Trước khi show diễn diễn ra, Alessandro Michele, Giám đốc Sáng tạo của thương hiệu đã nói "Tôi rất sợ sự nhàm chán", chính vì vậy, trong show diễn của Gucci luôn có những ý tưởng táo bạo.
Phần ấn tượng nhất của show diễn là dàn người mẫu mặc đồng phục sắc trắng đứng trên băng chuyền với gương mặt vô hồn cùng lời độc thoại đầy ám ảnh "I need power" (tạn dịch: Tôi cần sức mạnh), "I am not a normal person" (Tạm dịch: Tôi không phải kẻ tầm thường). Đồng phục này đã gây tranh cãi khi có nhiều ý kiến cho rằng nhà mốt đã ám chỉ các bệnh nhân tâm thần để gây chú ý với truyền thông.
Thế nhưng, Alessandro Michele cho rằng "Tôi mong muốn biến thời trang trở thành nguồn năng lượng giúp mỗi người bức phá mọi khuôn khổ, phát huy được tính cá nhân" và những thiết kế như áo sơ mi, quần ống rộng hay áo bó dài không bán trong các cửa hàng.
Ngoài ra, trong show diễn của Gucci cũng xuất hiện người mẫu ngực trần gây chú ý.
Đây cũng không phải lần đầu tiên ông lớn Gucci “chơi lớn”. Cách đây vài tháng, thương hiệu cũng từng gây tranh cãi khi một thiết kếváy xếp pli trong BST Cruise 2020 có hình thêu tử cung của phụ nữ ở vị trí nhạy cảm tạo nên tranh cãi. Mặc dù vậy, nhà mốt lý giải: "Thiết kế này cho thấy tầm nhìn của giám đốc sáng tạo Alessandro Michele về sự tự do, bình đẳng của phụ nữ". Thông qua sáng tạo này, Gucci muốn cho thấy sự ủng hộ của mình với phụ nữ và trẻ em, đề cao sức khỏe sinh sản, tình dục của nữ giới.
Trước đó không lâu, Gucci còn bị cáo buộc có hành động "xúc phạm văn hoá" khi bán chiếc mũ có tên "Indy full turban" từng gây tranh cãi trong show diễn hồi đầu năm 2018 tại một cửa hàng bán lẻ với giá gần 20 triệu đồng.
Đây là loại mũ quấn đặc trưng của những người theo tôn giáo Sikh (đạo Xích) ở một số nước Trung Đông được gọi là "dastaar". Liên minh tôn giáo Sikh cáo buộc rằng Gucci cố ý xúc phạm chủng tộc, sử dụng tôn giáo của người khác để thu lợi nhuận là điều không thể chấp nhận. Và sau cáo buộc này thì cửa hàng bán lẻ lên tiếng xin lỗi nhưng phía nhà mốt không có một thông báo chính thức nào.
Nhật Hạ