Nỗi đau này không thuộc về bạn - 21 động lực vô thức có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình cảm của bạn

25/01/2024 09:00
Nỗi đau này không thuộc về bạn - 21 động lực vô thức có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình cảm của bạn

Nhà thơ La Mã cổ đại Virgil từng nói: “Tình yêu chinh phục tất cả”. Chỉ cần tình yêu mà hai người dành cho nhau đủ lớn, thì dù trắc trở đến đâu, mối quan hệ của họ nhất định vẫn sẽ viên mãn.

Về sau, đến cả nhóm nhạc Beatles cũng cho rằng: “Tất cả những gì bạn cần là tình yêu”. Thế nhưng, với muôn kiểu lòng trung thành vô thức đang âm thầm hoạt động, có lẽ cách nói thích hợp hơn phải là: tình yêu – tình yêu vô thức được biểu lộ trong mỗi gia đình – có thể “chinh phục” khả năng duy trì mối quan hệ yêu thương giữa ta và bạn đời.

Chừng nào ta còn bị ràng buộc trong mạng lưới các khuôn mẫu sang chấn gia đình thì quan hệ lứa đôi của ta còn có thể gặp nhiều trắc trở. Tuy nhiên, khi học được cách tháo gỡ những vướng mắc vô hình trong lịch sử gia đình, ta có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chúng. Và hành trình này bắt đầu bằng việc giải mã được ngôn ngữ lõi của bản thân.

Khi đưa những gì vốn vô hình ra ánh sáng, ta sẽ có được nhiều tự do hơn trong việc cho đi và nhận lại tình yêu. Nhà thơ Rilke thấu hiểu việc duy trì một mối quan hệ là khó khăn đến nhường nào. Ông viết: “Để một người có thể yêu một người: đó có lẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất trong mọi nhiệm vụ mà chúng ta phải gánh vác, là nhiệm vụ tối hậu, là bài sát hạch và bằng chứng cuối cùng, là công trình mà mọi công trình khác đều là sự chuẩn bị”.

Dưới đây là hai mươi mốt động lực vô thức có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình cảm của chúng ta. Vài động lực trong số này thậm chí còn khiến chúng ta hoàn toàn không thể bước vào một quan hệ đôi lứa. 

  1. Bạn từng có mối quan hệ đầy khúc mắc với mẹ. 

Những vấn đề chưa được hóa giải với mẹ có khả năng sẽ lặp lại trong mối quan hệ giữa bạn và bạn đời.

  1. Bạn chối bỏ, phán xét hoặc oán trách cha/mẹ.

Những cảm xúc, đặc điểm và hành vi mà bạn chối bỏ ở cha/ mẹ nhiều khả năng vẫn sống bên trong bạn một cách vô thức. Bạn có thể phóng chiếu những lời than vãn về cha/mẹ lên bạn đời của mình. Bạn cũng có thể thu hút một người bạn đời có những đặc điểm giống với người cha/mẹ mà bạn chối bỏ. Khi chối bỏ cha/mẹ, bạn có thể sẽ vô thức cân bằng lại sự chối bỏ này bằng việc chật vật trong mối quan hệ lứa đôi của mình.

Bạn có thể bỏ rơi bạn đời hoặc bị bạn đời bỏ rơi. Các mối quan hệ tình cảm của bạn đều mang lại cảm giác trống rỗng, hoặc có thể bạn sẽ chọn sống đơn độc. Nếu bạn là nam và gắn bó nhiều hơn với cha, hoặc ngược lại – là nữ và gắn bó nhiều với mẹ, nhiều khả năng bạn sẽ gắn bó hơn với bạn đời của mình.

  1. Bạn tự đồng nhất với cảm xúc của cha/mẹ. 

Nếu cha/ mẹ bạn có những cảm xúc tiêu cực với người còn lại, có thể bạn sẽ tiếp nối những cảm xúc này với bạn đời của mình. Cảm giác bất mãn với bạn đời có thể được  duy trì liên thế hệ.

