Người viết tiếp “Hành trình Nghị lực sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng

Sơn Bách05/12/2024 10:00
Người viết tiếp “Hành trình Nghị lực sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng

21 năm qua, chị Nguyễn Thị Vân luôn trăn trở với Nghị Lực Sống, tổ chức đã cùng chị dạy nghề cho hơn 1.500 người khuyết tật, trong đó 70% kiếm được công việc ổn định.

Một sáng cuối tháng 11, chiếc taxi đỗ trước cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Một người đàn ông ngoại quốc gày gò, mặc áo sơmi, quần jean bước xuống rồi từ tốn đẩy người vợ đang ngồi trên xe lăn tiến vào phía cổng đã đông nghịt người.

Hôm nay, vợ chồng chị Nguyễn Thị Vân và anh Neil Bowde tới để thuyết trình về Dự án Nghị Lực Sống - IT Hòa nhập toàn diện cho người yếu thế. Dự án xuất sắc lọt vào Vòng chung kết Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize 2024 do Báo Nhân Dân khởi xướng và tổ chức.

HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU TỪ CON SỐ... ÂM CỦA HAI ANH EM VÂN VÀ HÙNG

Ít ai biết, người phụ nữ đang lọt thỏm trong chiếc xe lăn trước mặt mình hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Nghị lực sống - Doanh nghiệp xã hội. Đây là nơi người khuyết tật được đào tạo nghề IT miễn phí và có cơ hội tìm được việc làm ổn định.

Kể về cơ duyên Nghị lực Sống hình thành, Vân kể lại, từ nhỏ, chị và anh trai - cố Hiệp sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng là những người khuyết tật nặng. Sinh ra tại Nghệ An, ngày bé, chị cũng bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa. Thế nhưng, càng lớn lên, cơ thể chị càng... nhỏ lại dần vì bệnh teo cơ tủy sống.

"Vân đi học bằng xe lăn. Rồi bị bạn bè trêu chọc, xa lánh. Có lần, họ nhốt tôi trong phòng học một mình giữa mùa đông rồi... bật quạt. Rét căm căm mà chẳng biết phải làm sao".

Giờ nhìn lại, chị bảo: Có lẽ, chính những khó khăn, sự kỳ thị ngày ấy đã thôi thúc cả chị và anh trai nỗ lực vượt lên số phận.

Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng- Ảnh 1.

Giờ nhìn lại, chị bảo: Có lẽ, chính những khó khăn, sự kỳ thị ngày ấy đã thôi thúc cả chị và anh trai nỗ lực vượt lên số phận.

Ngừng lại một lát, Vân bảo, thật ra, chị đã được tiếp thêm niềm tin và nghị lực rất nhiều từ người anh trai đã mất.

Năm 2001, Nguyễn Công Hùng nhận được một chiếc máy tính. Lúc này, chàng Hiệp sĩ công nghệ thông tin tương lai chỉ còn dùng được duy nhất một ngón tay trỏ nhưng vẫn quyết tâm... không lùi bước.

Ngày ngày, anh lộc cộc gõ phím để tự học hỏi thêm kiến thức về công nghệ thông tin cũng như tiếng Anh. Hùng nhận ra, công nghệ có khả năng giúp những người khuyết tật như chính mình có nguồn thu nhập và cuộc sống ổn định hơn.

2 năm sau, anh Hùng mạnh dạn tập hợp những người khuyết tật để tạo nên một nhóm nhỏ chưa đến 10 thành viên, lấy tên là Nối vòng tay lớn. Anh dạy cho mọi người những kiến thức về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Nhóm cũng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống, thiết kế website, cung cấp tên miền, hosting cho các doanh nghiệp.

Tới năm 2008, Hùng và Vân cùng ra Hà Nội, mở rộng nhóm rồi thành lập Trung tâm Nghị Lực Sống bằng chính số tiền ít ỏi 2 anh em và bạn bè đóng góp. Họ mua một tên miền website, tự xây dựng nội dung, hoạt động. Nghị Lực Sống ra đời, mang theo sứ mệnh đào tạo, dạy nghề công nghệ thông tin và kỹ năng sống cho người khuyết tật.

Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng- Ảnh 2.

Trong lúc mọi thứ đang vào guồng, bất ngờ Hiệp sĩ thông tin Nguyễn Công Hùng mất trong một chuyến công tác ở miền Tây.

Trong lúc mọi thứ đang vào guồng, bất ngờ Hiệp sĩ thông tin Nguyễn Công Hùng mất trong một chuyến công tác ở miền Tây. Nghị Lực Sống lúc này được trao lại cho Vân và chị Ngô Thị Huyền Minh.

"Đó thực sự là một giai đoạn khó khăn. Có những khi Vân cảm thấy vô cùng áp lực, và stress. Khi đó, mô hình của mình vẫn chủ yếu là đào tạo nghề theo hướng từ thiện. Hầu hết hoạt động phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài. Nhiều khi mình nghĩ, nếu cứ tiếp tục thế này, mình sẽ không thể đủ sức khỏe và cả tinh thần để tiếp tục mất".

- Vậy điều gì khiến chị vẫn tiếp tục, tới tận hôm nay?

- Có lẽ là sự trưởng thành của các học viên. Các bạn đi làm, có thu nhập, có một gia đình hạnh phúc. Thậm chí, có bà mẹ còn nói với Vân: Vân ơi, con và Nghị Lực Sống đã cứu cuộc đời của cả con cô và gia đình cô. Thế là, anh chị em lại cố gắng.

Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng- Ảnh 3.

Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng cùng các tình nguyện viên trung Tâm Nghị Lực Sống trong chuyến đi cứu trợ người dân Quảng Bình sau lũ năm 2010.

VIẾT TIẾP GIẤC MƠ CHÀNG HIỆP SĨ BỎ DỞ

“Vân muốn giúp mọi người nhưng lại không có tiền. Khi đó, tôi tự nhiên nảy ra suy nghĩ hay là mình kinh doanh hoặc làm một cái gì đó để có thu nhập, có tiền thì có thể giúp được nhiều người hơn. Vậy là tôi dùng toàn bộ số tiền tích góp được cho lúc đau ốm và cùng bạn bè bỏ vốn để xây dựng công ty", chị Vân tiếp tục dòng hồi ức.

Chị bảo, quyết định ấy thực sự là một dấu mốc... nhưng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro. Nhưng thời điểm "khởi nghiệp", Vân chẳng nghĩ nhiều tới thế. Chị chỉ tâm niệm, mình phải làm để... có tiền giúp đỡ mọi người; đồng thời viết tiếp giấc mơ vẫn còn dang dở mà anh trai để lại.

Và thế là, với số vốn 5.000 USD, Nghị Lực Sống trở thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) do chị Vân là Chủ tịch hội đồng sáng lập và chị Minh trở thành Giám đốc trung tâm. Đến năm 2022, với sự đồng hành của các doanh nhân Sao đỏ và các doanh nhân uy tín chị Vân tiếp tục cùng các cổ đông sáng lập phát triển Nghị Lực Sống trở thành một doanh nghiệp xã hội.

Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng- Ảnh 4.

Hành trình Nghị Lực Sống, được tiếp nối không ngừng nghỉ khi niềm tin vào người khuyết tật được giữ gìn như một mạch chảy bền bỉ và kiên trung...

Với đích đến là làm thế nào để người cùng cảnh có cơ hội được tiếp cận giáo dục công bằng, được sống có ích cho đời và thay đổi định kiến của xã hội, chị Vân cho rằng “giúp họ thì đừng chỉ cho cá mà hãy cho cần câu và dạy họ cách câu”. Có như vậy, họ mới có thể tự tin bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và chứng minh cho mọi người thấy họ không có sự khác biệt nào trong xã hội.

Đặc biệt, trải qua thời gian, đối tượng mà Nghị Lực Sống hướng tới không chỉ giới hạn ở nhóm người khuyết tật mà mở rộng ra các nhóm yếu thế khác bao gồm phụ nữ yếu thế, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân buôn bán người, trẻ mồ côi, mẹ đơn thân, con em diện chính sách, người thân của người khuyết tật, thanh niên không có điều kiện tiếp cận giáo dục, việc làm… Bên cạnh đó, đối tượng gián tiếp của dự án là gia đình của người khuyết tật và người yếu thế, các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp.

