Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng - Khi người thân vào Nam “làm tay sai cho địch”

Quang Thanh25/04/2023 09:00
Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng - Khi người thân vào Nam “làm tay sai cho địch”

Chúng ta thường nghe đây đó những câu chuyện về các nhà tình báo được cử đi “theo địch” vào Nam hoạt động, vợ con ở ngoài Bắc phải chịu cảnh éo le, vì có chồng, có cha “làm tay sai cho địch”.

Họ mang một bản lý lịch không trong sạch, bị chính quyền địa phương hoặc đơn vị công tác phân biệt đối xử, con cái không được học hành, vì hồi đó những người có lý lịch “không trong sạch”, “không rõ ràng” thì khó mà học lên đại học.

Những người có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động tình báo nhiều khi vẫn biết gia đình đồng đội của mình bị rơi vào hoàn cảnh như vậy nhưng đành phải “cắn răng” không can thiệp, vì nếu can thiệp thì sẽ không giữ được bí mật, rất nguy hiểm cho người tình báo.

Số phận cay đắng

Gia đình ông Ba Quốc ở miền Bắc cũng chịu một số phận như vậy. Chúng tôi đã gặp người con trai của ông Ba Quốc và bà Phạm Thị Thanh. Anh năm nay đã ngoài 50 tuổi và cũng là một cán bộ quân đội. Khi ông Ba Quốc vào Nam, bà Thanh đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy In Tiến Bộ. Anh kể: “Mẹ tôi đang làm ở đó thì bị đưa lên Phú Thọ, nơi đấy rừng núi âm u lắm. Ban đầu bà làm cấp dưỡng cho một đơn vị, sau đó chuyển qua Nông trường chè Vân Lĩnh. Lúc đó tôi nghe nhiều thông tin về bố tôi, có người bảo bố tôi chết rồi, có người bảo bố tôi theo giặc. Mẹ tôi cũng giấu không nói bố tôi đi đâu. Chị em chúng tôi không biết gì cả. Mãi đến sau này, khi mẹ tôi bị một trận ốm rất nặng, tưởng không qua khỏi, bà mới gọi chúng tôi lại bảo rằng bố chúng tôi đi B”.        

“Lúc đó lên nông trường mẹ tôi khổ lắm. Lương thì ít ỏi mà phải nuôi ba miệng ăn. Mẹ tôi là con gái Hà Nội, được học hành tử tế, vậy mà lên đến Vân Lĩnh phải làm đủ thứ công việc, từ cuốc đất trồng chè, giữ kho quần áo bảo hộ lao động và nhiều công việc nặng nhọc khác. Mà ăn uống thì có bao giờ đủ no đâu. Cả ba mẹ con chúng tôi chỉ trông vào một suất gạo của mẹ, nên ăn sắn ăn khoai là trường kỳ, thậm chí có thời gian cả tháng trời phải ăn sắn. Tôi nhớ một lần chị tôi đi tập huấn bắn súng, vì chị tôi có năng khiếu thể thao, chị tôi tiết kiệm được mang về một ít gạo. Các anh có tưởng tượng được không, chúng tôi chỉ nấu lên chưa ăn đã thấy ngon, rồi ăn tới đâu tỉnh người tới đấy. Chưa hết đâu, ngay cả quần áo chúng tôi cũng không đủ để mặc, nên nhiều khi mẹ tôi và chị tôi phải mặc chung đồ của nhau. Mẹ tôi bị nông trường phê bình rất nhiều về việc mặc chung đồ với con gái, nhưng bà phải chịu thôi, vì quá nghèo biết làm thế nào được, cái ăn còn không đủ thì lấy đâu cái mặc”.

Nhớ lại những chuyện đã xảy ra, đã lâu lắm rồi mà anh tưởng như vừa mới đây thôi. Anh nói tiếp: “Hồi ấy gần chỗ chúng tôi ở có một cái căn-tin, thấy người ta ăn phở chúng tôi thèm lắm. Nhưng phở đối với chúng tôi là cả một vấn đề. Có lần thèm quá chúng tôi về xin mẹ, mẹ không có tiền, nhưng thương con bà cũng tìm được cho chúng tôi. Tiền mẹ cho chỉ đủ mua một tô phở thôi. Thế là hai chị em hăm hở đến căn-tin xếp hàng, đến lượt chị tôi mua thì do chen lấn nên đồng xu đã rơi đâu mất. Chúng tôi buồn bã quay về nhà nói với mẹ. Mẹ bảo hai chị em về nhà đi, đợi mẹ. Chúng tôi vừa buồn vừa sợ. Rồi mẹ về, mẹ chỉ khóc thôi. Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn không hiểu vì sao cuộc sống của chúng tôi lại cơ cực đến vậy”.