  1. Sự gắn bó giữa bạn và mẹ từng bị gián đoạn trong giai đoạn đầu đời. 

Với động lực này, nhiều khả năng là mỗi khi cố gắn bó với một người trong mối quan hệ yêu đương, bạn lại cảm thấy lo âu ở một mức độ nào đó. Thông thường, mối quan hệ càng trở nên sâu đậm, cảm giác lo âu của bạn càng mãnh liệt. Vì không nhận thức được rằng nỗi lo này bắt nguồn từ tình trạng mất kết nối với mẹ ngày còn nhỏ, bạn có thể bắt đầu đổ lỗi cho người yêu hoặc tạo ra những mâu thuẫn khác tạo điều kiện để bạn tránh gần gũi họ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm thấy lúc nào cũng thiếu thốn, bạn đeo bám đối phương quá mức, bạn ghen tuông hoặc bất an. Hoặc ngược lại, bạn sẽ tỏ vẻ độc lập và không đòi hỏi gì nhiều trong mối quan hệ. Cũng có khả năng bạn hoàn toàn né tránh các mối quan hệ yêu đương.

  1. Bạn phải chăm lo cho cảm xúc của cha/mẹ. 

Trong trường hợp lý tưởng, cha mẹ sẽ là người cho đi và con cái sẽ là người đón nhận. Tuy nhiên, khi sống với một người cha/mẹ lúc nào cũng u buồn, trầm cảm, bồn chồn hoặc bất an, đứa trẻ có thể sẽ tập trung vào việc chăm sóc cha/mẹ nhiều hơn là đón nhận từ người đó. Trong tâm thế đó, đứa trẻ sẽ xem nhẹ nhu cầu của chính mình, và trải nghiệm tiếp cận cảm xúc cốt lõi của bản thân cũng sẽ bị lu mờ trước nỗi thôi thúc thường trực là phải trao đi thay vì nhận lại. Về sau, khi lớn lên, những đứa trẻ như thế có thể sẽ hy sinh quá nhiều cho bạn đời, khiến mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng. Trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra – khi cảm thấy nhu cầu của bạn đời vượt quá sức mình hoặc quá nặng nề, người này có thể nảy sinh thái độ oán trách, hoặc càng lúc càng trơ ì về mặt cảm xúc khi mối quan hệ càng tiến triển.

  1. Cha mẹ bạn không hạnh phúc bên nhau. 

Nếu cha mẹ bạn có cuộc sống hôn nhân không hòa hợp, có thể bạn sẽ không cho phép mình có được nhiều hơn những gì cha mẹ từng có. Lòng trung thành vô thức với cha mẹ sẽ ngăn bạn hạnh phúc hơn họ, kể cả khi bạn biết họ thật sự muốn bạn hạnh phúc. Trong một gia đình ít khi vui vẻ, con cái có thể cảm thấy tội lỗi hoặc không thoải mái khi được hạnh phúc.

  1. Cha mẹ bạn đã chia tay nhau. 

Nếu cha mẹ bạn không còn ở bên nhau, có khả năng bạn cũng sẽ tự chấm dứt mối quan hệ của mình trong vô thức. Chuyện này có thể xảy ra lúc bạn đến độ tuổi khi cha mẹ bạn chia tay, hoặc khi con bạn đạt đến độ tuổi của bạn khi cha mẹ bạn xa nhau. Cũng có thể bạn vẫn duy trì mối quan hệ, nhưng về khía cạnh cảm xúc, bạn lại hoàn toàn xa cách đối phương.

