Triển lãm thư pháp chủ đề Tâm họa (Thư, tâm họa dã - viết thư pháp như vẽ nội tâm) của nghệ nhân Lưu Thanh Hải, diễn ra từ ngày 18.2 đến 24.2, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM. Triển lãm trưng bày 86 tác phẩm được Lưu Thanh Hải sáng tác trong vòng 5 năm (từ năm 2018-2022).
Tại khai mạc triển lãm Tâm họa, nghệ nhân thư pháp Lưu Thanh Hải đã dành riêng cho Một Thế Giới cuộc phỏng vấn về ý nghĩa của các bức thư pháp được trưng bày lần này.
Video chia sẻ của nghệ nhân thư pháp Lưu Thanh Hải:
Các tác phẩm thư pháp của Lưu Thanh Hải trong triển lãm lần này tập trung vào triết lý của Phật, Đạo, Nho và những câu thành ngữ - tục ngữ Việt Nam. Qua nét bút tài hoa, người xem có thể thấy bản kinh Bát Nhã được chép cẩn thận, đường nét gọn gàng trình bày ngay ngắn và chắc lọc. Thơ thiền của thiền sư Tuệ Trung, Vạn Hạnh, Mãn Giác, Trần Nhân Tông được thể hiện bằng nét bút giản dị mà chắc khoẻ. Đạo đức kinh của Lão Tử được trích đoạn và diễn giải tiếng Việt rất gần gủi và dễ hiểu, nội dung được tuyển chọn từ dịch giả Thu Giang - Nguyễn Duy Cần bằng lối viết uyển chuyển, nhẹ nhàng bay bổng.
Nghệ nhân Lưu Thanh Hải đang biểu diễn thư pháp chủ đề của triển lãm - Ảnh: Tiểu Vũ
Chữ của Lưu Thanh Hải trọng ý hơn trọng hình, tác giả luôn chú trọng phần nội lực và cách vận bút hơn ngoại hình bằng cấu trúc bên ngoài của nét chữ. Bút pháp đó được thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm thư pháp trích các câu thơ của các nhà Nho Việt Nam.
Video nghệ nhân thư pháp Lưu Thanh Hải biểu diễn viết thư pháp chủ đề “Tâm họa”:
“Với lần triển lãm này tôi làm việc hoàn toàn vì cống hiến và dấn thân. Với từng ấy thời gian cho việc học tập, nghiên cứu, thực hành; với từng ấy chi phí bỏ ra để thực hiện sáng tác và gia công hậu kỳ cho tác phẩm, tôi nghĩ sẽ làm một bộ sưu tập cho cá nhân, để dành đó cho mai sau chứ không vì lợi nhuận hay thương mại”, nghệ nhân Lưu Thanh Hải nói.
Quá trình hoạt động của nghệ nhân thư pháp Lưu Thanh Hải:
- 1998 - 2005 : Học thiết kế kiến trúc Trường Đại học Văn Lang
- 2001 - 2010 : Tổ chức và tham gia hơn 20 cuộc triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ tại Nhà Văn hoá Thanh niên TP. Hồ Chí Minh
- 2002 : Triển lãm thư pháp cá nhân lần 1 tại Nhà Văn hoá Thanh niên TP. Hồ Chí Minh
- 2003 : Xuất bản tập sách thư pháp TÂM BÚT
- 2004 - 2006 : Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mỹ Thuật NVH Thanh niên TP.HCM
Nghệ nhân Lưu Thanh Hải tại triển lãm "Tâm họa" - Ảnh: Tiểu Vũ
- 2006 : Triển lãm thư pháp cá nhân lần 2 tại NVH Thanh niên TP.HCM
- 2006 - 2009 : Đồng sáng lập - Phó chủ nhiệm và chủ nhiệm CLB thư pháp Nét Việt Nhà Văn hoá Thanh niên TP.HCM.
- 2007 : Khởi xướng - đề xuất và tổ chức Phố Ông Đồ đầu tiên tại mặt đường Phạm Ngọc Thạch, NVH.Thanh niên TP.HCM.
- 2010 : Nhận xác lập Kỷ lục Việt Nam về người phát hành tranh chữ vẽ tay nhiều nhất
- 2010 đến nay : Chủ nhiệm CLB thư pháp Nét Việt (Phường 13 - Quận 3)
- 2012 : Nhận kỷ niệm chương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng
- 2019 : Tham gia triển lãm thư pháp tại Festival Huế "Tinh hoa nghề Việt"
Nhà thư pháp Lưu Thanh Hải đang ký tặng người hâm mộ - Ảnh: Tiểu Vũ
- 2019 - 2023 : Tham gia 6 cuộc triển lãm thư pháp tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tp.Hà Nội (Truyền kinh Chính học, Thành Đức, Thăng Long - Hà Nội, Đạt Tài, Một mối xa thư, Sư đạo Tôn nghiêm)
- 2022 : Thành viên Trung tâm Bảo tồn di sản Văn hoá Tôn giáo thuộc Hội Di sản Văn hoá Việt Nam
- 2023 : Khách mời tham gia viết thư pháp tại Hội chữ Xuân Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Hà Nội
- 2023 : Xuất bản tập sách thư pháp “Tâm họa”
- 2023 : Triển lãm thư pháp cá nhân lần 3 tại Hội Mỹ Thuật TP.HCM
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.
Xuân Bắc vừa đăng tải một ‘truyện ngụ ngôn’ thời hiện đại có tên ‘Cái tát của mẹ’ với ngụ ý mắng những người chê Táo quân giống như người con trai không biết gói bánh chưng nhưng năm nào cũng chê bánh chưng mẹ mình gói, dù vẫn ăn ‘tụt lưỡi’.
Vài thập niên trước, vào mùa Tết âm lịch, người ta không chỉ háo hức mua sắm quần áo mới, bánh mứt, trái cây, thịt trứng, hoa kiểng… mà còn săn lùng những cuốn lịch treo tường có ảnh nghệ sĩ và lịch bloc để trưng cho ngôi nhà mình dịp đầu xuân mới.
Không ít bậc cha mẹ quản lý rất chặt tiền lì xì (mừng tuổi) của con vì sợ con chưa biết chi tiêu. Tuy nhiên, cha mẹ nên để lại một phần tiền cho trẻ tùy ý sử dụng. Điều này có thể nuôi dưỡng khả năng tự lập của trẻ em trong việc mua sắm và chi tiêu hằng ngày.
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.
"Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Kích hoạt tiềm năng" và "Biến tiềm năng thành tài năng" là những cuốn sách kinh điển, mang đến những lời khuyên bổ ích và bài học ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh cho người đọc chinh phục những mục tiêu mới.