Cơ sở hiện tại của Nghị Lực Sống nằm tại Hà Nội với quy mô 600m 2 được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, bảo đảm tiếp cận đầy đủ nhất cho người khuyết tật.

Các khóa đào tạo tại Nghị Lực Sống luôn miễn phí và đào tạo từ 70 học viên/khóa học trong đó 80% học viên là người khuyết tật và 20% là những người yếu thế với hơn 70% học viên tốt nghiệp có việc làm.

Học viên được dự án tuyển sinh quanh năm và được hỗ trợ sắp xếp chỗ ở và điều kiện thuận lợi để tiếp cận cơ hội việc làm.

"Quá trình triển khai dự án là một quá trình liên tục với nhiều giai đoạn thực hiện. Do các chương trình đào tạo nghề truyền thống trước đây thường chỉ tập trung vào giảng dạy mà không nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, dẫn đến khó khăn trong việc tìm việc làm sau khi đào tạo, cũng như thiếu nguồn lực vận hành. Vì vậy dự án Nghị Lực Sống đã triển khai một mô hình đào tạo mới", chị Vân chia sẻ.

Việc đầu tiên cần làm là nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở này, Nghị Lực Sống thiết kế chương trình học để đáp ứng đúng nhu cầu tuyển dụng. Điều này giúp người học không chỉ có kỹ năng nghề mà còn phù hợp với tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Nghị Lực Sống cũng sử dụng phương pháp đào tạo thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp học viên áp dụng kiến thức ngay trong quá trình học.

"Đặc biệt, chúng tôi hợp tác với các doanh nghiệp để tạo cơ hội thực tập và việc làm sau đào tạo. Đồng thời, các doanh nhân và doanh nghiệp tham gia đóng góp vào mô hình này thông qua các hoạt động đầu tư và kinh doanh, cam kết sử dụng 100% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư vào các chương trình hỗ trợ người khuyết tật và người yếu thế", chị Vân tiếp lời.

Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng- Ảnh 5.

Nghị Lực Sống không chỉ dừng lại ở nhóm người khuyết tật mà còn "mở cánh cửa" mới cho những người yếu thế khác trong xã hội. Từ viên gạch đầu tiên mà Nguyễn Công Hùng đặt ngày nào, hành trình làm điều có ích trong cộng đồng đang được chị Vân và cộng sự tiếp nối một cách bền bỉ và thành tâm...

MỘT HÀNH TRÌNH SẼ KHÔNG CÓ ĐIỂM KẾT

- Vậy, tới nay, Nghị Lực Sống đã "mở ra cánh cửa" cho bao nhiêu người yếu thế?

- Theo tổng kết mới nhất, thông qua dự án, chúng tôi đã đào tạo được 1.560 người khuyết tật và yếu thế. 70% trong số này có việc làm với mức lương trung bình đạt 5 triệu đồng. 100% lợi nhuận sau thuế tiếp tục được tái đầu tư vào các dự án tiếp theo.

- Dường như, dự án đã mang lại cơ hội cho rất nhiều cuộc đời mới, thưa chị?

- Tôi nghĩ, số người thực sự được hưởng lợi từ dự án còn lớn hơn 1.500 rất nhiều. Bởi, trong quá trình đào tạo, chúng tôi luôn truyền cảm hứng để các em tiếp tục... truyền nghề cho ít nhất một người khuyết tật khác. Đó là cách các em "trả ơn" và viết tiếp hành trình của Nghị Lực Sống.

- Nói về sự tiếp nối, chị và các cộng sự đang đi tiếp con đường cố Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng đã mở đầu. Vậy, các thế hệ tiếp theo sẽ duy trì tinh thần cống hiến ấy ra sao?

