Họa sĩ Trần Lưu Hậu qua đời

02/03/2020 18:09
Họa sĩ Trần Lưu Hậu qua đời

Thầy họa sĩ Trần Lưu Hậu đã thành một thứ biểu tượng lung linh của trường mỹ thuật, là “bà phiếu mẫu”, bà đỡ chăm nuôi biết bao thế hệ họa sĩ thành tài về sau này.

Cách đây chưa lâu, tôi mò ra thủ đô. Từ Nội Bài đi xe buýt về đặc khu Ciputra miệt nam cầu Thăng Long, mấy người bạn đang chờ sẵn ở đó. Tới cái cổng hoành tráng lừng lững đàn ngựa phi lên giời thì tới nơi. Phải công nhận chỗ này còn dáng vẻ ấn tượng hơn cả Phú Mỹ Hưng của Sài Gòn.

Nhà bác tướng về hưu lặng lẽ thanh bình trong vườn xanh. Hai bác thân tình đón thằng em từ xa lặn lội về đón mùa đông xứ bắc. Bác giai bảo mấy đứa bay ngồi chơi thêm tí nữa, đợi thằng Mỹ một chút, nó đang đến. Ông bạn tôi, đại tá Bình béo cười, ừ, phải có tay Mỹ mới vui.

Mỹ mà các ông ấy nhắc không phải “đế quốc Mỹ” mắt xanh mũi lõ, chẳng phải tây tiếc gì, mà là Trần Lưu Mỹ, họa sĩ. Cao to, đẹp giai, tóc cột đuôi sam vắt vẻo trông rất ngộ và đẹp, tất nhiên là rất nghệ sĩ, đúng kiểu họa sĩ. Bác chủ nhà đóng vai MC, anh giới thiệu với em, đây là Trần Lưu Mỹ, tác giả của nhiều bức tranh đang ngự trên tường nhà anh. Bình béo nói thêm, Mỹ là con giai họa sĩ Trần Lưu Hậu. Tôi giờ mới biết Mỹ, nhưng cụ Trần Lưu Hậu thì nghe tên từ lâu rồi. Đúng dòng cha truyền con nối.

Họa sĩ Trần Lưu Hậu (ngồi xe lăn) chụp ảnh cùng các học trò. Họa sĩ Trần Lưu Mỹ, con trai cụ Hậu đứng phía sau - Ảnh: Báo ANTĐ

Tôi cả đời chỉ học chữ nên thú thực dốt đặc cán mai táu về hội họa và âm nhạc. Xem tranh, chỉ khen mỗi loại tranh trong truyện Tam quốc, còn lại thì cứ nhắm mắt cho là đẹp tất. Không dám chê xấu, sợ người ta mắng cho, bảo biết gì mà khen với chê. Tranh thủ lúc rỗi rãi, họa sĩ Mỹ dẫn tôi đi các ngóc ngách, cầu thang, phòng tranh trong nhà tướng về hưu, dẫn giải từng tí, cặn kẽ về từng nét từng màu, bức này của ai, bức kia lai lịch thế nào, đây là tranh của cụ Trần Duy nhân văn giai phẩm, kia tranh của Nguyễn Khắc Phục nhà văn nhà viết kịch, kia nữa tranh Phạm Chuyên tướng công an, lại kia nữa mấy bức của cụ thân sinh ra Mỹ - họa sĩ tài danh Trần Lưu Hậu. Tất nhiên không thể thiếu tranh của Mỹ tóc đuôi gà trong khối gia sản nghệ thuật đồ sộ mà tôi đang chiêm ngưỡng.

Lứa thế hệ sinh giữa thập niên 50 chúng tôi khi đi học và nhớn lên được nghe nói nhiều về các họa sĩ lừng lẫy Trường mỹ thuật Đông Dương như Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm… Và sau đó được nghe nhiều về những tên tuổi từ cái nôi mỹ thuật Đông Dương và nổi danh trong kháng chiến chống Pháp tới về sau, với Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Phan Kế An, Trần Duy, Lưu Công Nhân, Phạm Viết Song, Trần Lưu Hậu… Tinh những cây đa cây đề trong làng họa. Mình ngoại đạo, nhưng nghe mấy đứa học mỹ thuật nức nở khen thầy Hậu và thầy Song dạy cả núi học trò ai cũng thành tài, vẽ tranh kiếm được cả thùng tiền. Thầy Trần Lưu Hậu đã thành một thứ biểu tượng lung linh của trường mỹ thuật, là “bà phiếu mẫu” chăm nuôi biết bao thế hệ họa sĩ thành tài về sau này. Ấy là chỉ nghe nói về cụ thế thôi, chứ chưa có cái hân hạnh được gặp cụ lần nào. Không biết phân biệt màu sắc, chẳng hiểu gì về các trường phái hội họa, nào siêu thực, trừu tượng, ấn tượng, lập thể… thì gặp cụ làm gì, để nghe mắng à.

