Sài Gòn xưa qua ô cửa phế tích

17/02/2020 15:09
Sài Gòn xưa qua ô cửa phế tích

Nhà văn Orhan Pamuk từng viết đại ý rằng có hai cách nhìn các thành phố. Cách thứ nhất là của du khách, của người nước ngoài vừa mới đến nhìn các tòa nhà, tượng đài, đại lộ... Còn có cách nhìn bên trong, thành phố của những căn phòng ta ngủ, của những hành lang, rạp chiếu phim và phòng học cũ...

Ở bài viết này, ta nhìn Sài Gòn từ bên trong, ở một phần rất nhỏ, là trang bị nội thất gần trăm năm trước. Những hiểu biết có được từ các trang quảng cáo xưa cũ, các trang viết thời đó và từ ký ức người già... Chúng là phế tích nhưng góp phần tạo nên ký ức chung của thành phố, như Orhan Pamuk nghĩ.

Với dân số trên dưới trăm ngàn người vào đầu thế kỷ XX, bao gồm người Việt, Pháp, Hoa, Ấn và vài sắc dân khác, Sài Gòn có đa số là người nghèo. Tầng lớp trung và thượng lưu chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, Sài Gòn - Chợ Lớn là nơi hội tụ nhiều sản phẩm, hàng hóa từ khắp nơi, rồi mới phân phối đến các nơi khác.

Cư dân tầng lớp trên được đáp ứng đủ các nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày. Có điều kiện, họ trang bị trong nhà nhiều thứ tiện nghi để sống thoải mái hơn. Người nghèo chỉ có thể lo tiện nghi tối thiểu là miếng ăn và chỗ ngủ, nhiều người ở nhà thuê nên không dám mua sắm gì nhiều.

Các sản phẩm mỹ nghệ của trường Mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một (Bình Dương) gồm các thứ đồ gỗ, đồ cẩn ốc và trường Mỹ nghệ bản xứ Biên Hòa với đồ gốm, đồ đồng dùng trong nội thất trưng bày tại triển lãm quốc tế nghệ thuật trang trí ở Paris (Pháp) năm 1925. Nguồn: Section Colonial Indochine – Exposition Internationale des art décoratifs et industriels modernes

Tôi có điều kiện vào một số ngôi nhà có gốc gác giàu có xây từ thập niên 1920, 1930... ở Sài Gòn và Gia Định cũ. Đa số không còn đồ đạc xưa, chỉ còn khung nhà đã hư hao ít nhiều. Tuy nhiên vẫn có vài căn giữ gìn tương đối tốt với tủ chưng, tủ bếp, bàn ghế Louis và vài tủ thờ cẩn ốc, giường đồng...

Qua vài năm, căn nhà đẹp nhất và giữ gìn nguyên vẹn nhất tôi biết cũng đã bị bán đi và đập ra. Tiếc nuối, đó là tâm trạng của tôi khi nhớ lại khung cảnh trong nhà với nhiều đồ gỗ xưa, cái bình da rạn lớn chưng lông công, tấm ảnh người mẹ để tóc bánh lái và cả những món bánh khéo kiểu xưa mà chủ nhân mang ra mời.

Việc bài trí trong ngôi nhà của cư dân ở một giai đoạn nào đó, may thay, trên sách và báo xưa cách nay gần trăm năm như Đông Pháp Thời Báo, Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn... rồi Phụ Nữ Tân Văn, Sài Gòn..., ở các trang quảng cáo, các bài báo và tiểu thuyết đăng dài kỳ, còn sót lại một số chi tiết tản mác. Những chi tiết cần sàng đãi để tìm thấy lấp lánh ánh vàng.

