Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế?

09/05/2021 11:30
Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế?

Cảnh tắm rất thường thấy trong lịch sử hội họa, cho tới tận hôm nay, cảnh tắm vẫn tiếp tục hấp dẫn họa sĩ đương đại, đặc biệt là những người đam mê khắc họa vẻ đẹp cơ thể người.

Dù đề tài này cũng cổ xưa như đề tài khỏa thân trong hội họa, nhưng vị trí của nó trong dòng chảy nghệ thuật thì chưa bao giờ lỗi thời, thậm chí sẽ mãi là một đề tài có tính đương đại ở mọi thời kỳ.

Trong đời sống con người từ xa xưa, tắm không chỉ là việc... vệ sinh, mà đôi khi còn được xem như một nghi thức quan trọng. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy trên đảo Crete (Hy Lạp) những công trình đặc biệt chỉ dành riêng cho việc tắm gội, những công trình này được dựng lên từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.

Cảnh tắm là một đề tài quen thuộc được khắc họa trên các bình, vò của người Hy Lạp cổ đại. Cảnh tắm cũng được đề cập tới nhiều trong thần thoại Hy Lạp - La Mã, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tắm trong ý niệm của người xưa.

Nhà thơ người Ý - Ovid sống ở thế kỷ thứ 1 từng kể câu chuyện thần thoại về chàng thợ săn Actaeon và nữ thần Diana trong tuyển tập thơ thần thoại "Metamorphoses" của mình. Câu chuyện dữ dội kể rằng chàng Actaeon, một thợ săn, khi đang theo dấu con mồi thì vô tình bắt gặp nữ thần Diana tắm trong rừng cùng với các nàng tiên nữ.

Quá giận dữ, nữ thần Diana đã biến Actaeon trở thành một con nai và khiến chàng bị chính bầy chó săn của mình... xé xác. Về sau, câu chuyện về chàng Actaeon xấu số đã trở thành một đề tài được các họa sĩ Phục hưng yêu thích và tạo nên những siêu phẩm lưu truyền hậu thế.

Cảnh tắm trong hội họa Phục hưng

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 1

Bức "Diana và Actaeon" thực hiện từ năm 1556 - 1559 bởi danh họa Titian.

Đáng kể hàng đầu là bức "Diana và Actaeon" thực hiện từ năm 1556 - 1559 bởi danh họa Titian, một bậc thầy của hội họa Phục hưng chuyên khắc họa những nữ thần khỏa thân đẹp mê hoặc và những cuộc đi săn dữ dội (hai đề tài mà Titian biết rằng các khách hàng quý tộc của mình vô cùng ưa chuộng).

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 2

Bức "Người phụ nữ bắt con ruồi" thực hiện năm 1638 bởi họa sĩ người Pháp Georges de La Tour.

Những tác phẩm khắc họa cảnh tắm khác được thực hiện bởi các danh họa thời Phục hưng còn có thể kể tới bức "Người phụ nữ bắt con ruồi" thực hiện năm 1638 bởi họa sĩ người Pháp Georges de La Tour.

Danh họa người Hà Lan Rembrandt từng thực hiện bức "Bathsheba trong nhà tắm" hồi năm 1654, đây được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Rembrandt. Bức tranh vừa gợi cảm vừa giàu xúc cảm, xoay quanh câu chuyện về nàng Bathsheba xinh đẹp, nhà vua đem lòng yêu nàng nên đã sắp đặt để chồng nàng phải ra chiến trường.

Số phận của người chồng đã sớm bị định đoạt, chàng phải chết. Bức họa của Rembrandt được khắc họa từ góc nhìn của chính... nhà vua, khi ông ta đang ngắm trộm nàng Bathsheba tắm.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 3

Danh họa người Hà Lan Rembrandt từng thực hiện bức "Bathsheba trong nhà tắm" hồi năm 1654.

Dù câu chuyện cổ này đã được rất nhiều họa sĩ thể hiện qua nét cọ của mình, đặc biệt là chi tiết nhà vua ngắm nàng Bathsheba tắm, nhưng bức họa của Rembrandt đặc biệt hơn các tác phẩm khác bởi nó có một sự tập trung cao độ với cấu trúc chặt chẽ nhấn vào nhân vật người đẹp, làm toát lên vẻ đẹp tuyệt trần, những nét cọ và các gam màu được nhận định là đỉnh cao tuyệt mỹ.