- Thật ra, như Vân đã nói, tinh thần của Nghị Lực Sống là truyền cảm hứng. Vân biết nhiều bạn lúc đầu thậm chí còn không đọc và viết sõi, nhưng sau khi hoàn thành đào tạo lại có thu nhập tới 2-30 triệu đồng. Về địa phương, các bạn ấy lại mở các công ty, hỗ trợ các bạn yếu thế khác. Giống như, Vân và cộng sự đang gieo thêm những hạt mầm tích cực vào cuộc đời này vậy.

Rồi Vân nghĩ, đến nay, doanh nghiệp xã hội cũng đã tạo ra các mảng kinh doanh có thu nhập rồi. [Doanh thu năm 2023 đạt hơn 2,5 tỷ đồng - PV]. Điều này giúp cho Nghị Lực Sống không bị quá phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài.

Tinh thần và tài chính như thế, nên ngay cả khi sức khỏe của Vân có vấn đề, Nghị Lực Sống sẽ vẫn được đội ngũ khác tiếp tục và phát triển ngày càng mở rộng hơn. Nghị Lực Sống không phụ thuộc vào người đứng đầu.

Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng- Ảnh 6.

Mình đã làm điều này từ 2003, là 21 năm rồi. Công việc này giống như hơi thở của mình vậy!

- Như một mạch chảy không thể dừng? Bởi thế nên chị đã đưa IT hòa nhập toàn diện cho người yếu thế tham dự Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 ở hạng mục Dự án bền vững?

- Chắc chắn. Mình đã làm điều này từ 2003, là 21 năm rồi. Công việc này giống như hơi thở của mình vậy. Nên khi chuẩn bị để tham gia giải thưởng thì mình cũng không chuẩn bị gì đặc biệt đâu, cứ thế là đi, là chia sẻ những gì có trong mình thôi, mặc đồ đẹp vào, chuẩn bị một tâm hồn đẹp là đi!

Mình cũng cho rằng Nghị Lực Sống nên xuất hiện nhiều trên cộng đồng. Human Act Prize là một sự kiện lớn, có rất nhiều đơn vị truyền thông tham gia, dự án của mình sẽ lan tỏa hơn nữa. Các doanh nghiệp sẽ biết tới bên mình, biết bên mình làm việc rất hiệu quả để có thể tới bên mình tuyển dụng. Bên mình xuất hiện để muốn được nhiều người biết tới, tham gia cùng, có thể là những người cần bên mình hỗ trợ hoặc những người sẽ đồng hành với bên mình.

- IT cho người yếu thế - đó là một giấc mơ và hành trình dài hơn 20 năm. Nhưng hôm nay, khái niệm IT cũng đã và đang thay đổi. Vậy, Nghị Lực Sống sẽ phải thích ứng ra sao?

- Ngày xưa, chúng mình sẽ tập trung vào việc làm sao để hỗ trợ những người vẫn còn hai tay tốt và mắt tốt. Đấy là những người khó khăn rồi, nhưng vẫn có những người còn khó khăn hơn, thậm chí có những người chỉ nằm được trên giường thôi, họ có thể bị hỏng mắt hoặc hai tay không cử động được.

Bây giờ mạng xã hội rất tốt, từ Tiktok tới Facebook... những công việc như live stream bán hàng rất hiệu quả. Vì thế chúng mình đang cố gắng phát triển theo hướng ấy. Chúng mình xây dựng BigHeart MCN, một mạng đa kênh để hỗ trợ những người khuyết tật muốn xây kênh, như các bạn đang muốn trở thành người bán hàng, người sáng tạo nội dung. Đấy cũng là một cách để mình hỗ trợ được nhiều hơn, nhanh hơn, tiết kiệm mà hiệu quả.

Vì khi các bạn bán hàng, cứ ra đơn là có tiền, có tiền thì ắt sẽ tự tin lên. Chúng mình làm việc rất thực tế, đôi khi hay trêu nhau là "xôi thịt" nhưng phải có tài chính, tự tạo được thu nhập cho chính mình. Kể cả các em chỉ nằm được ở nhà, nhưng tài khoản cứ ting ting thì tự nhiên các em có niềm vui, rồi tự tin hơn, từ đó sẽ biết cách làm sao phát triển bản thân hơn nữa.