Nội thất tùy vị thế

Cuốn tiểu thuyết Ai lỗi lầm của tác giả Tuấn Anh in năm 1926 tả một ngôi nhà vùng Chợ Đũi (khu vực chung quanh ngã tư Võ Văn Tần - Cách Mạng Tháng Tám) như sau: “Như nhà kia ở Chợ Đũi, trong nhà trưng dọn trang hoàng. Trên tường bằng cấp mề đay sừng nai đầu gấu, dưới đất lót thảm bông rất đẹp. Nhà ấy ngăn ra ba cái phòng, trong phòng ngủ giường sắt, nệm nhung, gối thêu, ra (drap) lụa.

Đèn dầu xưa. TL: PCL

Kế đó phòng ăn, chính giữa để cái bàn dài trải thảm trắng tinh. Hai bên vách có hai cái tủ kiếng, một cái đựng các thứ rượu tây, ly dĩa toàn là pha lê khảm bạc. Còn một cái nữa đầy những đồ ăn. Nào đồ hộp đồ ve, thứ gì cũng có. Ngoài phòng khách toàn là ghế ruột gà nệm thêu. Ngoài cửa bước vô có cái ghế nhỏ để cặp ngà voi, bàn giữa để một cái bình đồng cắm nhiều thứ hoa thơm sắc lịch, còn hai bên vách hình đá, hình đồng, tượng tranh kiểu vật chưng coi rất đẹp”.

Ngôi nhà này với trang bị đồ đạc dày đặc như vậy, phải ở mức thượng lưu, có quyền thế hay nhà buôn lớn. Đồ đạc ảnh hưởng cách chưng bày kiểu Tây, nhưng vẫn đậm chất phương Đông, cầu kỳ với thảm bông, nệm nhung, ra lụa, ly pha lê khảm bạc. Dựa theo vị trí ngôi nhà, tôi liên tưởng đến ngôi biệt thự nhà ông Sáu Nhiều, một phú hộ thời đó nay đang được trùng tu, nằm trên đường Võ Văn Tần (xưa là đường Testard) khu Chợ Đũi.

Ông Sáu Nhiều thường làm từ thiện, có lần đã bỏ ra 5.000 đồng bạc Đông Dương để tặng cho người nghèo năm 1933. Phải chăng tác giả tả chính ngôi nhà này, mà năm 2019 khi đến đó, tôi còn thấy sót lại rất nhiều đồ sứ cổ Trung Hoa, Nhật và Tây, cùng nhiều đồ gỗ kiểu đầu thế kỷ XX làm bằng danh mộc?

Bộ bàn ghế Louis, rất phổ biến trong phòng khách các biệt thự miền Nam thập niên 1920

Thanh bạch hơn, là nơi ở của một nhà văn, khoảng đầu thập niên 1930 trên đường Espagne (nay là Lê Thánh Tôn). Đây là cách bài trí căn phòng: “Trong cái phòng ấy chưng dọn rất gọn, hai bên có để cái ghế xích đu, một bên có để cái máy đánh chữ. Phía ngoài để một cái ghế dài bằng mun láng bóng và cái ghế trắc rất đẹp. Đứng (bên) trong, dòm bên vách tay trái có cái hình thánh Gandhi, bên tay mặt có hình Tôn Dật Tiên, ở giữa thì treo một bức họa đồ thật lớn và tấm hình Phan Tây Hồ”.

Đến nhà của một cô gái, không phải của cô mà được người yêu tặng, nằm trên đường Mac Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa): “Nhà ấy có hai từng (tầng), chia ra phòng tiếp khách, phòng ngủ, phòng ăn rất phân biệt. Trước mặt nhà thì là một cái sân nhỏ đổ sạn, có một cái bồn bông rất đẹp và vài cái chậu kiểng rất xinh. Sau nhà thì là một cái vườn cây, mát mẻ lạ lùng... Cỏ trồng như nệm, dưới gốc cây đều để ghế dài. Sở nhà ấy vốn của một ông Trạng sư về Tây bán lại giá sáu chục ngàn đồng”.