  1. Cha/mẹ hoặc ông/bà bạn từng phụ bạc người yêu cũ.

Nếu cha hoặc ông của bạn từng phụ bạc vợ hoặc người yêu trong khi người ấy đinh ninh rằng hai người họ sẽ kết hôn, thì ở hiện tại, con gái hoặc cháu gái trong gia đình sẽ sám hối chuyện này thông qua lựa chọn không lấy chồng, sống đơn độc giống đi như người bị phụ tình. Bạn có thể cảm thấy bản thân “không đủ tốt”, giống như người kia đã “không đủ tốt” với cha hoặc ông của bạn.

  1. Mẹ bạn từng vì một mối tình sâu nặng mà tan nát cõi lòng.

Trong trường hợp này, bạn có thể vô thức dự phần vào nỗi đau đớn giày vò này của mẹ. Bạn có thể đánh mất mối tình đầu, sống với cảm giác bị thất tình của mẹ hoặc cảm thấy bản thân bất toàn, không đủ tốt (giống những gì mẹ từng cảm nhận). Bạn có thể cảm thấy mình sẽ chẳng bao giờ được ở bên người mà bạn mong muốn. Nếu là con trai, bạn có thể cố gắng tìm cách thế chỗ mối tình đầu và cư xử giống như một người bạn đời của mẹ.

  1. Cha bạn từng tan nát con tim vì một mối tình sâu nặng.

Trong trường hợp này, bạn có thể vô thức cùng cha trải nghiệm nỗi đau giày vò này. Bạn cũng có thể đánh mất mối tình đầu, sống với cảm giác bị thất tình của cha hoặc cảm thấy mình bất toàn, không đủ tốt (giống những gì cha từng cảm nhận). Bạn có thể cảm thấy mình sẽ chẳng bao giờ được ở bên người mà bạn mong muốn. Nếu là con gái, bạn có thể cố gắng tìm cách thế chỗ mối tình đầu và cư xử giống như một người bạn đời của cha.

  1. Cha/mẹ hoặc ông/bà bạn sống đơn độc. 

Nếu cha/mẹ hoặc ông/bà của bạn phải sống một mình sau khi bị bỏ rơi hoặc sau khi bạn đời của họ qua đời, có thể bạn cũng sẽ sống đơn độc như thế. Nếu đang ở trong một mối quan hệ, có thể bạn sẽ vô thức tạo ra những mâu thuẫn hoặc cố tình giữ khoảng cách để khiến bản thân cũng trải qua cảm giác cô độc. Trong phản ứng trung thành thầm lặng này, bạn đang vô thức tìm cách chia sẻ nỗi cô đơn với người thân của mình.

  1. Cha/mẹ hoặc ông/bà của bạn phải chịu khổ sở trong hôn nhân.

Chẳng hạn, nếu bà của bạn mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân không có tình yêu, hay ông của bạn qua đời, nghiện rượu, cờ bạc hoặc bỏ đi, để bà ở lại một mình nuôi con, thì với tư cách cháu gái, bạn có thể sẽ vô thức xem những nỗi đau đó là một phần cố hữu của đời sống hôn nhân. Bạn có thể lặp lại những bi kịch này hoặc cự tuyệt việc kết hôn vì sợ chuyện tương tự sẽ xảy ra với mình.

  1. Cha/mẹ bạn bị bạn đời khinh rẻ hoặc chê bai.

Trong trường hợp này, bạn có thể lặp lại những gì cha/mẹ mình đã trải qua bằng cách chịu sự khinh rẻ của bạn đời. 

  1. Cha/mẹ bạn qua đời sớm. 

Nếu cha/mẹ bạn qua đời khi bạn còn nhỏ, thì bạn có thể xa cách – về mặt thể xác hoặc tình cảm – với bạn đời của mình vào năm bạn đạt sẽ đến cùng độ tuổi khi cha/mẹ bạn mất, khi mối quan hệ của bạn kéo dài bằng với khoảng thời gian cha mẹ bạn chung sống hoặc khi con bạn đạt tới độ tuổi bằng với tuổi của bạn năm cha/mẹ bạn qua đời.