Nói đến đây, cô gái sinh năm 1987 khẽ cười. Đôi tay gầy rộc rung rung. Như một niềm tin. Như một sự nhấn nhá... đầy quyết tâm về một hành trình... kiến tạo những điều tử tế... không có hồi kết.

... VÀ GIỌT NƯỚC MẮT TRONG NGÀY CHUNG KHẢO

Trở lại với ngày chấm chung khảo Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize 2024 , phần thuyết trình trực tiếp của chị Nguyễn Thị Vân đã bất ngờ được đẩy lên vì lý do... sức khỏe.

Xuất hiện cùng Vân là chị Ngô Thị Huyền Minh - Giám đốc Công ty Cổ phần Nghị Lực Sống - Doanh nghiệp xã hội. Ở cuối phần trình bày, sau khi gửi lời cảm ơn những cá nhân, tổ chức đã đồng hành cùng Nghị Lực Sống nhiều năm qua, chị Minh đã bật khóc.

Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng- Ảnh 7.
 

Chị nghẹn ngào khi nhìn lại hành trình 15 năm qua, nhìn thấy kết quả sự chung tay của mọi người, đặc biệt hầu hết là những cá nhân, tổ chức đồng hành cùng Nghị Lực Sống từ những ngày đầu tiên, không vì bất cứ lợi ích gì.

"Tất cả rất thuần khiết. Đơn giản chỉ là muốn chung tay góp sức, tạo ra một giá trị nào đấy cho cộng đồng người khuyết tật. Việt Nam có 7 triệu người khuyết tật, chỉ cần mỗi doanh nghiệp chịu dành ra 1% nhân sự, sử dụng người khuyết tật tại các vị trí phù hợp thì cả cộng đồng này sẽ sống khỏe, sống tốt, sống hạnh phúc. Trong cả cộng đồng nói chung sẽ luôn có nhóm người này, nhóm người kia. Chúng ta không thể để nhóm nào chịu thiệt thòi hơn hay bị bỏ lại phía sau", chị Minh xúc động nói.

Trưa cuối tháng 11. Sân Văn Miếu - Quốc Tử Giám vàng ươm màu nắng.

Vân được chồng, anh Neil Bowde đẩy chiếc xe lăn tới khu triển lãm Hành động vì cộng đồng - lúc này đã đông kín khách. Suốt hành trình, chị không ngừng cười tươi, dù nét mặt thoáng mỏi mệt.

Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng- Ảnh 8.
 

Nhìn nụ cười ấy, tôi chợt lan man nghĩ về giá trị của hạnh phúc trong cuộc đời này. Hình như, hạnh phúc chưa hẳn là sự đủ đầy về vật chất. Đôi khi, hạnh phúc sẽ được định giá bởi lòng tin, bằng những giá trị được truyền lưu đi như một mạch chảy âm thầm nhưng không có điểm kết thúc. Như cách Vân nói, gieo thêm những hạt mầm yêu thương trong cuộc đời hạn hẹp, để đón nhận và... gặt thêm những vụ mùa của hy vọng trong tương lai xa thật xa.

Và tôi nghĩ, Nghị Lực Sống - thực sự đã vượt qua khuôn khổ một doanh nghiệp xã hội - để trở thành biểu tượng bền lâu của HẠNH PHÚC!


Gửi bình luận
(0) Bình luận
2

"Chú lính chì" ở Quảng Nam bị thú hoang cắn 1 chân: Phép màu sau 19 năm khiến ai nấy rơi nước mắt tự hào

Cậu bé năm xưa nay đã trưởng thành và đạt được thành tích đáng ngưỡng mộ.
3

Cô gái "không tay" và hành trình tỏa sáng trở thành chuyên gia trang điểm

Câu chuyện về Xu Fangyan (Từ Phương Nghiên) - 28 tuổi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, người phụ nữ không may mất đi đôi tay sau một tai nạn điện giật kinh hoàng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng mạng.

