Cựu sinh viên Bách Khoa trở thành "ngôi sao" của trường đại học Mỹ, sau khi mang về khoản tài trợ 25 triệu USD

Thanh Long06/11/2024 12:00
Cựu sinh viên Bách Khoa trở thành "ngôi sao" của trường đại học Mỹ, sau khi mang về khoản tài trợ 25 triệu USD

Và anh ấy làm được tất cả những điều đó khi mới 40 tuổi.

"Nguyễn, một ngôi sao kỹ thuật y sinh" là tựa đề một bài viết vừa được đăng trên trang chủ của trường Đại học Connecticut, Hoa Kỳ. Bài viết nhằm vinh danh một người Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho trường đại học này, kể từ khi anh tới đây làm việc vào năm 2016.

Anh là một trong những nhà nghiên cứu mang về cho Đại học Connecticut nhiều tiền tài trợ nhất kể từ đó tới nay, với nhiều dự án được đánh giá là đột phá, tiên phong trong lĩnh vực y sinh. 

Trong số đó phải kể đến 9,5 triệu USD từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), được coi là nguồn tài trợ nghiên cứu cạnh tranh nhất nước Mỹ và 6,6 triệu USD từ Quỹ Bill và Melinda Gates của tỷ phú công nghệ Bill Gates, dành cho những dự án y sinh tạo ra được tác động toàn cầu.

"Nguyễn, phó giáo sư kỹ thuật cơ khí và y sinh đã khẳng định mình là một trong những nhà nghiên cứu được tài trợ nhiều nhất tại Đại học Connecticut", bài báo cho biết. "Tổng cộng, nguồn tài trợ nghiên cứu dồi dào mà anh đã mang lại cho Đại học Connecticut - kể từ năm 2016 khi anh bắt đầu làm việc ở đây với cương vị phó giáo sư - lên tới 25 triệu USD. Đó là một minh chứng cho tầm ảnh hưởng từ các nghiên cứu của anh".

Và Nguyễn ở đây, không ai khác, chính là phó giáo sư, tiến sĩ trẻ Nguyễn Đức Thành, cựu sinh viên lớp Tài năng Vật lý kỹ thuật K47, Đại học Bách Khoa, Hà Nội.

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

"Nguyễn, một ngôi sao kỹ thuật y sinh" là tựa đề một bài viết vừa được đăng trên trang chủ của trường Đại học Connecticut.

PGS, TS Nguyễn Đức Thành sinh năm 1984. Trước khi theo học Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh từng là cựu học sinh chuyên Lý (A2) Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng.

Tốt nghiệp đại học, anh Thành nhận học bổng và tiếp tục học lên tiến sĩ chuyên ngành cơ khí và kỹ thuật hàng không tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Sau đó, anh bén duyên lại với ngành công nghệ y sinh và học tiếp chương trình sau tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ.

Tốt nghiệp năm 2015, tiến sĩ Thành tới Đại học Connecticut giảng dạy và trở thành phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật Y sinh kể năm 2016 tới nay.

Mang về hàng chục triệu USD cho trường đại học Mỹ với các nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực

Song song với hoạt động giảng dạy, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành cũng điều hành một phòng thí nghiệm của riêng mình tại Đại học Connecticut, với 21 nhân sự tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh, vật liệu sinh học, công nghệ vi mô và nano.

"Nguyễn đã đạt được những bước tiến trên nhiều mặt trận, với các dự án đa ngành riêng để giúp chữa lành bệnh cho nhiều người mắc phải nhiều căn bệnh khác nhau", trang web của Đại học Connecticut cho biết.

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành trao đổi với một sinh viên của mình tại Đại học Connecticut.

Một trong những nghiên cứu mới nhất của PGS. TS. Nguyễn Đức Thành liên quan đến các miếng dán vi kim, có khả năng phân phối nhiều loại thuốc và vaccine vào cơ thể người theo những khoảng thời gian được lập trình.