Bức họa không chỉ khắc họa vẻ đẹp của nàng Bathsheba mà còn đặc tả được sự giằng xé nội tâm của nàng, khi người chồng ra trận, lành ít dữ nhiều, nàng ở nhà bị nhà vua si mê, ông ta bày ra mưu kế nhằm quyến rũ nàng, để có được nàng một cách trọn vẹn.

Bức họa đặc tả được cả dáng hình và nội tâm nhân vật. "Bathsheba trong nhà tắm" được nhiều nhà phê bình hội họa đánh giá là một trong những bức họa vĩ đại nhất của hội họa phương Tây (tác phẩm hiện trưng bày ở bảo tàng Louvre, Paris, Pháp).

Cảnh tắm trong hội họa Pháp thế kỷ 18-19

Trong hội họa Pháp thế kỷ 18-19, những danh họa như François Boucher, J.A.D. Ingres, và Eugène Delacroix đều mượn ý niệm thanh cao, thoát tục của việc gột rửa, nhằm sử dụng cảnh tắm như một cái nền đẹp đẽ để biểu đạt vẻ đẹp khỏa thân một cách tự nhiên, mềm mại.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 4

Bức "Nữ thần Diana tắm" do danh họa người Pháp François Boucher thực hiện hồi năm 1742.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 5

Bức "Nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ" được danh họa người Pháp Jean-Auguste-Dominique Ingres thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1852-1859.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 6

Bức "Những người phụ nữ tắm" thực hiện bởi danh họa người Pháp Eugène Delacroix hồi năm 1854.

Cảnh tắm trong hội họa hiện đại

Khi đời sống ngày càng trở nên hiện đại, việc đưa hệ thống dẫn nước vào trong nhà trở nên phổ biến trong các biệt thự của giới nhà giàu, hiện tượng này xuất hiện cùng thời điểm với những bước đi mới của hội họa hiện đại.

Cảnh tắm trước đó vốn được khắc họa trong quang cảnh ngoài trời, trong hồ nước, dòng suối, giờ đây được thay đổi bối cảnh, đưa vào trong phòng kín và tạo nên những hình ảnh nhân vật với cá tính, biểu cảm hoàn toàn khác lạ.

Những bức tranh khắc họa phụ nữ tắm của danh họa người Pháp Edgar Degas cho thấy rõ ràng cảnh tắm từ một hoạt động có tính cộng đồng, đã trở thành một việc riêng tư của mỗi người.

Thời kỳ này, cảnh tắm tiếp tục mê hoặc những họa sĩ hiện đại như Georges Seurat, Pierre-Auguste Renoir, Paul Cézanne, và Paul Gauguin, họ khắc họa một đề tài có tính truyền thống theo những cách nhìn mới, dạng thức mới để biểu đạt vẻ đẹp hình thể.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 7

Bức "Người phụ nữ trong chậu tắm" của Edgar Degas, vẽ năm 1886.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 8

Bức "Sau khi tắm" của Pierre-Auguste Renoir, vẽ năm 1910.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 9

Bức "Những người đi tắm" của Paul Cézanne, vẽ năm 1898 - 1905.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 10

Bức "Những phụ nữ Tahiti đi tắm" của Paul Gauguin, vẽ năm 1892.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 11

Bức "Những người đi tắm ở Asnières" của Georges Seurat, vẽ năm 1884.

Chẳng hạn như bức "Những người đi tắm ở Asnières" của Georges Seurat khắc họa cảnh tắm sông với một phong cách khiến người xem đương đại cảm thấy tác phẩm không có sự xa cách về mặt thời gian.

Bức họa đặc tả một nhóm người đi tắm sông và nằm nghỉ bên bờ sông. Quan sát kỹ hơn, người ta thấy tác phẩm hé lộ những chi tiết đương đại: Ở phía chân trời, có những nhà máy công nghiệp thuộc ngoại thành Paris, những nhà máy này nhả khói lên bầu trời.

Cảnh tắm trong hội họa thế kỷ 20

Ở thập niên 1920, cảnh tắm vẫn rất quen thuộc trong hội họa hiện đại, Matisse, Georges Braque, Pablo Picasso, Pierre Bonnard, và Jean Metzinger đều khắc họa cảnh tắm với những nét hiện đại của hội họa thế kỷ 20.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 12

Bức "3 người đi tắm" của Henri Matisse, vẽ năm 1907.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 13

Bức "Người đi tắm" của Georges Braque, vẽ năm 1925.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 14

Bức "Đi tắm" của Pablo Picasso, vẽ năm 1908.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 15

Bức "Tắm" của Pierre Bonnard, vẽ năm 1925.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 16

Bức "Người đi tắm (Khỏa thân)" của Jean Metzinger, vẽ năm 1937.