Hoa hậu Phương Khánh đăng ký hiến tạng ở tuổi 29: Muốn làm điều ý nghĩa cho cộng đồng

Sau những thăng trầm, Phương Khánh ngày càng xinh đẹp, rạng rỡ ở tuổi 29. Cô cũng sở hữu khối tài sản được nhiều người ngưỡng mộ.

Thấy Hà Nội có phở treo, bà chủ ở Sài Gòn cũng treo bún và nhận 'bún treo'

Quán bún treo của bà Trần Thị Thuý Hồng tại đường Phan Thế Hiển (Quận 8, TP.HCM) mỗi ngày đều có tấp nập người ra

Chàng trai 18 tuổi chết não đem lại sự sống cho 5 bệnh nhân đang nằm chờ chết

7 đơn vị tạng của chàng trai 18 tuổi (quê An Giang) đã được hiến để cứu sống 5 bệnh nhân đang nằm chờ chết và 2 người mù lòa được sáng mắt. Đó là một sự "ra đi" đã đem lại sự sống cho nhiều người.

Jack Ma bắt nhân viên học trồng chuối trong 3 tháng: ‘Tư duy ngược’ ai cũng nên áp dụng!

Jack Ma yêu cầu nhân viên Alibaba tập luyện bộ môn kỳ lạ này là có nguyên do!

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Game thủ U70: Chỉ luyện tập 2 năm, nhiều lần chiến thắng cả đội tuyển trẻ tuổi

Tại thời điểm sức khỏe thể chất và tinh thần rơi vào trạng thái tồi tệ nhất, bà Trương ở Trung Quốc đã tìm thấy niềm vui mới và tự “chữa lành” cho chính mình.

4 năm trôi qua nhưng đoạn tin nhắn này vẫn được coi là "hình mẫu" của nhóm phụ huynh

Đoạn tin nhắn này từng hút tới 700.000 lượt thích và hơn 20.000 bình luận.

Góc khuất giản dị của Youtube

Thư giãn - Hà My - 02/05/2025 12:00
Ngay bên ngoài phạm vi chỉ đạo của thuật toán, phần lớn video trên YouTube cho thấy một khía cạnh gần như bị lãng quên - nơi mọi người đăng tải video chỉ kết nối và chia sẻ, thay vì kiếm lợi nhuận.

Kỷ nguyên SEO mới: Các thương hiệu bỏ Google, chuyển sang ChatGPT và chatbot AI

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/05/2025 11:00
Các công ty quảng cáo áp dụng chiến lược mới để đảm bảo khách hàng xuất hiện trong câu trả lời của chatbot ChatGPT do OpenAI phát triển và Claude của Anthropic.

Góc nhìn chuyên gia: Hiện trạng giới trẻ dùng chatbot AI để giải tỏa tâm lý

Phong cách sống - Bùi Thị Thu Hương - 02/05/2025 10:00
Tôi không biết chia sẻ với ai. Nói với bố mẹ thì bị cho là “suy nghĩ vớ vẩn”. Bạn bè thì cũng có nỗi lo riêng. Nên tôi nói với... ChatGPT”.

Khi cuộc đời cho bạn quả quýt: Vòng lặp của phụ nữ Hàn Quốc mang theo vết thương từ thế hệ trước

Điện ảnh - Phạm Trang - 02/05/2025 09:00
When Life Gives You Tangerines - Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, không chỉ là bộ phim về cuộc đời của một cặp đôi mà ẩn sau đó còn là cả những câu chuyện về nhiều thế hệ phụ nữ Hàn Quốc.

Sài Gòn một thuở - "Dân Ông Tạ đó!" - Tìm về vùng đất Ông Tạ qua ký ức của một Sài Gòn xưa

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 02/05/2025 08:00
Ông Tạ là một phần của Sài Gòn một thuở. Ta vẫn thường nghe nhắc đến "ngã ba ông Tạ", nhưng "Ông Tạ" thực sự là ai thì ít người hiểu rõ.

