ Ellie Goulding, NTK Alexa Chung, ca sĩ Ray Charles, Ella Fitzgerald và gần đây là Lady Gaga.
Một bức ảnh tái hiện khác của chân dung bà chủ hộp đêm Adele Block-Bauer với hình ảnh một người mẫu tạo dáng trong nội thất sang trọng nổi tiếng của CLB.Một người mẫu đang tạo dáng trong phòng trang điểm của Annabel's tái hiện lại "Water Serpent II", một bức tranh sơn dầu được Klimt hoàn thành vào năm 1907, như một phần tiếp theo bức tranh Water Serpent I của ông.Bức "Water Serpents I" của danh họa Klimt (trái) tái hiện trong hộp đêm của Annabel's.Bên tránh là "Danae, và công chúa Argive" trong thần thoại Hy Lạp, được vẽ bởi Klimt vào năm 1907, còn bên phải là bức tranh tái hiện trong Art Bar ở Annabel's.Bức "The Kiss" là một trong những tác phẩm dễ nhận biết nhất của danh họa với vô số áp phích. Còn bên phải là bức tranh được tái hiện lấy cảm hứng từ "The Kiss" nguyên gốc.
Gustav Klimt là cây cọ xuất chúng của trường phái Tượng trưng, tượng đài nổi bật của nghệ thuật Art Nouveau tại Áo, có ảnh hưởng lớn đến hội họa thế kỷ 20. Nét độc đáo và đặc biệt trong những bức họa có giá trị của ông chính là vàng- vàng ròng hoặc màu vàng. Bằng những nét vẽ chân thực, Klimt khai thác vẻ đẹp quyến rũ của người phụ nữ bất luận là trong những trang phục kín đáo hay trạng thái khỏa thân.
Chân dung danh họa xuất chúng Gustav Klimt
Ông sinh năm 1862 tại Baumgarten, vùng ngoại ô thủ đô Vienna, Áo và là con thứ 2 trong 7 đứa con của một gia đình nghèo có hơi hướng nghệ thuật. Mẹ ông, bà Anna, một nhạc sĩ tài năng nuôi giấc mộng trở thành ca sĩ opera nổi tiếng nhưng không thành. Bố ông là Ernst Klimt, một người đàn ông di cư từ Bohemia, ông vừa là thợ kim hoàn kiêm một họa sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, ông cũng chính là người dạy vẽ cho các con từ khi còn rất nhỏ. Mặc dù sống trong một gia đình bình thường nhưng Klimt luôn nỗ lực phấn đấu, nhờ tài năng thiên phú về nghệ thuật, ông dành được học bổng toàn phần vào trường Nghệ thuật và Nghề thủ công Vienna (Kunstgewerbeschule) khi mới 14 tuổi. Chương trình học của ông kết thúc vào năm 1883 và tại đây ông được đào tạo để trở thành họa sĩ vẽ kiến trúc nhưng Klimt lại sùng kính lối vẽ không phô trương cầu kỳ của họa sĩ lịch sử lỗi lạc nhất thời đại Hans Makart.
3 tác phẩm từng gây tranh cãi của danh họa Klimt
"Thời kỳ hoàng kim" (golden phase) của Klimt được đánh dấu bằng phản ứng tích cực của giới phê bình cũng như giới mộ điệu về những tác phẩm đặc sắc của ông. Người ta thường nói rằng, vì cha của Klimt là một người thợ kim hoàn chuyên chạm khắc những đồ trang sức bằng vàng nên Klimt từ nhỏ đã bị “ám ảnh” bởi vẻ đẹp lấp lánh của vàng. Ông coi đó là chất liệu tuyệt mỹ và nhờ những kỹ thuật tiếp thu được từ cha, ông đã cho ra đời những tác phẩm độc đáo và đắt giá hàng đầu thế giới. Kim loại này đã được sử dụng dù chỉ là một chút ít trong Pallas Athena (1898) and Judith I (1901) nhưng nổi bật và dễ thấy nhất là Adele Bloch-Bauer I (1907) và The Kiss (1907 - 1908). Những chuyến đi đến Venice và Ravena- nơi có những bức khảm tuyệt vời, là nguồn cảm hứng quý báu cho kỹ thuật vẽ tranh bằng vàng và gợi lên hình tượng Byzantine của ông.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.
Cảnh tắm rất thường thấy trong lịch sử hội họa, cho tới tận hôm nay, cảnh tắm vẫn tiếp tục hấp dẫn họa sĩ đương đại, đặc biệt là những người đam mê khắc họa vẻ đẹp cơ thể người.
Những bức tranh panorama luôn làm cho người xem phải choáng ngợp bởi sự hùng tráng, kỳ vĩ, sống động trong từng chi tiết cũng như có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, là tư liệu quý cho đời sau.
Hơn 20 năm kể từ ngày "Miền xanh thẳm" ra đời, đời sống đã hoàn toàn thay đổi. Chẳng còn mấy những đứa trẻ phải sống trong đói rét như cậu bé Thiện. Nhưng vẻ đẹp của đời sống thì không bao giờ thay đổi.
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.