“Còn chuyện ở, cũng nhiêu khê lắm, cực kỳ tạm bợ. Một lần, tôi về nhà thấy áo quần đồ đạc bị bỏ ra ngoài sân. Người ta lấy lại chỗ ở đó. Nếu muốn lấy lại nhà thì người ta chỉ cần bỏ đồ đạc của chúng tôi ngoài sân. Lúc bấy giờ mẹ con tôi lại lóc cóc, người ta chỉ đến đâu thì đến đó. Thời gian ấy, có năm, mẹ con tôi phải chuyển đi đến bốn lần. Bởi vì chỗ ở là của nông trường, hễ có một ai đó xây dựng gia đình, người ta lại ‘mời’ mẹ con tôi đi chỗ khác lấy chỗ cho vợ chồng mới cưới ở, họ bảo mình tới đâu thì mình tới đó”, anh nhớ lại.

Chúng tôi cũng đã gặp chị Đặng Thị Chính Giang, người con gái đầu của ông Ba Quốc. Nói thêm về chuyện nhà cửa, chị Giang bảo: “Nhà của mẹ con tôi hồi ấy không có cửa nẻo gì hết, chui ra chui vô bất cứ chỗ nào cũng được. Phía trên trời nắng thì không sao, còn trời mưa thì ba mẹ con cứ căng tấm nilon lên, dồn vào một cái giường. Cái giường là vật đáng giá nhất của mẹ con tôi, tính ra trị giá lúc đó khoảng 15 ngàn đồng”.

“Ngõ cụt” trên đường học vấn của hai người con ở miền Bắc

Chị Đặng Thị Chính Giang kể: “Chuyện học hành của chị em tôi nhiêu khê lắm. Khi tôi học đến lớp 4, tự nhiên nhà trường không cho học nữa. Hồi ấy vào đầu năm học, những cháu gặp khó khăn hoặc gia đình bộ đội, gia đình cán bộ công nhân viên thì được nhà trường cho sách giáo khoa hoặc tập vở, còn tôi thì không có gì. Lại có tin bố tôi là phản động chạy theo địch nên họ không cho học tiếp.

Mẹ tôi phải nhờ một ông ở nông trường đứng ra can thiệp thì tôi mới được học tiếp, nhưng cũng không được cấp sách vở. Tôi là học sinh giỏi văn đấy, nhưng trường cũng không cho đi thi. Cho đến khi tôi học xong lớp 5, thì trên Cục (cơ quan tình báo quân đội) thông báo cho tôi vào học trường học sinh miền Nam dành cho nữ, khi ấy ở Hải Phòng. Thế là mẹ tôi cho tôi về Hà Nội để chờ nhập học. Tôi chờ hết tháng 8, không thấy gọi, sang đến sau mùng 2 tháng 9 cũng không thấy gọi. Ông nội tôi mới lên Cục hỏi thì các anh ấy bảo: ‘Nếu cho cháu vào học thì anh ấy (ông Ba Quốc) sẽ bị lộ’. Các anh trong Cục chỉ nói với ông và mẹ tôi thôi, còn với tôi thì họ nói ngắn gọn là trường miền Nam đủ học sinh rồi, không nhận nữa”.

“Về đến trên này, tôi học đến hết lớp 7, không được thi lên lớp 8. Họ chuyển tôi sang học trường phổ thông công nghiệp, dạng như trường vừa học vừa làm. Một buổi đi học, một buổi phải đi làm. Thấy khổ quá, tôi nghĩ tốt nhất mình đi học trung cấp, mất hai năm rưỡi thôi, khi ra trường sẽ có một cái nghề làm kiếm tiền đỡ đần cho mẹ. Tôi làm đơn xin nghỉ học, rút hồ sơ xin vào học trung cấp vật tư. Hồi đó xin vào học trung cấp thì không khó nhưng phải nộp tiền ăn học, không có học bổng”, chị Giang kể tiếp.

Chuyện học của em trai chị còn phức tạp hơn nhiều. Chị nói: “Cũng long đong như tôi, cậu ấy học xong cấp 2 thì họ cũng không cho học nữa. Chính quy cũng không cho mà dự bị cũng không cho. Thế là cậu ấy phải về nông trường đi làm mất một năm, nói chính xác là đi chặt nứa về bán cho nông trường. Lúc ấy tôi đã lớn rồi, tôi chạy lên Cục nhờ các anh ấy can thiệp. Tôi làm sẵn một cái đơn nhờ các anh ấy chứng nhận, nhưng các anh ấy bảo: ‘Không thể chứng nhận được’. Cuối cùng, có một chú tên là Kinh, bạn thân của bố tôi đứng ra bảo lãnh. Chú Kinh là cán bộ quân đội chỉ huy cấp sư đoàn. Chú nhờ bạn bè lo cho em tôi vào học trường trung cấp quân giới. Cậu ấy thi và đậu vào trường này, nhưng khi đến trường thì bị đuổi về vì lý lịch. Chú Kinh lại chạy đi lo một lần nữa mới được”.

Người em trai chị Giang còn cho biết, giữa lúc chiến tranh diễn ra ác liệt, anh đã đăng ký vào bộ đội nhưng cũng vì lý lịch “không trong sạch” của anh mà người ta đã không cho anh nhập ngũ.