‘Lật Mặt 8’ sâu sắc hóa tình thân: Bước tiến mới trong nghệ thuật kể chuyện của Lý Hải

Điện ảnh - Yến Hồ - 01/05/2025 12:00
Thương hiệu "Lật Mặt" dưới bàn tay nhào nặn của Lý Hải chưa bao giờ ngừng gây bất ngờ. Với Lật mặt 8: Vòng tay nắng, khán giả tiếp tục bước vào một hành trình sâu lắng, cảm động về tình cảm gia đình, một đề tài tưởng chừng quen thuộc nhưng lại được khai thác với góc nhìn đậm chất điện ảnh, mới mẻ và đong đầy năng lượng tích cực.

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Kỹ năng - Nam Đoàn - 01/05/2025 11:00
Người đàn ông này đã dự đoán đúng sự ra đời của Internet và iPhone, giờ đây đang phác thảo một tương lai nơi cái chết có thể bị vượt qua và suy nghĩ của bạn tồn tại trên lưu trữ đám mây.

Cô gái "không tay" và hành trình tỏa sáng trở thành chuyên gia trang điểm

Truyền cảm hứng - Thanh Thanh - 01/05/2025 10:00
Câu chuyện về Xu Fangyan (Từ Phương Nghiên) - 28 tuổi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, người phụ nữ không may mất đi đôi tay sau một tai nạn điện giật kinh hoàng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng mạng.

Podcast: Chân trần chí thép - Chí thép của người Việt

Từ sách - Phim - FN - 01/05/2025 09:00
Điều gì đã làm nên sức mạnh phi thường của người Việt giữa chiến tranh? Chúng ta đang nói đến ý chí sống còn, thứ đã giúp con người trụ vững giữa mưa bom, bão đạn, trong lòng đất tối tăm – mà ánh sáng duy nhất là lòng yêu nước và khát vọng tự do.

Chân trần, chí thép - Bản hùng ca bi tráng về tinh thần và ý chí bảo vệ Tổ quốc

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 01/05/2025 08:55
“Chân trần, chí thép” là một cuốn sách đặc biệt, góp thêm một góc nhìn quý giá về cuộc chiến tranh từ phía bên kia chiến tuyến.

Chân trần chí thép - Cuộc chiến trong lòng đất Kỳ 4: Địa đạo còn, chúng tôi sẽ thắng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 01/05/2025 08:00
Du kích quân dựa vào lao động chân tay, cuốc xẻng hoặc dùng tay không để đào địa đạo. Giống như những con giun đất hình người, họ khoan vào lòng đất với một tốc độ đáng kinh ngạc. Cách che giấu hàng tấn đất đào lên cũng đáng kinh ngạc như kỹ thuật đào hầm.

Phim 50 Flashes lan tỏa cảm hứng khám phá TP.HCM dịp 30.4

Giải trí - Tiểu Vũ - 30/04/2025 12:00
50 Flashes là bộ phim du lịch đầu tiên tại Việt Nam kết hợp điện ảnh sáng tạo, cảm xúc đã mở ra một góc nhìn hoàn toàn mới về TP.HCM.

Thư viện Huawei lưu giữ 90.000 đầu sách tuyển từ hơn 20.000 nhà xuất bản trên toàn thế giới, với 20 ngôn ngữ

Thư giãn - Ngọc Tú - 30/04/2025 11:00
Thư viện Huawei nằm ở khu vực Sanyap của Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao hồ Tùng Sơn, thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, thuộc cơ sở nội bộ của khuôn viên doanh nghiệp Huawei.

Biểu tượng của hòa bình và hòa hợp - Tình bạn của ông Phạm Xuân Ẩn với người Mỹ là chân thành

Phong cách sống - Theo trang Thông tin Chính phủ - 30/04/2025 10:43
Thông tin Chính phủ xin giới thiệu bài viết về Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn - "điệp viên hoàn hảo" mang bí số Z.21 từ góc nhìn của người Mỹ dựa trên các tài liệu của Tạp chí TIME, tài liệu giải mật của CIA:

Ký ức về hòa bình

Suy ngẫm - NICOLAS CORNET - TTCN - 30/04/2025 10:00
Nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet đã có gần 40 năm gắn bó với Việt Nam trên mọi nẻo đường. Ông nhớ lại và suy ngẫm về những ký ức của chiến tranh và hòa bình nhân nửa thế kỷ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 02/05/2025