Sự trỗi dậy của phái đẹp: Buông bỏ gánh nặng 'cầu toàn' là cách để sống hạnh phúc

20/05/2020 20:30
Sự trỗi dậy của phái đẹp: Buông bỏ gánh nặng 'cầu toàn' là cách để sống hạnh phúc

Trong quyển sách “Sự trỗi dậy của phái đẹp”, tác giả Sally Helgesen & Marshall Goldsmith đã chỉ ra rằng, việc phụ nữ phấn đấu trở thành phiên bản hoàn hảo chính là tự đặt bản thân trong “cái bẫy cầu toàn”.

   Dám chấp nhận sai lầm và đặt gánh nặng trên vai xuống là cách kỳ diệu để bạn sống đơn giản và hạnh phúc hơn.

        

Sally Helgesen và Marshall Goldsmith, là những chuyên gia huấn luyên kỹ năng quản trị hàng đầu ở Mỹ. Trong quyển sách “Sự trỗi dậy của phái đẹp”, tác giả nhận thấy rằng, trong hơn ba mươi năm qua, phụ nữ đã có những bước tiến phi thường và nhanh chóng ở hầu hết mọi lĩnh vực. Nhưng phụ nữ thường tự áp đặt vào những thói quen tiêu cực, để rồi, mắc kẹt lại trong những chướng ngại vật. Thay vì trói buộc mình trong những thói quen tiêu cực, bạn có quyền lựa chọn “cởi trói” bản thân. Buông bỏ và bắt đầu thói quen mới để tiến bước xa hơn trong sự nghiệp, bởi lẽ, “phụ nữ có thể nắm giữ những vị trí quyền lực và tạo ảnh hưởng tích cực cho tổ chức và cộng đồng, nếu họ dám phá vỡ mọi giới hạn mà bản thân đang bó buộc”.

Cảm giác hổ thẹn

Ngay cả trên đỉnh cao vinh quang của sự nghiệp, nhiều phụ nữ hiện đại vẫn dễ mắc phải “cái bẫy cầu toàn”, niềm tin cho rằng, họ sẽ thành công nếu hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Việc phấn đấu trở nên hoàn hảo sẽ tạo ra căng thẳng cho chính phụ nữ và cho những người xung quanh.

Theo khảo sát của Viện Xã hội học chỉ ra rằng, nam giới đánh giá đời sống tinh thần của họ (chiếm 4.02%) cao hơn so với nữ giới (3.87%). Từ những số liệu thống kê, có thể thấy, nữ giới thường có nhiều áp lực cuộc sống hơn nam giới. Những người phụ nữ đang là nhà khoa học, giám đốc, doanh nhân thành đạt… thường theo đuổi hình mẫu lý tưởng. Đó là ngoài học thức cao, kiếm tiền giỏi, lãnh đạo tốt, phụ nữ còn phải đảm đang việc bếp núc, chăm chồng, nuôi con khỏe… Họ cảm thấy day dứt, hổ thẹn khi không thể nấu cho chồng, cho con những bữa ăn đều đặn khi công việc ngập đầu.

Đã từng có quãng thời gian rất dài, phụ nữ Á Đông hiện đại và phụ nữ Việt Nam cũng từng theo đuổi tiêu chuẩn “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Và nhiều phụ nữ thành công tự định nghĩa chính mình khi phải “làm tốt cả hai việc” và đó là một thói quen bắt nguồn từ mong muốn được trở nên hoàn hảo và bị những định kiến về giới “trói buộc”. Tệ hại hơn, nếu không hoàn thiện hai tiêu chí ấy, phái đẹp cảm thấy thất vọng, tự trách bản thân chỉ biết dành hết tâm sức cho sự nghiệp mà thiếu trách nhiệm với gia đình.

Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao phụ nữ lại thường bị dày vò khổ sở và dễ quy phục trước khát vọng trở nên hoàn hảo? Theo kinh nghiệm và nghiên cứu của Sally Helgesen và Marshall Goldsmith, việc phụ nữ dễ rơi vào “cái bẫy cầu toàn” có hai lý do: Những kỳ vọng theo giới bắt nguồn từ khi còn nhỏ và mức độ những kỳ vọng ấy được thể hiện tại nơi làm việc.

Tác giả Sally & Marshall chia sẻ rằng, những bất bình đẳng giới vẫn còn hiện hữu trong xã hội khi tự “mặc định” và gán lên phụ nữ định kiến. Các bé gái thường được khen khi là những đứa con gái ngoan, chăm chỉ, biết vâng lời, cư xử phép tắc đúng mực. Trong khi, bé trai được phép hành xử thoải mái hơn. “Những kỳ vọng đó thúc đẩy các bé gái tìm kiếm sự chấp thuận bằng cách phấn đầu để làm đúng mọi thứ, tránh mắc sai lầm, chú trọng đến mọi tiểu tiết. Nói cách khác là cố gắng để trở nên hoàn hảo…”, Sally & Marshall cho biết.

Chính những “cái bẫy cầu toàn” từ định kiến về giới đã ngấm ngầm, khiến phụ nữ vẫn bị kìm kịp từ cuộc sống đời thường đến chốn công sở. Chẳng hạn, nếu trong những cuộc họp với ban lãnh đạo, đàn ông thường thoải mái đưa ra những phát biểu (bộc trực, hơi ngông cuồn hoặc ngốc ngếch) thì được coi là dám nghĩ, dám làm. Ngược lại, phụ nữ nếu vạ miệng phát biểu điều gì đó ngốc ngếch thì bị xem là thiếu đúng đắn, kém chuyên nghiệp… Hay những tiêu chuẩn “ăn sâu bén rễ” như, phụ nữ phải đi đứng khép nép, nói năng nhỏ nhẹ, việc ăn to nói lớn có thể bị coi là thô lỗ, kệch cỡm… Chính những định kiến và tiêu chuẩn xã hội dè nặng khiến phái đẹp cảm thấy tội lỗi khi mắc sai lầm. Mọi hành động và lời nói của phái nữ phải tỉ mỉ và đạt đến mức hoàn hảo…

Buông bỏ gánh nặng trên vai

Với những hạn chế của con người thì việc cố gắng trở thành người hoàn hảo chính là một cái bẫy. Điều này kéo theo việc bạn phấn đấu trở thành “người vì mọi người”, khiến mọi người xung quanh cảm thấy vui vẻ. Đây được coi là thói quen làm hài lòng người khác. Một mặt, phụ nữ được khuyến khích “hãy giành lấy” và “khát khao được theo đuổi sự nghiệp”. Mặt khác, họ được cảnh báo về hậu quả của việc bỏ lỡ những hoạt động liên quan đến gia đình, con cái. Và cái gọi là tiểu chuẩn “đảm việc nước, giỏi việc nhà”, giờ đây, nó được định nghĩa với cụm từ “cân bằng công việc - cuộc sống”.

Trong quyển sách “Sự trỗi dậy của phái đẹp”, tác giả đã dẫn chứng câu chuyện về Nancy, một quản trị viên cấp cao tại trung tâm y tế ở nước Mỹ. Với sự thông minh, làm việc hiệu quả, nhiệt tình giúp đỡ bệnh nhân, sau hai năm làm việc ở vị trí lễ tân, Nancy được tiến cử vị trí quản lý hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân. Trong suốt hai mươi năm, sự nghiệp của cô đã “thăng hoa”. Ở độ tuổi 30, cô trở thành trưởng phòng đối ngoại của toàn bộ hệ thống, phụ trách toàn bộ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Nhưng ngay khi đạt được đỉnh cao này, Nancy bắt đầu gặp phải những khó khăn. Bởi vì, ở cấp bậc quản lý, cô ôm đồm quá nhiều việc từ người khác mà không biết cách từ chối. Các bệnh nhân từng điều trị ở trung tâm y tế trước kia gọi điện nhờ cô hỗ trợ. Các y tá và bác sĩ thỉnh thoảng nhờ cô can thiệp khi gặp vướng mắc…