Gia đình bà Thanh ở trên Phú Thọ một thời gian rất dài, mãi sau này mới về Hà Nội. Anh Trần Sơn, chồng chị Giang kể: “Hồi đơn vị tôi lên sơ tán, tôi quen nhà tôi. Lúc ấy gia đình bà cụ khó khăn lắm, nhưng mọi người chung quanh rất kính trọng bà cụ”. Chúng tôi hỏi: “Anh là bộ đội, lấy một người có lý lịch không rõ ràng, anh có gặp trở ngại gì không?”. “Cô ấy tốt, gia đình cô ấy được mọi người kính trọng, tôi sợ gì. Vả lại, tôi tuy là đảng viên nhưng chỉ làm công tác chuyên môn thôi, nên không bị gây khó dễ. Mà có bị gây khó dễ tôi cũng chấp nhận.”

Có lần (sau năm 1975), thằng Vũ (anh Nguyễn Vũ, con ông Ba Quốc với bà Ngô Thị Xuân) ra, nó thấy một gian nhà lá ở Đông Anh, chỉ kê một chiếc giường, nó bảo: ‘Có lẽ mẹ ở ngoài này bị đi cải tạo hay sao mà không được ở một cái nhà đàng hoàng?’. Tôi bảo với nó rằng không phải, vì hoàn cảnh mới như thế thôi. Căn nhà lá đó là tiêu chuẩn của nhà tôi, bà cụ về ở với con để trông cháu ngoại, chứ hộ khẩu của cụ vẫn còn trên Phú Thọ. Một thời gian sau khi ông (ông Ba Quốc) về, tôi có một anh bạn, anh ấy cho tôi một mảnh đất ở Nghĩa Đô, làm được một căn nhà cấp 4, lúc bấy giờ mẹ con tôi mới chính thức có được một cái nhà riêng”.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

30 trích dẫn hay từ 'Quẳng gánh lo đi và vui sống'

Trong Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả mang đến những phương pháp giúp bạn đọc xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng.
2

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.
3

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.
4

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ - Giúp bạn bình yên giữa dòng đời vội vã

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên, tịch tịnh ở tâm hồn?
5

Người thành công thật ra đã từ bỏ rất nhiều

Nếu thành công là phải chạm vạch đích thì góc nhìn của bạn có hơi cứng nhắc. Chúng ta không những phải đặt ra mục tiêu linh hoạt hơn, mà còn phải biến mình thành những cá nhân linh hoạt trong cách đánh giá về thành công và thất bại.

Đừng trở nên xấu xa – Các gã trùm công nghệ đã phản bội nguyên tắc sáng lập của họ như thế nào

Làm thế nào những Big Tech từng rao giảng về một thế giới tốt đẹp nơi “thông tin phải được miễn phí”, lại trở thành kẻ lừa dối khách hàng, thao túng chính trị và xé nát cấu trúc nền kinh tế?

Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng - Tùy theo sức mạnh của ý nghĩ mà người ta có thể tạo ra quyền năng

Một người biết cách làm chủ suy nghĩ của mình, biết cách tập trung suy nghĩ, biết cách sử dụng, thu góp các sức mạnh khác trong tự nhiên để hỗ trợ cho suy nghĩ của mình gia tăng cường độ, thì có thể tạo ra các quyền năng vô cùng đặc biệt.

Sự độc hại của Instagram và nỗi bất lực của những người đã tạo ra nó

Instagram có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới mà nó đã định hình. Năm 2018, Instagram đạt 1 tỷ người dùng hằng tháng - cột mốc “1 tỷ” thứ hai của họ.

Đừng trở nên xấu xa - Hành trình trở thành 'kẻ phản diện' của Big Tech

Khi khuyên nhân viên “đừng trở nên xấu xa”, Google biết rất rõ rằng cái xấu không chỉ là một sự cám dỗ mạnh mẽ mà còn ngầm ám chỉ sự xấu xa ấy có thể được hòa trộn vào các kế hoạch kinh doanh của mình.

Ngọc sáng trong hoa sen - Bạn đã học hỏi và biết áp dụng thế nào vào đời sống hiện tại?

Nếu đời sống là một dòng sông trôi chảy thì kiếp sống chỉ là những giọt nước kết hợp thành dòng sông, và tùy theo các điều kiện chi phối mà giọt nước sẽ mang hình thái khác nhau, trong hay đục, có phù sa hay rong rêu, v.v.

Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng - Người thầy siêu hạng của những điệp viên

Chúng ta thường hiếm khi được đọc các tác phẩm người thật việc thật về các nhà hoạt động tình báo của mình, kể cả trong các cuộc chiến chống ngoại xâm trước đây và giai đoạn bảo vệ, xây dựng đất nước hiện nay.

Những triết lí nhân sinh sâu sắc trong Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu

Mặc dù tác phẩm Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu lấy bối cảnh ở Ai Cập cổ đại nhưng thông điệp của nó mang tính phổ quát và trường tồn với thời gian.

Đi tìm lẽ sống - Khát vọng cống hiến cho tương lai

Mong rằng, qua những gợi ý của “Đi tìm lẽ sống” của Viktor E. Frankl, bạn sẽ thay đổi cách suy nghĩ và cách sống, đừng trở thành kẻ vật vờ trên thế gian này.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 25/04/2024