Miếng dán này được anh phát triển dựa trên 2 bằng sáng chế mang tên mình. Nó có kích thước chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay cái, nhưng đóng gói trên bề mặt hàng trăm mũi kim nhỏ như chân tóc. Các vi kim này được làm bằng một vật liệu giống như chỉ tự tiêu sinh học. Bên trong đó lại chứa các hạt thuốc hoặc vaccine nên có thể giải phóng từ từ vào cơ thể người.

Điểm ưu việt trong công nghệ miếng dán vaccine này là nó có thể phân phối nhiều loại vaccine, hoặc nhiều loại thuốc, sau những khoảng thời gian có thể được lập trình trước, dựa trên độ dày hoặc mỏng của các vi kim tự tiêu.

Điều đó có nghĩa là người tiêm vaccine chỉ cần dán một miếng dán duy nhất, không cần tiêm nhiều mũi nhắc lại hoặc đi tiêm liên tục nhiều loại vaccine khác nhau như hiện nay. Nó cũng loại bỏ nhu cầu phải lưu trữ, vận chuyển thuốc và vaccine trong các chuỗi tủ đông, mà tại các khu vực vùng sâu vùng xa hoặc nhiều các quốc gia nghèo không có khả năng tiếp cận.

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

Miếng dán vi kim tự tiêu hủy sinh học, một trong những phát minh của PGS. TS. Nguyễn Đức Thành gây được tiếng vang trên thế giới.

"Việc phát triển miếng dán này có ý nghĩa lớn cho việc phổ cập vaccine toàn cầu, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa không thể ghi nhớ lịch tiêm nhắc lại, trong khi cách cơ sở y tế vài chục km", PGS. TS. Nguyễn Đức Thành cho biết.

Ngoài ra, các vi kim đã được thiết kế để chỉ chạm đến các mao mạch gần da nhất, nơi chứa rất nhiều tế bào miễn dịch phản ứng với kháng nguyên vaccine, mà không chạm tới dây thần kinh, nên không hề gây đau. Các miếng dán này vì vậy rất thân thiện với trẻ em.

Tháng 9 vừa rồi, công nghệ miếng dán vaccine này đã gây được sự chú ý với Quỹ Bill và Melinda Gates của tỷ phú công nghệ Bill Gates, mang về cho nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Đức Thành tại Đại học Connecticut tổng cộng 6,6 triệu USD tiền tài trợ nhằm phát triển nó tới giai đoạn thương mại.

Ngoài ra, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng quyết định tài trợ 1,5 triệu USD cho dự án này của PGS. TS. Nguyễn Đức Thành. Bên cạnh đó là khoản tài trợ 2,1 triệu USD cho một nghiên cứu khác của anh, liên quan đến phát minh thúc đẩy quá trình tự lành của xương trong cơ thể.

"Xương ở hầu hết các bộ phận của cơ thể đều có khả năng tự tái tạo, nhưng khi bạn gặp phải chấn thương xương nặng, với các vết gãy lớn và dài, cơ thể cần được hỗ trợ để tái tạo", PGS. TS. Nguyễn Đức Thành giải thích.

Để hỗ trợ cơ thể làm điều đó, anh đã phát minh ra một hệ thống giàn giáo sinh học, có thể bọc lấy phần xương gãy, tạo ra các kích thích bằng điện làm tăng tốc quá trình liền lại của xương.

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành (trái) và học trò của anh (phải) Yang Liu - nghiên cứu sinh sau tiến sĩ người Trung Quốc với miếng dán polymer áp điện.

Trước đó, một hệ thống tương tự cũng đã giúp PGS. TS. Nguyễn Đức Thành nhận được gần 2 triệu USD tài trợ từ NIH, nhắm đến việc thúc đẩy liền sụn ở các khớp của bệnh nhân bị viêm hoặc thoái hóa đầu gối.

Anh cũng đã nhận 2,16 triệu USD từ NIH để nghiên cứu một công nghệ miếng dán siêu âm phân hủy sinh học, cho phép mở hàng rào máu não để đưa thuốc điều trị ung thư từ mạch máu vào bên trong não bộ.