Việc phấn đầu trở nên hoàn hảo, “bạn tốt của mọi người” là một sai lầm, ngoài công việc ở văn phòng, Nancy còn ráng sức để đảm bảo chu toàn, chăm sóc cho chồng, cho con… Cô dành thời gian “không lương” từ chuyện quần áo, ăn mặc, tóc tai cho đến xe cộ, đi đứng, học hành… đều do cô lo liệu, thu xếp. Trước những chuyến công tác cả tuần, Nancy đã phải tất bật với hằng trăm thứ việc không tên tuổi. Nào là chợ búa, mua sắm thực phẩm, chế biến thức ăn rồi phân ra từng hộp nhựa, dán nhãn cẩn thận từng loại để các thành viên ở nhà cứ theo thực đơn dán sẵn trên tủ lạnh biết ngày nào phải ăn món gì. Đó là chưa kể hàng chục sticker với đủ màu sắc dán khắp nơi từ phòng khách, phòng ngủ, cho đến gian bếp, bàn ăn thậm chí cả trong… nhà tắm nữa…

Phụ nữ thành công không phải “có được tất cả” từ gia đình, sự nghiệp, tình yêu… Nó quá hoàn hảo đến mực cực đoan. Nancy đã chia sẻ cách cô vượt qua nỗi lo tiêu cực phấn đấu trở nên hoàn hảo trong mắt mọi người: “Tôi là một người cầu toàn đúng mực nhưng biết cách kiểm soát nó. Tôi học cách trao quyền cho các đồng nghiệp đảm nhận các công việc đúng chuyên môn của họ, sắp xêp các ưu tiên và thoải mái đón nhận những rủi ro. Mỗi thời điểm, tôi thực sự tập trung 100% vào một thứ. Tôi phải chấp nhận thực tế là mình không phải người hoàn hảo và cho gia đình tôi biết lịch trình công việc để mỗi thành viên trong gia đình cùng nhau thu xếp làm phần của họ. Bây giờ, trong công việc và cuộc sống, tôi cảm thấy rất thoải mái. Cân bằng đôi khi chỉ cần làm tốt một việc mà thôi. Việc tìm cách đặt gánh nặng của mình xuống là điều thiết yếu hơn bao giờ hết”.

Một người phụ nữ không cần phải cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Hoặc không phải những gì sẽ làm hài lòng người khác, không phải những gì bạn làm sẽ khiến mọi người nghĩ bạn là người tuyệt vời nhất. Từ trong sâu thẳm trái tim mình, điều bạn mong muốn trở thành và đạt được trong cuộc sống mới là điều quan trọng.

Nếu có khuynh hướng cầu toàn, việc tốt nhất bạn có thể làm để phục vụ cho lợi ích lâu dài của chính mình là học cách trao quyền cho đồng nghiệp, người thân… để đặt gánh nặng của mình xuống. Khổ đau không phải do số phận hay người khác tạo ra mà do chính mình, biết buông bỏ, bạn sẽ sống đơn giản và hạnh phúc hơn.

Khôi Nguyên


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
3

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.

Nhắm mắt nhìn sao 2 - Tự truyện nhạc sĩ mù: Bán đàn vì miếng ăn

Nhạc sĩ mù Hà Chương vừa cắn miếng thịt kho vừa khóc vì phải bán đàn guitar mua cơm ăn khi học Nhạc viện Hà Nội.

Sách bán lẻ ở Anh phải đem cất 3 ngày, sau mỗi lần có khách hàng động tới

Chuỗi cửa hàng bán lẻ xuất bản phẩm và văn phòng phẩm Waterstones của Anh dự định sẽ đem cất những cuốn sách đã được khách hàng động tới trong vòng 72 giờ để sách được… “cách ly”.

