Chuyện về ông bà Câu Lãnh và nạn dịch hoành hành miền Tây 200 năm trước

11/04/2020 13:30
Chuyện về ông bà Câu Lãnh và nạn dịch hoành hành miền Tây 200 năm trước

Kể chuyện xưa để thấy rằng, đất nước ta từng trải qua những cơn đại dịch. Nhưng sự đồng lòng của dân tộc, sự chung sức của những tấm lòng đã làm nên những điều kỳ diệu, chiến thắng tai ương bệnh dịch...

       Đền thờ ông bà Câu Lãnh - Đỗ Công Tường. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên  

Mấy lần về lại Cao Lãnh, như một thói quen, chúng tôi vẫn hay ghé viếng Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, mà bà con quen gọi là Miếu ông bà chủ chợ, rồi ra thăm khu mộ của ông bà, tìm hiểu chuyện xưa. Nhờ vậy mới biết rằng, Lãnh là tục danh của ông Đỗ Công Tường, cùng vợ vào sinh cư tại làng Mỹ Trà (nay là một phần của thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1817, dưới thời Gia Long.

Tượng thờ ông bà Đỗ Công Tường. Ảnh: Đăng Huỳnh

Là người gốc miền Trung, ông bà Đỗ Công Tường rất chăm chỉ làm ăn, cần cù khai hoang mở đất nên cơ ngơi ngày càng bề thế, nhất là khu vườn quít cho huê lợi dồi dào. Ông bà dần dà trở thành gia đình khá giả ở làng Mỹ Trà, sống tình nghĩa nên được dân làng quý mến. Riêng ông Lãnh tính tình khẳng khái, cương trực nên được bà con tín nhiệm cử giữ chức Câu đương, chuyên lo chuyện phân xử những tranh chấp trong làng. Bà con gọi là ông bà Câu Lãnh theo chức vụ của ông từ đó.

Vốn tính hào sảng, ông bà Câu Lãnh che lều, cất quán ở vườn quít của mình để bà con đến mua bán, lần hồi thu hút được cả những bà con buôn bán ở chợ Hòa Thành sang (tức khu Hòa An, thành phố Cao Lãnh ngày nay). Khu vườn quít ngày càng sung túc, bà con buôn bán rất được nên lâu dần thành chợ, gọi là chợ Vườn Quít. Sau khi ông bà qua đời, bà con đổi lại, gọi là chợ Câu Lãnh, lâu dần gọi trại là Cao Lãnh như bây giờ.

Trở lại chuyện đại dịch, công đức của ông bà Câu Lãnh không chỉ có chuyện lập chợ. Theo nhiều tài liệu, cũng như tài liệu do Ban quản lý di tích đền thờ ông bà Đỗ Công Tường cung cấp, năm Canh Thìn 1820 - cách đây đúng 200 năm, khi mà chuyện làm ăn của dân làng đang thơ thới thì bỗng đâu tai ương ập tới. Tiết trời biến động, bệnh dịch tả phát lên dữ dội khiến dân làng Mỹ Trà chết rất nhiều.

“Đêm, ngày tiếng mõ thúc, tiếng ván ngựa đánh liên hồi, tiếng kêu cứu cấp hòa lẫn tiếng than, từng đám tang nối tiếp. Chợ Vườn Quít trở nên thưa thớt rồi vắng bặt tiếng người. Xóm làng phủ trùm màu thê lương tang tóc” - bia tiểu sử ông bà Đỗ Công Tường thuật lại.

Thảm cảnh động lòng người nhân từ, ông bà Câu Lãnh thao thức bao đêm vì cảnh tang tóc của lối xóm, dân lân. Một ngày nọ, ông bà tắm gội sạch sẽ, lập bàn hương ngay trước sân chợ rồi nhất tâm khấn nguyện cầu xin dịch bệnh qua đi, ông bà nguyện “thế tử” cho dân làng, cầu mau chóng thoát khỏi ôn dịch.

Bà con tin rằng ông bà đã động lòng trời khi mà vừa qua mùng 9 tháng 6 âm lịch năm Canh Thìn thì bà lâm bệnh và qua đời lúc 10 giờ đêm. Trong lúc người nhà và bà con đương lo hậu sự cho bà thì ông cũng phát bệnh, lối 2 giờ khuya mùng 10 thì quy tiên. Lạ kỳ làm sao khi ông bà qua đời thì dịch tả cũng dứt, cuộc sống bình an trở lại với làng Mỹ Trà. Bà con tin rằng, tấm lòng của ông bà Câu Lãnh đã được trời đất chứng tri, thuận nguyện ông bà thế tử cứu độ cho dân làng.

Mộ bà và mộ ông Câu Lãnh. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Câu chuyện nhuốm màu huyền bí nhưng 200 năm qua là niềm tự hào của người dân Cao Lãnh. Bà con nhắc đến ông bà chủ chợ bằng tất cả sự tôn kính. Đền thờ của ông bà giờ nằm trong chợ Cao Lãnh, phía sau Đền thờ, đi bộ qua mấy lối đường là đến.

Năm Bảo Đại thập niên - 1936, dân làng Cao Lãnh vui mừng đón Sắc phong Thần do Vua ban cho ông bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh phò chi Thần”. Nguyên văn Sắc Thần thể này: “Sắc Sa - Đéc tỉnh, Mỹ - Trà xã, phụng sự khai lập thị ấp Câu - Lãnh Đỗ - Công - Tường tôn thần, nằm trứ linh ứng. Tứ kim phỉ thừa cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trước phong vi Dực Bảo Trung Hưng Linh phò chi Thần. Chuẩn kỳ phụng sự, thứ cơ thần kỳ tương hựu, bảo ngã lê dân. Khâm tai. Bảo Đại thập niên, tứ ngoạt, thập cửu nhật”

(dịch nghĩa: “Sắc ban cho xã Mỹ Trà, tỉnh Sa Đéc, có thờ phượng vị Thần Câu Lãnh Đỗ Công Tường có công mở chợ lập ấp, từ trước đã tỏ ra linh ứng. Nay kế nối cơ nghiệp, tưởng nhớ công đức của Thần, ban sắc phong Dực Bảo Trung Hưng Linh phò chi Thần. Chuẩn cho dân được thờ phụng, Thần hãy bảo vệ dân lành của ta. Kính thay! Ngày 19 tháng năm Bảo Đại thứ 10 - 1936”.

Đức độ và sự linh ứng của ông bà Câu Lãnh đã được công nhận rõ ràng.

Lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường lần thứ 199, diễn ra ngày 10.7.2019. Ảnh: Nguyễn Văn Trí

Lại nói kỹ về nạn dịch tả năm 1820, trong cuốn “Ông bà Đỗ Công Tường và thành phố Cao Lãnh”, trận dịch này bắt nguồn từ Xiêm La, qua Chân Lạp rồi lan tràn vào nước ta theo ngã Hà Tiên, lấn sâu ra cả miền Bắc.

Trận dịch bắt đầu từ mùa thu rồi qua mùa đông mà chưa dứt. Đây là lúc Nam kỳ đang vào mùa mưa nên dịch bệnh lan ra khôn lường, làm chết biết bao sinh mạng. Thống kê của triều đình nhà Nguyễn cho hay, sau trận dịch của 200 năm trước, cả nước ta có đến 206.835 người chết. Tại thôn Mỹ Trà của ông bà Câu Lãnh, ngày nào cũng có 5-7 người chết, có nhà chết hết do dịch lây lan mất kiểm soát.

Sách này cũng giải thích: Hồi xưa, quan niệm dân gian cho rằng dịch bệnh là do Quan Ôn (một vị quan ở Âm phủ, chuyên làm ra bệnh dịch để bắt người) đi bắt lính. Người bị dịch bệnh chết thì coi như tận cùng số mạng, hết phương cứu chữa. Vả lại thời xưa thuốc men chưa tiến bộ nên hễ bệnh là cầu khấn chớ chẳng trông mong thuốc thang mà qua khỏi.

Từ những sử liệu Cao Lãnh xưa, tìm rộng ra, thấy trong “Đại Nam thực lục” do Quốc Sử quán Triều Nguyễn biên soạn, có ghi thời điểm mùa thu 1820 đất nước có bệnh dịch. “Vua (tức Vua Minh Mạng - PV) lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp. Sắc cho các địa phương mỗi nơi đặt một đàn tế lễ. Người ốm thì cấp thuốc, người chết thì cấp tiền vải, theo như lời dụ trước”, sử ghi.

Nhà Vua rất lo về dịch lệ và bảo với bầy tôi rằng: “Theo sách vở chép thì bệnh dịch chẳng qua chỉ một châu một huyện, chưa có bao giờ theo mặt đất lan khắp như ngày nay. Trẫm làm chủ của dân, duy có ngày đêm kính sợ, xét mình sửa đức để hồi lại ý trời. Đến như vì dân mà cầu đảo thì không cái gì là không làm, ngõ hầu khí độc có giảm ít đi chăng?”.

Vua bèn sai Nguyễn Văn Nhân cầu đảo ở đàn Thái tuế Nguyệt tướng (đàn đặt ở bên tả đàn Nam Giao, bậc thứ ba), Trần Văn Năng đảo ở miếu Đô thành hoàng, Nguyễn Văn Hưng đảo ở Miếu hội đồng. Vua còn sai đi bố thí ở các chùa, làm đàn trai tiếu khiến cầu đảo cho dân.

Vừa gặp Trấn Thần Phú Yên là Nguyễn Văn Quế đem tình hình bệnh dịch trong trấn dâng biểu xin chịu tội, Vua bảo rằng: “Trẫm không có đức, trên can phạm hòa khí của trời, bốn phương có dịch đều là lỗi trẫm”. Vua bèn sai thần Phạm Đăng Hưng theo ý ấy mà soạn dụ nhưng Phạm Đăng Hưng tâu rằng: “Gặp tai vạ biết lo sợ, vốn là thịnh đức của đấng nhân quân. Nhưng thần nghe bệnh dịch từ Tây dương sang, bệ hạ hà tất lấy làm tội của mình”.

Cũng xin được nói thêm một chi tiết hay trong đoạn sử này, Phạm Đăng Hưng quê Gò Công, từng là Phó Tổng tài của Quốc Sử quán, sau thăng Lễ Bộ Thượng thư, hàm chánh nhị phẩm, cũng là thông gia của Vua Minh Mạng (con gái ông sau này là Đức Thái Hậu Từ Dũ, vợ Vua Thiệu Trị, mẹ Vua Tự Đức; con trai ông là Phạm Đăng Thuật cũng là rể của vua Minh Mạng, chồng công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh).

Đoạn sử này có mấy chi tiết đáng lưu ý. Theo như lời ông Phạm Đăng Hưng, thì bệnh dịch này từ nước ngoài lây lan sang Việt Nam. Và, dù sử không nói đích xác tên dịch bệnh song chi tiết “lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp” có thể nghĩ đến bệnh dịch tả.

Đoạn sử liệu trong cuốn sách về ông bà Câu Lãnh cũng phù hợp với đoạn sử trong “Đại Nam thực lục”: “Năm nay (1820-PV) bệnh dịch phát từ mùa thu sang mùa đông, bắt đầu từ Hà Tiên, sau rốt đến Bắc Thành. Số hộ khẩu chết tất cả là 206.835 người, không kể số nam phụ lão ấu ở ngoài hộ tịch. Trước sau chẩn cấp tổng kê hơn 73 vạn quan tiền”.

Kể chuyện xưa để thấy rằng, đất nước ta đã từng trải qua những cơn đại dịch. Nhưng với sự đồng lòng của dân tộc, sự chung sức của những tấm lòng, sẽ làm nên những điều kỳ diệu, sẽ thắng được tai ương, bệnh dịch.

Đăng Huỳnh/ Người Đô Thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Bên tách cà phê: Cà phê và tinh thần chiến binh của người hùng Jerzy Franciszek Kulczycki

Cà phê du nhập vào Viên trong giai đoạn lịch sử đặc biệt; trở thành biểu tượng chiến thắng sau trận đấu làm thay đổi lịch sử châu Âu, kết thúc cuộc xung đột kéo dài giữa Đế quốc La Mã và Đế chế Ottoman.

Ba người nước ngoài tạo dấu ấn mạnh mẽ ở Nga

Vốn nổi tiếng ở quê nhà của họ, cả ba người nước ngoài này nhanh chóng tạo dấu ấn ở Nga, và kết quả là viết tên mình vào những cuốn sách lịch sử.

Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ không tổ chức phần hội

Ngày 26.3, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 thống nhất một số nội dung, điều chỉnh kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Canh Tý 2020.

So sánh chữ Đức trong bài thơ về hai ông vua của Trần Dụ Tông

Với người Việt, yêu nước là một truyền thống đẹp. Cũng chính vì thế mà chủ nghĩa yêu nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, chảy mãi, lan tỏa mãi trong nền văn học Việt tự ngàn xưa tới giờ.

Những người Nga cố gắng cứu những tòa nhà lịch sử của Kaliningrad

Doanh nhân Viktor Saltanovsky hy vọng phục hồi tòa nhà đổ nát có từ thế kỷ 19 mà ông đã mua ở thị trấn Zalesye, thành phố Kaliningrad, Nga.

Bức tượng Moai trên đảo Phục Sinh bị phá hủy bởi xe bán tải

Một trong những bức tượng Moai nổi tiếng thế giới của đảo Phục Sinh đã bị phá hủy sau khi bị xe bán tải tông vào. Vụ tai nạn được đánh giá là gây "thiệt hại không thể đo đếm được”.

Bên tách cà phê - Il Caffè diễn ngôn của giới trí thức khai sáng

​​​​​​​Giữa thời đại Khai sáng, giới trí thức nhận định rằng truy cầu và chia sẻ tri thức chính là nền tảng thay đổi vận mệnh mỗi người, mỗi dân tộc, quốc gia. Những tư tưởng được khởi xướng bên tách cà phê trở thành xúc tác quan trọng trong tiến trình chuyển hóa tư duy quảng đại quần chúng.

Nguyễn Ngọc Tư và 'Tháng Giêng gió bỏ nhà đi'

Bữa ông già về Quảng giỗ họ, thằng cháu nội cũng đi chung một đoạn đường. Nó nói với anh lơ xe rằng mình đi khu công nghiệp Sóng Thần, thả nó chỗ nào gần đó là được.

Cha đẻ phần mềm Unikey: Từng nhận bão dư luận khi ra mắt ‘‘bộ gõ quốc dân’’

Phong cách sống - Khuê Hiền - 29/03/2025 10:00
Tại thời điểm Unikey mới được ra mắt, ông Phạm Kim Long đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều khi cung cấp phần mềm này miễn phí.

Xem lại Na Tra: Số mệnh chưa bao giờ là điều không thể thay đổi!

Điện ảnh - Đông - 29/03/2025 09:00
Người cha nghiệm ra được triết lý đáng suy ngẫm này.

Đường vào Thiền - Osho lật ngược khái niệm Thiền: Bạn đã hiểu sai như thế nào?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 29/03/2025 08:00
Đường vào thiền không đưa ra các kỹ thuật cụ thể để người đọc làm theo một cách máy móc. Thay vào đó, Osho hé mở một cánh cửa để chúng ta bước vào hành trình khám phá chính mình thông qua những câu chuyện, chỉ dẫn gần gũi và thiết thực.