  1. Cha/mẹ bạn ngược đãi bạn đời. 

Trong trường hợp cha bạn ngược đãi mẹ bạn, nếu là con trai, bạn có thể sẽ cư xử tương tự như thế với bạn đời của mình, để không phải chỉ mỗi mình cha bạn là “kẻ xấu xa”. Còn nếu là con gái, có thể bạn sẽ tìm đến một người bạn đời ngược đãi hoặc xa cách với mình, để bạn không thể sống hạnh phúc hơn mẹ của bạn. 

  1. Bạn từng làm tổn thương người yêu cũ.

Nếu bạn từng khiến một người yêu cũ bị tổn thương sâu sắc, có thể bạn sẽ vô thức tìm cách cân bằng lại sự tổn thương này trong mối quan hệ mới của mình. Người yêu mới của bạn có thể vô thức nhận thức được rằng mình cũng có thể bị đối xử tương tự như vậy, từ đó có thể họ sẽ giữ khoảng cách với bạn. 

  1. Bạn từng trải qua quá nhiều mối quan hệ. 

Nếu từng hẹn hò với quá nhiều người, bạn có thể đã làm thui chột khả năng gắn bó khăng khít trong một mối quan hệ. Việc chia tay trở nên dễ dàng hơn và các mối quan hệ có thể không còn sâu sắc.

  1. Bạn từng phá thai hoặc mang con cho người khác nuôi. 

Trong cảm giác tội lỗi, ăn năn, hối tiếc, bạn có thể sẽ không cho  phép bản thân tận hưởng hạnh phúc trong mối quan hệ lứa đôi.

  1. Bạn trở thành chỗ dựa cho mẹ mình. 

Trong trường hợp là con trai, bạn từng cố đáp ứng những nhu cầu bị chối bỏ của mẹ và mang đến cho bà những gì bà cảm thấy mình không nhận được đủ từ cha bạn. Về sau, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc toàn tâm toàn ý với một người phụ nữ. Bạn có thể trở nên khép kín về mặt cảm xúc hoặc thể xác, sợ rằng bạn đời của mình sẽ cần hoặc đòi hỏi quá nhiều ở bạn, giống như mẹ bạn ngày xưa. Một người đàn ông từng làm chỗ dựa cho mẹ thường không duy trì được những mối quan hệ lâu dài với phụ nữ. Anh ta thậm chí có thể trở thành một kẻ trăng hoa, liên tục tán tỉnh rồi bỏ rơi các cô gái. Cách chữa lành là anh phải gắn kết và thân thiết hơn với cha.

  1. Bạn từng là con gái cưng của cha. 

Những bé gái gần gũi cha hơn là mẹ về sau thường cảm thấy bất mãn với những người bạn đời mình chọn. Căn nguyên vấn đề không nằm ở người bạn đời mà nằm ở mối quan hệ xa cách giữa cô và mẹ. Tình trạng mối quan hệ giữa một phụ nữ với mẹ mình có thể giúp tiên đoán mối quan hệ của cô với bạn đời về sau có trọn vẹn hay không.

  1. Trong gia đình bạn có thành viên không kết hôn.

Bạn có thể tự đồng nhất mình với một người cha/mẹ, ông/bà, cô dì, chú bác hoặc anh chị chưa bao giờ kết hôn. Có thể thành viên này bị coi thường, chế nhạo hoặc bị xem là kém cỏi hơn những người khác trong gia đình. Khi bạn vô thức đồng nhất với người này, bạn có thể cũng lựa chọn không kết hôn.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
3

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.

Dám nghĩ lại - Hiện tượng ảo tưởng về trực giác ban đầu

Trong một buổi thực nghiệm, các nhà tâm lý học đã đếm số câu trả lời được sửa lại dựa trên vết tẩy trong bài kiểm tra của hơn 1.500 sinh viên ở bang Illinois (Hoa Kỳ).