Trường phái lập thể biến hóa hình hài quen thuộc của những người phụ nữ trở thành những mảng khối lạ lùng. Trường phái siêu thực còn đi xa hơn thế, như Salvador Dalí, ông chỉ khắc họa một phần hình thể của nhân vật. Joan Miró thậm chí khắc họa theo kiểu "ý niệm" đến mức người xem... chẳng thấy nhân vật đâu.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 17

Bức "Khỏa thân trong nước" của Salvador Dali, vẽ năm 1925.

Tại sao các nhân vật trong siêu phẩm hội họa hay... đi tắm thế? - 18

Bức "Người phụ nữ tắm" của Joan Miro, vẽ năm 1925.

Xuyên suốt lịch sử hội họa, cảnh tắm vẫn thường gắn liền với hình ảnh người phụ nữ. Có rất ít tranh khắc họa cảnh... đàn ông tắm, được biết tới nhiều nhất chắc chỉ có bức "Les Baigneurs" của Picasso. Đề tài hội họa khắc họa cảnh tắm chính là một biến thể của đề tài khỏa thân, ở đó, người ta tìm thấy vẻ đẹp, sự tôn vinh cái Đẹp.

Vẻ đẹp con người và những xúc cảm chân thật luôn là đề tài hấp dẫn đối với mọi thời đại, phản ánh quan niệm thẩm mỹ của từng thời kỳ. Bằng cách làm mới, làm sống động một đề tài cũ, các họa sĩ đã làm đổi thay nghệ thuật qua từng thời kỳ.

Bích Ngọc
Theo Artsy


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Dùng công nghệ cao phục dựng bảo vật quốc gia 1.400 năm trước đẹp hơn bản gốc

Các nhà nghiên cứu của Đại học Nghệ thuật Tokyo (Nhật) đã phục dựng bức tượng cách đây 1.400 năm.

Sức hấp dẫn của bức họa 'Nụ hôn' qua một thế kỷ

Bức "The Kiss" (Nụ hôn) khắc họa những xúc cảm dịu dàng, tha thiết trong tình yêu và tạo nên rung cảm trong mọi thế hệ người xem tranh.

Bất ngờ và... sững sờ khi hai ngôi làng hẻo lánh liên tục 'trúng quả'

Một ngôi làng bất ngờ tìm thấy mấy "hũ vàng". Một ngôi làng khác bất ngờ được đền ơn vì việc tốt đã làm từ mấy chục năm trước.

Những bức tranh panorama gây choáng ngợp cho người xem

Những bức tranh panorama luôn làm cho người xem phải choáng ngợp bởi sự hùng tráng, kỳ vĩ, sống động trong từng chi tiết cũng như có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, là tư liệu quý cho đời sau.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đi tìm 'Miền xanh thẳm' của Trần Hoài Dương

Hơn 20 năm kể từ ngày "Miền xanh thẳm" ra đời, đời sống đã hoàn toàn thay đổi. Chẳng còn mấy những đứa trẻ phải sống trong đói rét như cậu bé Thiện. Nhưng vẻ đẹp của đời sống thì không bao giờ thay đổi.

Ảnh nhịp sống ẩm thực ở Hà Giang, Hội An đoạt giải Pink Lady Food Photography 2021

Trong số những bức ảnh đoạt giải Pink Lady Food Photography có tác phẩm”Bữa sáng ở chợ phiên”của nghệ sĩ Nguyễn Hữu Thông đoạt giải nhất ở hạng mục ảnh Food at the Table (Ẩm thực trên bàn).

Sửng sốt trước những bức vẽ bằng than củi

Những hình ảnh siêu chân thực này trông như thể những bức ảnh đen trắng, nhưng kỳ thực đó là những bức vẽ được thực hiện bằng than củi.

Top 5 Đại sứ du lịch gây tranh cãi khi trả lời sai về vĩ tuyến 17 lịch sử

Tôi lúc đó đứng hình và tiếc nuối vì cô bé đã bị loại ngay khỏi danh sách ứng cử cho ngôi vị Đại sứ du lịch Quảng Trị 2021…", giám khảo Kim Huyền Sâm chia sẻ về phần thi ứng xử của Trần Như Phương.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024