"Bộ não của chúng ta có một lớp màng tế bào bảo vệ rất chắc chắn, bao bọc não để không gì (ngoại trừ máu) có thể xuyên qua lớp màng này vào não. Lớp màng này giúp bảo vệ tối đa bộ não người trước các virus, vi khuẩn và độc tố, nhưng lại là trở ngại rất lớn khi cần đưa thuốc điều trị bệnh vào đây", PGS. TS. Nguyễn Đức Thành cho biết.

"Chúng tôi đang nghiên cứu giải pháp cho vấn đề đó bằng việc phát minh ra các thiết bị có thể cấy ghép vào não, phát sóng siêu âm để tạo nên sự thẩm thấu nhất thời của thuốc qua lớp màng này, và rồi tự tiêu hủy một cách an toàn, không cần có phẫu thuật xâm lấn để lấy thiết bị này ra khỏi não, gây nguy hiểm cho bộ phận quan trọng này của cơ thể người".

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

Thiết bị cấy ghép não tự tiêu, một phát minh khác của PGS.TS. Nguyễn Đức Thành.

 

Theo Đại học Connecticut, tất cả các nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Đức Thành đều có tính đột phá cao. Đó là lý do một mình anh có thể thu hút tới 9,5 triệu USD từ nguồn tài trợ của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

Đây đều là "các khoản tài trợ R01 có tính cạnh trao cao nhất, chỉ được trao cho các dự án nghiên cứu và phát triển đáp ứng sứ mệnh của NIH là cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi bệnh tật, khuyết tật cho người dân", Đại học Connecticut viết.

Được vinh danh trong "ngôi đền sáng chế" của Mỹ, nhưng luôn hướng về quê hương Việt Nam

Với những nghiên cứu tiên phong và có tác động lớn trong lĩnh vực, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá trong những năm gần đây. Có thể kể đến như:

- Giải thưởng "Người mở đường" cho các nhà nghiên cứu trẻ của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (năm 2017),

- Kỹ sư trẻ xuất sắc do Hiệp hội Kỹ sư chế tạo Mỹ bầu chọn (năm 2018),

- Nhà đổi mới trẻ xuất sắc U35 Châu Á - Thái Bình Dương do tạp chí MIT Technology Review bầu chọn (năm 2019),

- Nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc trong lĩnh vực y học tái tạo (năm 2020),

- Nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc do tạp chí đầu ngành về vật liệu sinh học Journal of Biomaterials bầu chọn (năm 2022).

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành tại buổi lễ của Viện Hàn lâm Nhà phát minh Quốc gia Hoa Kỳ (NAI).

"Những đột phá của Nguyễn đã mang lại nhiều giải thưởng, hơn 20 bằng sáng chế đã được cấp và đang chờ cấp, và giúp anh được kết nạp vào Viện Hàn lâm Nhà phát minh Quốc gia Hoa Kỳ", Đại học Connecticut cho biết.

Được bầu chọn vào Viện Hàn lâm Nhà phát minh Quốc gia Hoa Kỳ (NAI) là cột mốc mà PGS. TS. Nguyễn Đức Thành vừa đạt được vào đầu năm 2024. NAI có thể được ví như "ngôi đền" của các nhà phát minh, sáng chế ở Hoa Kỳ.

"Các thành viên cao cấp của NAI là các giảng viên, nhà khoa học và quản trị viên tích cực từ các Viện thành viên của NAI, những người đã chứng minh được sự đổi mới đáng chú ý trong việc tạo ra các công nghệ đã mang lại hoặc mong muốn mang lại tác động thực sự đến phúc lợi của xã hội. 

Họ cũng ngày càng thành công với các bằng sáng chế được cấp mới và thương mại hóa, đồng thời có các hoạt động giáo dục và cố vấn cho thế hệ nhà phát minh tiếp theo", NAI cho biết.

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

Tại Đại học Connecticut, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành đang điều hành một phòng thí nghiệm của riêng mình, hỗ trợ hơn 21 người, bao gồm 11 nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và 10 nghiên cứu sinh tiến sĩ, trong đó có 4 nhà nghiên cứu người Việt.