Đến nhà một cô gái giang hồ ở đường Le Grande de la Liraye (nay là Điện Biên Phủ): “Nhà chưng dọn đẹp đẽ, có giường ruột gà, có nhiều bức tranh Tàu... Căn nhà ấy thông qua một căn nữa. Hai ba gái nhỏ và một bà già xúm lại dẹp đồ cho cô, và bưng nước cho cô rửa mặt”. Cũng thanh cảnh chứ không đến nỗi xô bồ và loè loẹt. Đó là cảnh bài trí nhà cửa thời trước 1945 ở Sài Gòn do nhà văn Bửu Đình tả trong tiểu thuyết Mảnh trăng thu đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 83 năm 1931.

Trang bị trong nhà

Một gia đình giàu có thì có thể tìm thấy nhiều thứ hàng hóa nhập cảng hay sản xuất trong nước, trên đường Catinat, Charner hay Bonard... để đáp ứng nhu cầu của mình.

Bên cạnh các vật dụng căn bản nơi phòng khách như bàn ghế tủ giường... vật dụng được ưa chuộng, gây ấn tượng lớn nhất khi khách đến thăm nhà là cái máy hát dĩa. Được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX, máy hát dĩa dần phổ biến trong giới thượng lưu Sài Gòn. Hãng máy hát Pathé và dĩa hát Pathé là thương hiệu được biết nhiều, bán ở số nhà 10 đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ).

Phòng khách thập niên 1950, bày biện theo phong cách cổ. TL PCL

Hãng này quảng cáo: “Trong các sự giải trí giúp vui trong gia đình thì không có vật gì bằng: máy hát Pathé và dĩa hát Pathé. Nghe nhạc hay thì có thể đổi tính tình con người, và nhạc cũng giống như một thứ tiếng nói riêng mà tinh thần, trí não chưa tỏ ra đặng”.

Lại còn khoe: “... bây giờ nghề làm dĩa hát đã tinh xảo lắm. Dĩa chạy bằng kim sắc, lấy hơi điện khí đã khá rồi, mà mới đây hãng Pathé lấy hơi bản An nam, lại dùng máy vô tuyến điện mà lấy, thì hết sức tinh thần, hết sức êm ái, rõ ràng. Hiện dĩa hát kim thời là dĩa hát Pathé vô tuyến điện, tròng đỏ có con gà. Đàn bà khôn thì làm gia đình vui vẻ và nên sắm máy hát Pathé. Chồng khỏi đi chơi lãng phí. Con cái tuy chơi mà mở mang trí não”.

Máy hát còn được bán và kiêm luôn sửa chữa ở tiệm Nguyễn Văn Được ở số 105 Charner, bao gồm cả dĩa hát bộ Pathé dùng kim saphir. Ở đây bán đủ bộ phụ tùng theo máy. Đến tiệm, họ còn cho xem mục lục gần 30 tuồng, có những tuồng hấp dẫn như: Tống tửu Đơn Hùng Tín, Phong Thần, Hát chèo ghe bị bối la làng... Dĩa hát Odeon bán ở hãng Indochine films & Cinéma số 106 Charner, có dĩa của Đồng Lạc Ban, Nghĩa Hiệp Ban, Phước Tường Ban, Tân Thinh và Văn Hí Ban. Có cả cải lương Cao Mên nghe lạ tai. Sau này, đến năm 1937, dĩa hát Victor có đại lý Lê Văn Tài số 82 đường Georges Guynemer (Hồ Tùng Mậu) bán dĩa thu tiếng ban Phụng Hảo có Phùng Há, Năm Châu...

Nhà nào biết chơi nữa thì mua máy “hát bóng” tại nhà Pathé Baby. Máy được quảng cáo là dễ dùng, đặt phòng khách rất sang, có bán đủ thứ phim ảnh khôi hài, bi kịch, khoa học, thể thao... chạy bằng điện, có tấm vải trắng để rọi hình cỡ 54x40.