Mọi thứ đều có thể thay đổi: “Lạt mềm buộc chặt” – phương thức quản lý nhân sự hiệu quả cho startup

Chìa khóa giải quyết xung đột công sở của sếp là phương thức tăng hiệu quả công việc

'Khát vọng tâm hồn' được chọn làm ca khúc lan tỏa Văn hóa đọc

Mới đây, ca khúc “Khát vọng tâm hồn” được sáng tác và thể hiện bởi nhạc sỹ khiếm thị Hà Chương đã được Vụ Thư Viện chọn làm ca khúc lan tỏa văn hóa đọc cho cộng đồng.

Mở cửa trái tim - "Khu vườn hoàn hảo" của chú tiểu và bài học về sự nghỉ ngơi đích thực của người khôn ngoan

Người làm vườn hay người xây nhà thông minh sẽ tận hưởng những thời khắc thanh thản, bình yên giữa cái chưa-hoàn-hảo-nhưng-lại-là-hoàn-hảo, không nghĩ ngợi, không bị bó buộc bởi kế hoạch hay cảm thấy có lỗi.

Ra mắt tác phẩm 'Kể tiếp chuyện Bác Hồ'

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt cuốn sách mới của tác giả Trần Quân Ngọc “Kể tiếp chuyện Bác Hồ”.

Nhắm mắt nhìn sao 1 - Tự truyện nhạc sĩ mù: Lòng tự trọng của đứa trẻ

Thời bé, nhạc sĩ Hà Chương thường đánh nhau toạc đầu, chảy máu với bọn trẻ trong xóm vì bị gọi là "thằng đui mù".

Mọi thứ đều có thể thay đổi - Cuốn sách về phương pháp đột phá để thay đổi hành vi con người

"Mọi thứ đều có thể thay đổi” vén tấm màn đằng sau những hành vi “không đúng mực". Từ đó, chúng ta có thể nhìn những hành vi khó chịu của người khác và của chính mình dưới một góc nhìn sâu sắc và cảm thông hơn.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.

Hỏi DeepSeek 6 điều ‘đau đầu’ nhất về cách dạy con: Câu trả lời khiến tôi bừng tỉnh

Kỹ năng - Diệu Đan - CFB - 23/07/2025 11:00
Trước những băn khoăn, tôi tìm đến DeepSeek, và câu trả lời của DeepSeek khiến tôi bừng tỉnh. Hoá ra bấy lâu nay, tôi đã dạy con sai cách!

Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Suy ngẫm - Băng Băng - 23/07/2025 10:00
Mỗi khi thiên tai diễn ra thì tình người của một quốc gia, một dân tộc lại được thử thách.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 23/07/2025 09:00
Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.

7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc - Triết lý sống giúp hàng triệu người vươn lên từ con số 0

Từ sách - Phim - Quìn - 23/07/2025 08:00
Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Thậm chí người từng bị gắn mác "vô dụng" vẫn có thể bắt đầu đọc một cuốn sách hay, làm điều gì đó mới mẻ và thay đổi cuộc đời họ bắt đầu từ hôm nay.

Quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/07/2025 13:00
Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Gen Z tiêu tiền thế nào, hiểu để marketing cho đúng

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/07/2025 11:00
Được săn đón nhất nhưng cũng “khó chiều” nhất, gen Z khiến mọi công thức marketing lỗi thời trở nên vô dụng. Muốn chạm được họ, thương hiệu phải sống thật và nhanh như xu hướng TikTok.

“Tâm sự với AI” sau sa thải: Lời khuyên sốc từ lãnh đạo Microsoft

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 22/07/2025 10:00
Microsoft vừa mới sa thải thêm 9.000 nhân sự, nhưng lời khuyên “tâm sự với AI” mới là thứ khiến dư luận dậy sóng, hé lộ khủng hoảng thấu cảm giữa thời đại AI.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 22/07/2025 09:00
Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 24/07/2025