Đúng như tinh thần của NAI, tại Đại học Connecticut nơi PGS. TS. Nguyễn Đức Thành điều hành một phòng thí nghiệm của riêng mình, anh đang hỗ trợ hơn 21 người, bao gồm 11 nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và 10 nghiên cứu sinh tiến sĩ, trong đó có 4 nhà nghiên cứu người Việt.

Mặc dù làm việc chủ yếu tại Mỹ, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành cũng luôn tranh thủ nhiều dịp công tác để về Việt Nam, tham gia thỉnh giảng, báo cáo khoa học và tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên tại nhiều trường đại học trong nước.

"Khác với mảng công nghệ thông tin, công nghệ y sinh là lĩnh vực đòi hỏi tính đa ngành rất lớn. Nó liên quan cùng lúc tới nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, vật liệu, máy tính, sinh học, y học… 

Ngoài vấn đề nhân lực, lĩnh vực này cũng cần đầu tư rất lớn về máy móc, trang thiết bị và cần cả một ngành công nghiệp phụ trợ đi cùng để có thể thương mại hóa sản phẩm sau khi hoàn thiện khâu nghiên cứu", anh nói.

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong
 
Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành và các hoạt động tại Việt Nam. (Ảnh: Duy Thành)

Nếu nhìn vào 3 "cột trụ" liên quan tới việc phát triển ngành công nghệ y sinh là con người, hạ tầng máy móc và ngành công nghiệp hỗ trợ, với nền kinh tế đang hội nhập và phát triển mạnh mẽ, Việt Nam có thể giải quyết được những đòi hỏi của hai yếu tố sau. 

Song về nhân lực công nghệ y sinh, cột trụ quan trọng nhất, cần phải có một chiến lược đầu tư, phát triển bài bản, lâu dài.

"Ở Việt Nam cho tới nay, theo tôi quan sát, mới chỉ có một vài đơn vị đào tạo ngành này, số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù thế, nếu nói về một cơ sở đào tạo bài bản, quy mô và tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ y sinh thì chúng ta chưa có. 

So với các nước, trình độ nhân lực của Việt Nam ở mảng này còn rất khiêm tốn", PGS. TS. Nguyễn Đức Thành chia sẻ. Anh bày tỏ hy vọng sẽ khơi dậy được sự quan tâm nhiều hơn của các bạn sinh viên trẻ với lĩnh vực công nghệ y sinh.

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành nói chuyện cùng sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội (Ảnh: Duy Thành)

Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành nói chuyện cùng sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội (Ảnh: Duy Thành)

"Riêng phòng thí nghiệm của tôi lúc nào cũng rộng mở nếu có các bạn sinh viên Việt Nam thích thú đi theo hướng nghiên cứu này. Trong phòng thí nghiệm hiện tại cũng có rất nhiều bạn Việt Nam, các bạn làm việc rất tốt, chăm chỉ và thông minh.

Tôi nghĩ lĩnh vực y sinh hiện được đầu tư rất lớn vì ai cũng thấy được ảnh hưởng của dịch bệnh, thấy được sự cần thiết của công nghệ để giúp giải quyết được những dịch bệnh này. Đấy là cơ hội lớn cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ ở Việt Nam", PGS. TS. Nguyễn Đức Thành cho biết.

Nguồn: Uconn, Medicalxpress, Nguyenresearchgroup


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Cô gái ở Hà Nội 2 lần bị ung thư, bạn trai kiên trì tỏ tình 9 lần

Không có lần tỏ tình thứ 10 nhưng Trần Hải luôn nói với Thanh Huyền rằng anh sẽ cưới cô.

Vì sao sinh viên xếp hàng dài hơn 100m trước tiệm bánh?

Hình ảnh các sinh viên của Đại học Công nghệ Phúc Kiến (thành phố Phúc Châu, Trung Quốc) xếp hàng dài trước một tiệm bánh gây xúc động dư luận nước này.

Chuyện tình của cô gái xinh đẹp ngồi xe lăn từ khi lên 5 tuổi

Căn bệnh quái ác khiến Nhung gắn liền với chiếc xe lăn từ khi 5 tuổi. Cô cứ ngỡ cánh cửa hạnh phúc sẽ khép chặt suốt cuộc đời. Nhưng Thanh Dương xuất hiện đem đến điều bất ngờ cho cuộc sống của Nhung.