Đèn đóm trong nhà rất quan trọng. Giàu có thì xài điện của nhà máy đèn Chợ Quán hay đến tiệm của người gốc Quảng Bình thuê lắp đặt. Có ông Trần Quang Nghiêm, chủ tiệm Lục Tỉnh khách sạn có lãnh “chạy dây đèn khí”, tức là điện. Ông Nghiêm quảng cáo: “tính tiền công và tiền dây rẻ hơn hết, tưởng chẳng nơi nào dám tranh giá... Một điều nên biết là dây của M. Nghiêm gắn vô vách rồi, thì chủ còn mướn compteur nhà đèn mà thôi. Cộng tiền mướn compteur lại với tiền công gắn dây mới là thấy rõ M. Nghiêm tính rẻ”.

Phòng khách Sài Gòn thập niên 1960. Ảnh tư liệu: Hoàng Việt

Lúc đó, điện vẫn là xa xỉ và không ổn định, nên nhà nào cũng cần có đèn manchon. Đèn manchon hiệu Petromax Rapid của Đức do đại lý độc quyền xứ Đông Dương là hãng Dai Ich ở số 29 đại lộ Tổng Đốc Phương, Châu Văn Liêm, Chợ Lớn quảng cáo ra tận Hà Nội. Có ba loại đèn: một lít đốt trong 18 giờ, 12 giờ hay 10 giờ. Khỏi phải xông bằng alcool, không đầy một phút đã thắp xong và đốt bằng dầu hôi hay xăng đều được. Đại lý bán đèn và cả phụ tùng thay thế. Có người thích đèn manchon hiệu Aida cũng của Đức thắp bằng dầu lửa, tốt mà rất hợp thời kinh tế khủng hoảng. Bán ở tiệm My Quang & CIE số 33 cùng đường Tổng Đốc Phương.

Người bình dân thì mua đèn Hoa Kỳ có bình dầu lửa lớn cỡ cái tô, bằng thủy tinh trong suốt, thấy rõ dầu và tim đèn bên trong. Bình dầu được gắn cứng trên một cái chân bằng đồng cao nghệu, nặng và vững vàng. Họng đèn có đồ vặn tim lên xuống để điều chỉnh ánh sáng, gắn một cái ống khói cao cũng bằng thủy tinh để che gió. Đèn có một cái chụp để tập trung ánh sáng xuống phía dưới.

Về bàn ghế, nhà nào khá giả thì về Bình Dương mua đồ gỗ ở trường Mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một. Cầu kỳ hơn thì đợi các kỳ đấu xảo ở Hà Nội. Một ngôi nhà ở Phú Nhuận trên đường Phan Đăng Lưu còn giữ được một tủ thờ cẩn ốc xà cừ mua năm 1928 tại nhà đấu xảo Hà Nội. Ở đường Catinat có bán các ghế mây của Pháp và đồ miền Bắc đưa vào. Ghế Bắc không tinh xảo bằng, nhưng rẻ hơn. Hoặc vào Chợ Lớn mua ghế người Hoa làm. Một số nhà cự phú đặt mua ghế, sập ba thành bằng hồng mộc làm tận bên Trung Hoa. Có những nhà cầu kỳ đến từng chi tiết, dùng móc mùng bằng bạc, bằng đồi mồi, bằng ngà voi, cây cài võng bằng ngà...

Tuy thích tiện nghi, không phải nhà nào cũng có thể mua đồ tốt. Tiệm mua bán đồ cũ ở đường Lagrandière (Lý Tự Trọng) bán nhiều thứ, có cả các món mới nguyên của các nhà buôn gửi bán giảm giá. Người Hoa thầu cả một dãy phố để bày đồ lạc-xoong. Họ còn mở thêm hai dãy tiệm lạc-xoong bên ngoài Chợ Mới trên đường Espagne (Lê Thánh Tôn) nữa. Ở đó có đủ chén, bát, xoong, chảo và bàn ghế. Tuy là đồ lạc-xoong, người mua thuộc mọi tầng lớp.

Tiện nghi trong nhà cao hay thấp tùy mức độ giàu có, kiến thức, trình độ thẩm mỹ của chủ nhân và nhu cầu. Nó còn thể hiện khuynh hướng tiêu dùng cũng như khả năng đáp ứng của thị trường. Đó là những gợi ý khá thú vị cho giới nghiên cứu, về lối sống đô thị ở thời đã qua.