Trưởng thành - Osho: Sự khác biệt một trời một vực với lão hóa

Có một sự khác biệt lớn giữa trưởng thành và lão hóa, khác nhau một trời một vực, nhưng mọi người vẫn luôn nhầm lẫn hai khái niệm này.

Tu giữa đời thường - Hậu quả của việc căng thẳng kinh niên

Khái niệm trừu tượng của chúng ta về tiền bạc hay tiền tệ đã được trói buộc với sự sống còn của chúng ta và kích hoạt đúng hệ thống phản ứng với tình huống sống còn, khiến chúng ta luôn bất an, mất bình tĩnh và căng thẳng.

Là bạn nhưng vạn lần tốt hơn - Nếu hôm nay bạn đau khổ, hãy cho phép bản thân được an ủi

Trên hành trình trở thành phiên bản tối ưu của mình, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay đau khổ, hãy cho phép bản thân được an ủi. Bởi vì mong muốn được an ủi cũng là một thuộc tính phổ quát của Con người Tối ưu.

Dám tha thứ - Tại sao chúng ta không nên tiếp tục nổi giận dù chúng ta đúng?

Trả thù đâu làm ta bớt khổ đau. Nó không chữa lành vết thương trong ta. Trả thù là sự thỏa mãn dối trá, không làm ta bớt giận, bớt đau khổ mà chỉ tăng thêm lòng thù hận mà thôi.

‘Nỗi đau này không thuộc về bạn’ - Để chấm dứt các sang chấn liên thế hệ

Mark Wolynn cho rằng hầu hết chúng ta đều mang theo trong mình ít nhất một vài tàn dư của các sang chấn gia đình. Nếu ta không thay đổi khuôn mẫu này một cách có ý thức, những tổn thương này có thể lan truyền suốt nhiều thế hệ.

Nội lực - Khi niềm tin ‘uốn nắn’ cách con người suy nghĩ

Niềm tin là một nguồn lực diệu kỳ, mang đến cho con người nguồn sức mạnh vô hạn. Trong quyển sách “Nội lực” (The Source), tiến sĩ Tara Swart cho thấy niềm tin có thể giúp con người thay đổi bản thân và cả thế giới này.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Mất kết nối, một trong những nguồn gốc sâu xa

Nếu bạn khước từ mẹ của mình, có khả năng trong giai đoạn đầu đời của bạn, sự gắn bó của bạn với mẹ từng bị gián đoạn.

Tuyệt đỉnh Kungfu - "Làm người phải biết nhân nghĩa, bằng không giỏi đến mấy cũng chỉ là cặn bã"

Điện ảnh - Trương Lương - 26/07/2025 12:00
Cao thủ thực sự không cần đến danh tiếng..."

"Trí tuệ du lịch" của giới trẻ, họ giải quyết nhiều vấn đề khó khăn mà không tốn bất kỳ chi phí nào!

Kỹ năng - Nhật Anh - 26/07/2025 11:00
Khi đi du lịch, bạn phải theo kịp tốc độ của những người trẻ tuổi. Một số "trí tuệ du lịch" mà họ nghĩ ra thật tuyệt vời đến nỗi mọi người không thể không khen ngợi khi nhìn thấy chúng.

Kinh khủng hơn bất hiếu là kiểu con cái đang ăn mòn nhiều gia đình này

Suy ngẫm - Đông - CFB - 26/07/2025 10:00
Đáng sợ hơn, kiểu con cái này lại thường được ngụy trang dưới vẻ ngoài bận rộn.

‘Sức mạnh của người thấu cảm’ - Mở ra cánh cửa ‘siêu năng lực’ của người thấu cảm

Từ sách - Phim - FN - 26/07/2025 09:00
Sự thấu cảm như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó là nền tảng của sự tử tế, lòng trắc ẩn và khả năng chữa lành, nhưng nếu không biết cách sử dụng, người thấu cảm có thể trở thành ‘thảm chùi chân’ của người khác đến mức đánh mất chính mình.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 27/07/2025