Tất nhiên, có rất nhiều người trên thế giới này nói rằng họ muốn làm được một điều gì đó, nhưng lời nói của họ không đi đôi với hành động.
Họ nói rằng mình muốn trở thành một nhà văn, nhưng họ chưa bao giờ thực sự viết một cái gì đó ra giấy. Họ nói rằng họ muốn trở thành một vận động viên đẳng cấp thế giới, nhưng ngoài việc chơi game cả ngày thì cuộc sống của họ chẳng có gì.
Có một sự thật đáng buồn là ngày này có rất nhiều người luôn miệng nói rằng họ muốn làm cái này cái kia nhưng thực ra họ chưa bao giờ thực sự làm những điều họ nói. Austin Kleon từng nói:
"Rất nhiều người muốn trở thành một "danh từ" (noun) nhưng lại không muốn làm "động từ" (verb). Họ muốn có một chức danh mà không cần làm việc".
Không chỉ có Austin Kleon mà Darren Hardy cũng nói rằng: "Thói quen và hành vi không bao giờ nói dối. Nếu có sự khác biệt giữa lời nói và hành động của bạn thì tôi chỉ tin vào hành động mà bạn đang làm."
Nếu bạn không làm gì cả thì bạn thực sự không thể giả mạo bất cứ thứ gì cho đến khi bạn tạo ra nó. Cuộc sống sẽ dựa trên hành động, chứ không phải ý định. Nếu bạn muốn thứ gì đó, bạn phải sẵn sàng trả giá vì nó.
Quyết định thứ mà bạn sẵn sàng hy sinh
"Bạn phải làm việc trong vài năm như một số ít người đã làm, và sau này bạn sẽ có một cuộc sống mà chỉ có một số ít người có thể làm được." - Benjamin P. Hardy.
Trong cuốn sách Living with the Monks, Jesse Itzler đã chia sẻ một lời khuyên đến từ một người bạn của anh. Chính lời khuyên này đã giúp anh có động lực tiếp tục chạy khi anh đang định bỏ cuộc trong cuộc thi chạy ultramarathon (siêu marathon) đầu tiên:
"Cơn đau sẽ kéo dài một tuần, nhưng ký ức là mãi mãi".
Jesse đã tiếp tục chạy và hoàn thành cuộc đua dài 100 dặm. 3 ngày sau đó chân của anh đau kinh khủng và anh buộc phải di chuyển bằng xe lăn Thật vậy, trong khoảnh khắc đó, anh đã quyết định bỏ qua sự khổ sở và đau đớn tạm thời để nhận lấy một kỉ niệm mà anh có thể khắc cốt ghi tâm suốt cả một đời.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Bạn sẵn sàng hy sinh vì điều gì? Bạn có sẵn sàng cam kết và cống hiến bất cứ điều gì để đạt được điều đó không?
Thật buồn là những người có thể trả lời câu hỏi này không nhiều. Nhiều người khi nhìn thấy cái giá của thành công thì họ đã quyết định tiếp tục coi nó là ước mơ. Như Anthony Moore từng nói:
"Hầu hết mọi người sẽ tiếp tục hưng phấn với dopamine (chất kích thích khiến thần kinh vui vẻ) nếu họ chỉ "mơ" về cuộc sống lý tưởng của họ. Họ sẽ không bao giờ làm bất kỳ điều gì để biến những mục tiêu đó thành hiện thực."
Bạn nên nhớ rằng ước mơ không tạo ra hành động và cũng không tạo ra kết quả. Thay vào đó, hành động bền bỉ là con đường có thể dẫn bạn đến với thành công.
Thành công = Làm việc chăm chỉ + Tận tâm + Thời gian
"Bắt đầu bằng cách làm những gì cần thiết; sau đó làm những gì có thể; và bạn sẽ đột nhiên nhận ra mình đang làm những điều không thể." - Francis của Assisi.
Biến ước mơ thành hiện thực giống như chạy marathon chứ không như chạy nước rút. Chúng ta vẫn thường nghe những câu chuyện về những nhân vật huyền thoại chỉ sau một đêm đã đạt được thành công. Nhưng thực chất đằng sau ánh hào quang đó mọi chuyện không hề đơn giản như chúng ta nghĩ.
Để làm được một điều gì phi thường thì chúng ta không thể dựa vào một hành động đơn lẻ. Thay vào đó chúng ta phải thực hiện đi thực hiện lại một cách kiên trì.
Như Les Brown đã nói:
"Hầu hết mọi người đều gõ cửa ước mơ một lần, sau đó bỏ chạy trước khi có ai đó ra mở cửa. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục gõ cửa một cách kiên trì và không ngừng nghỉ, thì cuối cùng cánh cửa cũng sẽ mở ra".
Con đường thành công không cho phép bạn đi bằng ô tô hay đi bằng đường tắt. Bạn buộc phải trải qua một cuộc leo núi đầy chông gai. Và chỉ khi bạn bạn sẵn sàng đi thì bạn mới có thể đi xa được.
Bất cứ điều gì bạn muốn đều có thể là của bạn. Nhưng bạn phải sẵn sàng trả giá. Như tỷ phú H.L. Hunt từng nói:
"Có 3 yêu cầu để có được thành công. Đầu tiên, hãy quyết định chính xác điều mà bạn muốn trong cuộc sống. Thứ hai, xác định mức giá mà bạn sẽ phải trả để có được những thứ bạn muốn. Và thứ ba, điều này là quan trọng nhất, hãy quyết tâm trả cái giá đó."
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị