Để gieo cấy sự thiện lương...

PHAN XUâN LOAN02/02/2022 07:15
Để gieo cấy sự thiện lương...

Một năm Tân Sửu đã qua đi, hẳn nhiều người không còn muốn nhớ... Với những ai nhớ lại, ký ức sẽ gọi tên đó là năm Covid thứ hai, với nhiều đau đớn.

 Muốn thay đổi chính mình cần quyết liệt và mạnh mẽ lắm. Không chỉ đừng hư hoại, không chỉ phải từ một khởi nguồn trong sáng và chân thành, mà còn phải biết thoát khỏi những huyễn hoặc chính mình. Nói những điều giả dối, sống tham lam, tàn bạo thì làm sao cấy được sự trung thực, thiện lương vào một thế hệ không có thời gian dừng lại?

Một năm Tân Sửu đã qua đi, hẳn nhiều người không còn muốn nhớ... Với những ai nhớ lại, ký ức sẽ gọi tên đó là năm Covid thứ hai, với nhiều đau đớn.

Tôi sẽ không quên một đám tang kỳ lạ của hai bậc sinh thành một người bạn. Cha mẹ bạn mất cách nhau chưa đầy chục ngày, lặng lẽ, trong hai bệnh viện dã chiến khác nhau mà họ bị đưa vào cách ly, không có con cái kề bên. Đó là vào những ngày cao điểm của đại dịch, khi mạng sống của những người già như cha mẹ bạn lay lắt, cô đơn. Họ từng là những viên chức liêm chính và mẫn cán, về hưu đủ lâu để đơn giản thành những người cao tuổi chan hòa và san sẻ ở một quận nghèo. Nhưng đại dịch nổ ra, ở ngấp nghé ngưỡng tuổi 90, họ đã mất trước khi chính sách ưu tiên tiêm chủng kịp đến với họ.

Như những nạn nhân khác của đại dịch ở Sài Gòn thời điểm đó, họ được đưa đi thiêu, và khi giãn cách bắt đầu nới lỏng, bạn mới đưa được cha mẹ về nhà lần cuối, trong hai bình cốt. Trong lòng bạn chỉ còn đổ vỡ, nhiều lần bạn đau đớn hỏi tại sao. Bây giờ chúng ta nói với nhau về mũi thứ ba tăng cường, nên hay không mũi thứ tư, thậm chí còn đùa cợt về mũi thứ bảy... Nhưng ở Sài Gòn, vào giữa năm Covid thứ hai 2021, chuyện được tiêm chủng vẫn còn là một đặc quyền, ai đó từng khoe khoang những mũi tiêm nhờ có “ông ngoại”, “ông anh”... Trong khi những người-già-chuối-chín-cây không thể trụ bám cho đến khi sự anh minh của chính sách kịp đến.

Và đâu chỉ có mỗi một đổ vỡ đó. Đến cuối năm, bùng nổ những sự thật sững sờ. Thì ra người ta đã phó mặc mạng sống của đồng loại cả luôn rồi. Những chục tỉ lót tay, những ngàn tỉ lợi nhuận cho những bộ kit xét nghiệm mà chất lượng chưa được kiểm chứng. Sao có thể tù mù như thế cơ quan đại diện cho khoa học chính xác, cho công nghệ? Sao có thể có những cái bắt tay trên đau thương của dân tộc như vậy của những kẻ nắm những vị trí then chốt trong đại dịch? Trong gần ba vạn cái chết, có bao nhiêu những cái chết oan ức vì những “lương tâm chức nghiệp” như thế? Bao câu hỏi xoáy mãi vào lòng bạn, tạo nên cơn trầm cảm kéo dài đến tận hôm nay...

Những “thực tại song song”?

Liệu bạn có vượt qua cơn đau ấy năm 2022, khi nhiều dự báo cho thấy đại dịch sẽ bị đẩy lùi và con người sẽ sống với nó như đã và đang sống với cúm mùa, những dịch bệnh thời khí. Nhưng rõ ràng “chiến trường” mà Covid-19 để lại khá tan hoang... Sau cuộc chiến với đại dịch, ta phải xây dựng lại. Những đổ vỡ đến tận nền tảng đạo đức không khỏi khiến ta tự hỏi, phải bắt đầu từ đâu? Nhiều người nói phải trở lại với giáo dục, bắt đầu từ thế hệ trẻ, với việc giảng dạy những điều cơ bản làm nên một con người trung thực, thiện lương.

Tôi vẫn nhớ như in cảm giác thực tại đập vào đầu mỗi khi lướt qua các kênh tivi trong những ngày đại dịch. Trên truyền hình là những hướng dẫn sống vui khỏe qua mùa dịch, những gia đình sáng ngời hạnh phúc với những đứa trẻ được đưa ra làm gương cho lối sống lành mạnh đó. Nhưng trên các ứng dụng mà tôi cần để mua thực phẩm, đỏ rực những lời kêu gọi cứu giúp từ những khu rào chắn và giăng dây, của những bà mẹ xin sữa và thực phẩm cho con mình, có đứa mới sinh. Cứ như tôi đang sống trong những thực tại song song.

Những người lớn thừa hiểu tại sao có những “thực tế song song” đó. Nhưng còn con cái họ, những thiếu niên bắt đầu vào tuổi trưởng thành, chúng sẽ gọi khoảng cách giữa hai thực tế đó là gì?

Cũng may là giới trẻ hiện nay ít xem tivi. Chúng đắm mình trên mạng xã hội, được gọi là “thế hệ smart (phone)”, như bác sĩ, chuyên gia tâm lý trẻ em người Pháp Louis Vera  và nhà báo Alix Lefief - Delcourt  ví von, bởi chúng lớn lên với chiếc smart-phone dường như được “cấy vào tay trái”. Cùng lúc, chúng cũng thông minh hơn cha mẹ chúng, hiểu biết rộng hơn nhờ tiếp xúc sớm với ngoại ngữ và không ngừng tìm kiếm sự mới lạ.

Cuộc cách mạng công nghệ đã đẩy chúng ta đi xa con em mình biết bao nhiêu, xa đến độ không ai không thừa nhận: trẻ em bây giờ không như chúng ta khi còn là trẻ em, ngày xưa. Chúng tiếp cận kiến thức dễ dàng, trực tiếp, nhưng cùng lúc không có thời gian để lãng phí thời gian, để lùi lại xa hơn mà kiểm tra mọi điều trên Internet. Bộ não chúng được định dạng để làm mọi thứ nhanh chóng và hời hợt. 

Chúng cũng ít chú ý và ghi nhớ: cần gì phải động não nhiều khi đã có những “đám mây” thay cho bộ nhớ? Lớn lên với đủ loại màn hình, suốt ngày chúng bận rộn, liên tục tiếp cận với thông tin, với những trò giải trí. Đó là một thế hệ nóng vội, không chịu được buồn chán, khiến chúng ta không thể không chia sẻ phát hiện của Louis Vera: “Giữa hệ thống giáo dục mà chúng ta đang mang đến cho trẻ con ngày nay và cách chúng tư duy, cách não bộ chúng hoạt động, không hề tương thích”.

 

 Bức tranh “Thế giới thiện & ác” của Oksana Nigamatullina, 13 tuổi (Nga)

 Khi thầy và trò chung một con thuyền

Vâng, phải bắt đầu lại từ giáo dục, nhưng có bao giờ chúng ta đặt vấn đề về đối tượng chịu tác động giáo dục đó, là ai? Chúng ta tư duy trên nền những đứa trẻ cuối thế kỷ XX; nhưng giới trẻ sinh ra từ những năm 2000 là những đứa trẻ rất khác, lại đang “bị bỏ mặc với những loại ma túy vô hình mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại”. Hệ thống giáo dục cứng nhắc, tuyến tính dường như vô ích trong sự tiến hóa này.

Chỉ trong vòng một cuộc đời, chúng ta đang là chứng nhân cho sự thay đổi các giá trị, chân dung người thành đạt cũng thay đổi. Từ ước mơ “thi đỗ ông nghè” và “vinh quy bái tổ” của ông cha, chuyển sang giấc mơ “khởi nghiệp chẳng cần tốt nghiệp” như Bill Gates... 

Đến nay, quan niệm người con tốt đã thực tế và dung dị như lời kêu gọi của Đen Vâu “mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ”, và con người hướng nội - “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” - đã nhường bước cho con người hướng ngoại, khi có những bạn trẻ chọn khởi nghiệp bằng cách trở thành những YouTuber, không ngần ngại livestream cuộc sống của mình trước càng nhiều càng tốt những người họ chưa từng quen biết.

Giáo dục thế nào cho một thế hệ trẻ gấp gáp, bị công nghệ “dí sát” trong cuộc tiến hóa? Làm sao chúng ta có thể biến trường học thành nơi đáng sống, nơi có thể ẩn náu trước sự khắc nghiệt từ thế giới bên ngoài, nếu chúng ta không thay đổi chính mình? Khi thầy và trò chung một con thuyền mà thế giới phẳng và tiến bộ công nghệ đã đặt họ vào cùng, trẻ sẽ thấy cách chúng ta sống trước khi kịp nghe những lời rao giảng đập chan chát vào thực tế chúng đang tồn tại.

 

 

 Những cuốn sách dang dở

Năm Tân Sửu đang qua đi trong tôi còn là những cuốn sách dang dở. Chúng nằm đâu đó với những trang được đánh dấu mà tôi chưa thể quay trở lại vì thực tại bóp nghẹt. Không thể đắm mình trong những thế giới khác khi trong thế giới thực của mình, những đứa trẻ trở thành người di tản ngay trong những ngày đầu tiên em chào thế giới, co ro trong tay mẹ trên quãng đường hàng trăm cây số tìm về quê hương rách nát nhưng có thể cho em một chốn nương thân; năm mà những đứa bé trong những chung cư hiện đại bị bỏ quên, và tiếng kêu la xin cứu giúp tắt lịm giữa bốn bức tường nhân gian lạnh lẽo... Một năm mà cái ác lột trần trụi con người.

Feodor Dostoevsky, một trong những nhà văn từng mổ xẻ tận gốc cái ác trong những tác phẩm đầy dằn vặt, cho rằng ta không được sinh ra là một con người, mà ta phải trở thành con người, phải được “sinh ra lần nữa” trong tinh thần, trong bản ngã con người... Ông nói cái ác có bên trong mỗi con người, mà để chiến thắng nó, con người cần tự răn mình, hành thiện, “hành xử như Chúa hành xử” - con đường ông cho là cứu rỗi. Trong năm khó khăn này, có lẽ không ít người tìm tới sự cứu rỗi này. Tôi nhớ truyện ngắn của Pavel Selukov (Nga) Người di cư từ Bednoland, “không thể che giấu một thành phố đứng trên đỉnh núi, và khi thắp nến, người ta không đặt nó dưới gầm giường, mà đặt trên cao để soi sáng cho mọi người”.

Mà muốn thay đổi chính mình cần quyết liệt và mạnh mẽ lắm. Không chỉ đừng hư hoại, không chỉ phải từ một khởi nguồn trong sáng và chân thành, mà còn phải biết thoát khỏi những huyễn hoặc chính mình. Nói những điều giả dối, sống tham lam, tàn bạo thì làm sao cấy được sự trung thực, thiện lương vào một thế hệ không có thời gian dừng lại?

Tôi giở lại một cuốn sách đang đọc dở của mình. Bieguni, những người không ngừng chuyển động của nữ tác giả Ba Lan Olga Tokarczuk, đoạt giải Nobel văn học năm 2018. Thấm thía hơn tâm trạng một sinh viên khoa tâm lý được bà mô tả: “...Khi học năm thứ hai chúng tôi thảo luận về chức năng của các cơ chế bảo vệ và ngạc nhiên khám phá ra sức mạnh của bộ phận đó của tâm lý chúng tôi - chúng tôi bắt đầu hiểu rằng giá như không tồn tại sự hợp lý hóa, sự thăng hoa, sự loại bỏ mọi mánh khóe mà chúng ta dùng để đánh lừa chính bản thân mình, rằng giá như chúng ta có thể nhìn thế giới không có bất kỳ sự bảo vệ nào, nhìn một cách lương thiện và dũng cảm - thì trái tim chúng ta đã vỡ toác rồi”.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Hiểu 3 quy luật đổi vận mệnh, kiếm tiền trong tầm tay

"Của cải trung bình 7 năm chuyển giao một lần, đằng sau mỗi một lần chuyển giao là sự điều khiển của công nghệ”, Founder một công ty lớn khẳng định.
2

31 câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 về tình yêu, hòa bình và lòng từ bi

 Đức Đạt Lai Lạt Ma là danh hiệu lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Trong tiếng Mông Cổ, Đạt Lai có nghĩa là “đại dương” hay “rộng lớn” và trong tiếng Tây Tạng, “Lạt Ma” có nghĩa là “bậc thầy” hoặc “đạo sư”.
3

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.
4

Cơn ác mộng deepfake ở Hàn Quốc: Khi hình ảnh AI giả mạo phá hủy cuộc đời thật

Hàn Quốc đang đối mặt với làn sóng tội phạm deepfake ngày càng gia tăng, trong đó, các công nghệ AI được sử dụng để tạo ra hình ảnh và video giả mạo, thường nhắm vào phụ nữ, bao gồm cả học sinh, giáo viên và người nổi tiếng.
5

Thiên kiến AI

Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

Vay 1 đồng nhưng thế chấp bằng nửa triệu: Tưởng là ngớ ngẩn nhưng thực ra đó là trí tuệ người Do Thái

Người Do Thái quan niệm rằng trí tuệ mới chính là của cải. Nhờ vậy, họ có cách giáo dục và tư duy khác biệt hoàn toàn so với số đông còn lại.

Nếu bạn có thái độ đúng, tâm thái đúng, kiếm tiền dễ như trở bàn tay

Khi tâm thái đúng đắn, kiếm tiền sẽ không còn là chuyện khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi nữa.

Bước lên 1 chiếc taxi đặc biệt, hành khách nghe câu nói đầu tiên của tài xế đã sững người

Người đàn ông này đã đi taxi rất nhiều lần rồi, nhưng chưa bao giờ chuyến đi của anh lại đặc biệt như ngày hôm nay.

3 bài học cho thấy cách ứng xử 'ngược đời' của người Do Thái mà cả thế giới phải thán phục

Quản lí, giáo dục con người là một vấn đề không hề đơn giản. Nói đòi hỏi nghệ thuật bởi tính cách của mỗi cá nhân là không giống nhau. Các câu chuyện về "lạt mềm buộc chặt" của người Do Thái dưới đây sẽ khiến bạn khâm phục cách ứng xử của họ.

Cần định vị đúng vị trí của bản thân bởi lòng tự trọng là vô giá

Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu người thất bại, điều này là do đâu? Đó chủ yếu đều là do họ không định vị được vị trí của bản thân mình.

Người phụ nữ hỏi sư trụ trì về nguồn gốc hạnh phúc và câu trả lời đầy bất ngờ

Đừng toan tính được mất, đừng tự chuốc sầu muộn, đừng ngược đãi chính mình. Thay vào đó, hãy khiến cho bản thân hạnh phúc nhiều hơn.

Những phong tục hay ngày Tết đang dần thay đổi và mai một

Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, một số tập tục truyền thống của ngày Tết đã ít nhiều thay đổi để phù hợp với thói quen với nhịp sống đương đại.

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Suy ngẫm - Sơn Vân - 11/05/2025 10:00
Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Từ sách - Phim - FN - 11/05/2025 09:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Bắt đầu hành trình chuyển hóa thân tâm trong mùa Vesak 2025

Tủ sách - Đan Thanh - 11/05/2025 08:00
Những cuốn sách Phật giáo giúp bạn soi rọi lại chính mình để thực sự sống trọn vẹn, thảnh thơi trong từng sát-na của hiện tại.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 12/05/2025