Nếu nhắc đến điểm chung của những người thành công và siêu thành công có lẽ là không lãng phí thời gian vào những thứ không đưa họ đến gần hơn với mục tiêu đề ra. Để trở thành những nhân vật kiệt xuất, họ thường nói không với với 4 điều này nhằm tiết kiệm năng lượng của bản thân.
Elon Musk đã từng nói rằng: “Cuộc sống quá ngắn ngủi cho những mối hận thù lâu dài. Mặc dù thật khó để từ bỏ một thứ gì đó đã từng tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn, nhưng bạn càng giữ nó lại trong tâm trí, nó càng hủy hoại những điều tốt đẹp có thể đến với bạn.”
Bạn sẽ nhận thấy rằng những người thành công như Oprah và Bill Gates có xu hướng nhìn nhận tích cực các vấn đề trong cuộc sống. Trong hầu hết mọi cuộc phỏng vấn hoặc tuyên bố, họ đều đưa ra những lời khuyên tử tế hoặc lời động viên tích cực để tạo động lực. Hận thù không mang lại điều gì ngoài sự tiêu cực, vì vậy bạn càng sớm loại chúng, bạn càng có cái nhìn tốt hơn về cuộc sống.
Ảnh: Internet
Khi Richard Branson và vợ phát hiện chuyến bay tới Puerto Rico bị hủy khiến họ bị đặt trong tình thế không có nhiều lựa chọn. Trong khi các hành khách bị mắc kẹt khác đang phàn nàn, Branson đã đặt một chiếc máy bay nhỏ và bán mỗi ghế với giá 39 đô la cho các hành khách của mình để trả tiền thuê.
Những gì các doanh nhân thành công làm chỉ đơn giản là suy nghĩ rộng ra. Trong khi mọi người khác đang loay hoay mắc cả với mức giá thấp hơn hoặc dịch vụ tốt hơn một chút so với số còn lại, các nhà tư tưởng lớn tập trung vào việc tạo ra những thứ hoàn toàn mới có thể thay đổi thế giới.
Học cách suy nghĩ như một doanh nhân thành công không tự nhiên đến với hầu hết chúng ta, nhưng bạn có thể rèn luyện trí não của mình để suy nghĩ vượt trội. Steve Jobs đã thúc đẩy tư duy sáng tạo của mình bằng cách lao vào những lĩnh vực mới lạ nhất, những thứ mà chưa ai nghĩ đến, vài năm sau đó ông trở lại với những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. “Sáng tạo chỉ đơn giản là kết nối mọi thứ”- Steve Jobs.
Ảnh: Internet
Những người thành công có xu hướng tin rằng họ kiểm soát cuộc sống tuyệt đối và phàn nàn chỉ làm giảm sức mạnh và giá trị bản thân. Họ không dành thời gian để phàn nàn về những gì đã sai hoặc đổ lỗi cho người khác.
Tony Robbins từng nói: “Các nhà lãnh đạo dành 5% thời gian cho vấn đề và 95% thời gian còn lại để tìm giải pháp. Hãy vượt qua nó và giải quyết nó”.
Ngoài ra còn có một lý do khoa học khá hay tại sao bạn nên vượt qua nó và tìm cách giải quyết vấn đề thay vì phàn nàn. Theo The Huffington Post, việc phàn nàn thực sự khiến bộ não của bạn phải nhìn nhận mọi thứ một cách tiêu cực và cũng làm tăng hormone gây căng thẳng cortisol. Như bạn đã biết, căng thẳng không có tác dụng nào khác ngoài việc mang lại trở ngại và hoàn toàn có thể gây tổn hại cho sức khỏe của chúng ta.
Vì vậy, hãy bỏ qua tất cả những ý định đổ lỗi và những lời phàn nàn để hạn chế căng thẳng và sở hữu thái độ lạc quan, vui vẻ. Cuộc sống sẽ không bao giờ vận hành như bạn mong đợi và điều tốt nhất bạn có thể làm là làm hết khả năng của mình.
Đây là một câu trích dẫn vượt thời gian của Eleanor Roosevelt: “Ước mơ cũng tốn nhiều năng lượng như việc lên kế hoạch”.
Với tất cả thời gian và sức lực bạn đã dành để mơ về những gì bạn có thể đạt được, bạn hoàn toàn thể biến chúng thành hiện thực. Thực tế là, vùng an toàn giúp bạn duy trì những thứ quen thuộc và vận hành nó theo một quỹ đạo nhất định. Nhưng điều bạn sẽ không bao giờ có được là những thành công đột phá hay còn gọi là sự khác biệt.
Những người thành công như Elon Musk luôn sẵn sàng tham gia, đôi khi mạo hiểm đánh đổi mọi thứ để phát triển lên cấp độ tiếp theo. Tesla hoặc SpaceX sẽ không bao giờ được tạo ra nếu Musk có suy nghĩ: “Tôi không nên làm điều này bởi vì tôi chưa phải là chuyên gia về ô tô điện hoặc tên lửa có thể tái sử dụng”.
Vì vậy, hãy học cách rời khỏi vùng thoải mái của bạn, tham gia các thử thách mới, tìm kiếm trải nghiệm mới và tích cực đặt mình vào các tình huống không dễ dàng nhưng có khả năng mang lại kết quả rất lớn.
“Không bao giờ để những khoảng trống ngăn bạn thực hiện những mục tiêu và hoài bão của chính mình!”, H. Jackson Brown, Jr.