Phạm Công Luận/ Người Đô Thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận

VĐV bóng rổ Dwyane Wade: Hình mẫu lý tưởng cho các bậc phụ huynh có con LGBT

Hiếm có bậc phụ huynh nào trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi chấp nhận con mình là người chuyển giới một cách văn minh và tràn đầy tình yêu thương như vợ chồng Dwyane Wade.

Nam ca sĩ tự vẫn bằng súng khi đang bị điều tra tội hiếp dâm trẻ em

Ca sĩ người Mỹ Daniel Lee Martin đã tự sát bằng một khẩu súng tại nhà riêng khi đang trong quá trình điều tra về tội quấy rối, lạm dụng tình dục trẻ em.

Lý do siêu mẫu Gisele Bündchen tránh nói về vợ cũ của chồng

Khi Tom Brady gặp Gisele Bündchen, đó là tình yêu sét đánh, nhưng điều đó không có nghĩa mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.

Cựu siêu mẫu, MC nổi tiếng tự tử tại nhà riêng sau cáo buộc hành hung bạn trai

Nữ MC Caroline Flack được phát hiện qua đời tại nhà riêng vào ngày 15.2. Thông tin ban đầu do luật sư của nữ MC tiết lộ là cô tự vẫn.

Son Ye Jin - Hyun Bin cùng dàn sao 'Hạ cánh nơi anh' cuốn hút ở tiệc mừng kết phim

Tối 16.2, khi khán giả ở Việt Nam xem những cảnh phim cuối cùng thì dàn sao phim "Hạ cánh nơi anh" đã được tổ chức tại một nhà hàng ở Yeouido, Seoul.

40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc còn mãi một ‘Chiều biên giới’

40 năm trôi qua, bài hát “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung (phổ thơ Lò Ngân Sủn) vẫn còn nguyên sức lay động lòng người bởi giai điệu và ca từ quá đẹp, bài hát nhắc nhớ về một thời hàng triệu thanh niên lên đường quyết tâm bảo vệ biên cương tổ quốc...

Những dòng di thư xúc động của đạo diễn Trung Quốc và gia đình vừa qua đời vì nhiễm virus corona

Thông tin đạo diễn Thường Khải của hãng phim Hồ Bắc (Trung Quốc) và gia đình qua đời vì nhiễm Covid-19 khiến nhiều người bàng hoàng.

Những tấm hình khiến người xem thay đổi cách nhìn về Celine Dion

Cảm nhận của mọi người về Celine Dion thay đổi theo thời gian, khi chúng ta nhìn thấy những tấm hình đáng nhớ của cô.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.

'Lẽ sống' - Cuộc đời trông đợi gì ở bạn?

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 19/11/2024 08:00
Trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, không ít người đã từng tự hỏi mục đích tồn tại thật sự của chính mình là gì. Nhiều người loay hoay tìm kiếm câu trả lời bằng cả cuộc đời mình, nhưng đến cuối cùng vẫn không thể đưa ra lời giải đáp.

Nhìn vào những bức ảnh này trong 10s bạn sẽ biết mình có bị suy nhược thần kinh hay không

Kỹ năng - HN - 18/11/2024 12:00
Những người bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy kiệt sức, chán nản, lo lắng và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Người vợ trong “Vợ nhặt” có tên thật là gì? Số ít học sinh giỏi Văn mới trả lời được câu hỏi này

Thư giãn - Thùy Linh - 18/11/2024 11:00
Hầu hết mọi người đều không biết tên của nhân vật chính tác phẩm này.

Bí quyết nuôi con thành thiên tài của những bà mẹ Do Thái

Phong cách sống - Ứng Hà Chi - 18/11/2024 10:00
Đây đều là cách giáo dục giúp những đứa trẻ trở nên tự lập, tự tin của người Do Thái.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024