Nhưng được gặp con cụ, bắt tay với ông con đẹp giai, cao lớn, hiền hậu, tóc đuôi gà, giỏi giang, tài danh, lại được vỡ lòng i tờ những bài về vẽ vời, toan cọ, thế là có phúc lắm rồi. Lúc chia tay, tôi rón rén cầm ly rượu xịn chạm đánh canh vào ly của họa sĩ Trần Lưu Mỹ nói nhỏ, báo cáo anh, tôi rất phục và kính nể bố con nhà anh, anh cho tôi được gửi lời chào cụ. Họa sĩ Mỹ thân tình nắm tay tôi thật chặt. Bình béo bảo phải thế chứ.

Hôm qua nhận tin cụ lão họa sĩ Trần Lưu Hậu 92 xuân đã ra đi, vào tối 29.2, cái ngày nhuận dương lịch phải 4 năm mới có một lần. Thế hệ những người tài danh từ thời chống Pháp đang cạn dần, mà cụ Trần vừa làm bớt đi thêm chút nữa cái danh sách chỉ còn lơ thơ ấy.

Họa sĩ Trần Lưu Hậu sinh năm 1928 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp khóa chính thức đầu tiên (1950 - 1954) của Trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam - còn được gọi là khóa Kháng chiến. Sau đó ông tốt nghiệp Khoa Trang trí sân khấu khóa 1955 - 1962 tại Học viện Mỹ thuật Moskva (Liên Xô), tham gia thiết kế mỹ thuật cho nhiều vở như Âm mưu và tình yêu, Con cáo và chùm nho, Đại đội trưởng của tôi, Nguyễn Trãi ở Đông Quan... Ông giảng dạy 28 năm ở Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội, từng là Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật, Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nhiều họa sĩ danh tiếng nước ta là học trò của ông.

Với những đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Trần Lưu Hậu được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2001.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
2

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
3

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.
4

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.
5

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

Nhiều sao Hàn bị yêu cầu tự cách ly sau khi từ Ý trở về nước

Cư dân mạng Hàn đồng loạt lên tiếng và yêu cầu Song Hye Kyo cùng nhiều nghệ sĩ phải tự cách ly sau khi từ Ý trở về nước.

LHP Cannes 2020 có thể bị hoãn vì dịch Covid-19

Theo trang Variety, ban tổ chức liên hoan phim Cannes đã phải đưa ra thông báo chính thức sau khi ca nhiễm bệnh đầu tiên được xác nhận tại thành phố Cannes. Hiện ban tổ chức vẫn chưa thể xác định liệu liên hoan phim năm nay có thể diễn ra đúng như dự kiến được hay không.

Dịch Covid-19, khẩu trang lên sàn diễn thời trang thế giới

Trong bối cảnh Covid-19 là chủ đề nóng của toàn cầu thì ngành thời trang cũng không nằm ngoài quỹ đạo. Những chiếc khẩu trang “lên đời” trên sàn diễn thế giới là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ giữa thời trang và cuộc sống.

Nghi ngờ nhân viên đoàn phim nhiễm Covid-19, phim của Kim Tae Hee phải tạm dừng quay

Đoàn phim Hi Bye, Mama tạm dừng quay vì một thành viên êkíp sản xuất bị nghi mắc bệnh viêm phổi.

Nhà thờ Bùi Chu: Nhát búa mang tên 'hạ giải'

Tối 3.2.2020, một giáo dân thuộc giáo phận Bùi Chu chia sẻ thông tin nhà thờ Bùi Chu bắt đầu tháo dỡ, di dời nội thất, sau đó sẽ “hạ giải” để xây dựng một thánh đường mới “tôn nghiêm, khang trang hơn” trên nền đất Đạo Bùi Chu. Cảm nhận những ngày sắp chia tay Bùi Chu cũng đau xót như lần chia tay nhà thờ Trà Cổ. Những tưởng sau Trà Cổ, Trung Lao, sẽ không còn ngôi thánh đường cổ nào bị phá dỡ. Nghĩ về Bùi Chu thấy thắt lòng!​

Phim Marvel trùng hợp với sự bùng phát dịch Covid-19 nên phải viết lại kịch bản

Dù kịch bản được biết từ trước, nhưng miniseris phim truyền hình mới của hãng Disney và Malcolm Spellman lại trùng hợp về sự bùng phát của dịch Covid -19 hiện nay.

‘Feel Good’ - phim mới về tình yêu đồng tính nữ của Netflix gây chú ý

Không chỉ tôn vinh tình yêu đồng tính nữ, 'Feel Good' còn khắc họa nỗi đau bị chối bỏ của những người nghiện ma túy.

Phim vinh danh nhiếp ảnh gia anh hùng của Johnny Depp bị ví như ‘bom xịt’ vì quá… ủy mị

W. Eugene Smith là một trong những nhân vật ‘huyền thoại’ của ngành nhiếp ảnh báo chí quốc tế. Thế nhưng dự án màn bạc vừa ra mắt – ‘Minamata’, với ngôi sao Johnny Depp vào vai Smith, dường như quá ‘sướt mướt’ và đầy tính kịch để tôn vinh một phóng viên ảnh xuất chúng vốn nổi tiếng qua nhiều tác phẩm hiện thực rúng động.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025