Cả ngàn học sinh gọi tên, nói lời cảm ơn khi hiệu trưởng vào sân trường

Hơn 1.400 học sinh tại một trường THPT ở Đắk Lắk đã vẫy tay, reo hò tên thầy hiệu trưởng, nói lời cảm ơn và hát bài "Bụi phấn" để tri ân trước khi thầy chính thức nghỉ hưu.

Người mẹ ở Hà Nội gặp lại con trai đã mất trong hình hài 5 người khác

Vào ngày giỗ đầu của con trai 27/7/2017, bà Ngần bất ngờ đón tiếp 5 vị khách đặc biệt tìm tới nhà. Họ chính là những người nhận tạng của con trai bà và viết tiếp cuộc đời mới...

9 phát ngôn truyền cảm hứng của ông Hoàng Nam Tiến cho giới trẻ

Bên cạnh sự nghiệp thành công, ông Hoàng Nam tiến còn là người truyền cảm hứng cho người trẻ thông qua những góc nhìn mới mẻ của mình.

Chuyện xúc động về clip con chăm cha U90 ở Ninh Bình hút triệu view

Những clip cụ ông U90 khóc nấc khi nhớ bố mẹ, vợ và người thân đã mất hay khi ông trầm ngâm nói về mong ước cuối đời hoặc bóp chân cho con trai nhận hàng triệu lượt xem.

Triệu Lệ Dĩnh trở thành Thị hậu Kim Ưng, hàng loạt câu thoại về phụ nữ hạnh phúc hot trở lại, nghe mà thấm

Dường như, sự lựa chọn kịch bản về chủ đề phụ nữ góp phần không nhỏ vào thành công của Triệu Lệ Dĩnh.

Ngất giữa đường ở TP.HCM, cô gái "không dám tin" hành động của người lạ

Tôi chưa từng nghĩ mình có thể gặp được người tốt như vậy", chị Thanh Hiền chia sẻ sau lần ngất xỉu giữa đường, được người lạ đưa đến bệnh viện và chi trả toàn bộ viện phí.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.

Vì sao Google Maps không chỉ đường ngắn nhất mà lại chỉ đường vòng, đây là lý do!

Kỹ năng - KV - 15/01/2025 12:00
Đôi khi nhập địa chỉ cần đến trên Google Maps, bạn sẽ nhận được kết quả là một tuyến đường xa hơn thay vì đường ngắn nhất. Đây là thắc mắc của rất nhiều người, nhưng hóa ra điều bất thường này có nguyên nhân cả đấy.

Câu hỏi Olympia test trí nhớ về câu chuyện tuổi thơ, tưởng không khó mà khó không tưởng khiến cả trường quay "đứng hình"

Thư giãn - Trang Vũ - 15/01/2025 11:00
Truyện thì có thể đã đọc qua nhưng chi tiết này không phải ai cũng nhớ.

TikToker kiếm triệu view nhờ tài nặn búp bê đất sét đẹp long lanh

Phong cách sống - Hoàng Hà - 15/01/2025 10:00
Nhiều người nước ngoài đặt mua những con búp bê đất sét xinh đẹp, sống động của Thanh Đạt, các clip của anh về nội dung này cũng thu hút cả triệu view trên TikTok.

Sách giả, sách lậu bán trên Shopee: Đâu chỉ mình First News điêu đứng

Giải trí - Theo Hồ Lam/TTO - 15/01/2025 09:00
Thông tin Công ty First News chuẩn bị kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam vì bán sách giả, sách lậu đang nhận được sự chú ý của nhiều độc giả.

Biến tiềm năng thành tài năng -  Tìm kiếm sự công nhận là một cái hố không đáy

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 15/01/2025 08:00
Theo Giáo sư Adam Grant, tìm kiếm sự công nhận là một cái hố không đáy, bởi lẽ, sự khao khát địa vị sẽ không bao giờ được thỏa mãn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 17/01/2025