Chi phí hẹn hò ngày càng cao, nhiều người “quay xe” quen búp bê người lớn

Suy ngẫm - Trang Đào - 28/03/2025 12:00
Chi phí tương tác ngoài đời thực ngày càng cao cũng là lý do khiến cho "bạn gái AI" đã trở thành lựa chọn tiết kiệm. Một nhà đầu tư thẳng thắn nói: "Những gì chúng tôi bán không phải là silicon, mà là thuốc giảm đau để chống lại sự cô đơn".

ChatGPT thêm tính năng chỉnh sửa ảnh dễ hơn, tạo biểu đồ và infographic cho công việc tốt hơn

Kỹ năng - Sơn Vân - 28/03/2025 11:00
Các tính năng mới này có sẵn cho cả người dùng ChatGPT miễn phí và trả phí thông qua mô hình GPT-4o của OpenAI.

Vì sao có nhiều cô gái biết tình yêu độc hại, "red flag" tứ tung vẫn "đâm đầu" vào bằng được để chịu tổn thương?

Phong cách sống - Chi Chi - 28/03/2025 10:00
Tình yêu và cách con người yêu từ lâu vẫn là một bài toán không thể giải mã hoàn toàn.

10 lời thoại nhói lòng trong "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt": Ai rồi cũng sống như trẻ mồ côi...

Điện ảnh - Van Nguyen - 28/03/2025 09:00
Góp phần làm nên thành công của Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt chính là những câu thoại đầy cảm xúc!

Podcast: Đường vào thiền - Yêu là con đường sử dụng tình dục một cách sáng tạo

Từ sách - Phim - 28/03/2025 08:30
Quá trình chuyển hóa, thăng hoa năng lượng tình dục chỉ có thể xảy ra thông qua tình yêu. Đây là lý do tại sao thật vô ích khi cố kìm nén tình dục. Nếu kìm nén, năng lượng tình dục bị kìm nén sẽ gây nên tình trạng mất trí; nó sẽ gây ra các chứng bệnh tâm thần.

Đường vào thiền - Yêu là cho đi, điều gì bạn nhận được đều là phúc lành

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/03/2025 08:00
Trên thế gian chỉ có hai kiểu người: những người đau khổ vì tình dục và những người biến năng lượng tình dục thành tình yêu.

Chủ tịch Alibaba nêu những thứ siêu AI không thể có, hoài nghi về robot hình người

Suy ngẫm - Sơn Vân - 27/03/2025 15:00
Phát biểu tại sự kiện Jumpstarter của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba ở Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch Thái Sùng Tín cho rằng phần lớn những giá trị con người trân trọng không được phản ánh trong dữ liệu huấn luyện AI.

Sống an vui - Liệu có cách nào để tìm thấy bình yên giữa cuộc đời?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 27/03/2025 14:00
“Sống an vui” của Khangser Rinpoche xuất hiện như một người bạn đồng hành, giúp ta tìm lại sự bình an trong tâm hồn.

Xem phim "Sex Education" tôi thấy phải yêu thương con gấp bội phần

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 27/03/2025 13:00
Xem phim "Sex Education" tôi bật khóc đau đớn khi nhận ra một sai lầm chí mạng trong cách hành xử với con cái chỉ nhờ một câu thoại đắt giá

9 sự thật phũ phàng của cuộc đời mà ai cũng phải chấp nhận

Suy ngẫm - Diệp Anh - 27/03/2025 12:00
Thực sự, 9 điều này không ai nói với bạn về cuộc sống, nhưng nghe đều thấm thía.

10 chiêu cứu mạng mà bố mẹ nào cũng phải dạy, giúp con luôn an toàn trong mọi tình huống khẩn cấp

Kỹ năng - Hiểu Đan - 27/03/2025 11:00
Những kỹ năng tự vệ này nhất định phải dạy cho con. Đừng để "mất bò mời lo làm chuồng".

Nữ diễn viên 87 tuổi được Lưu Đức Hoa xin số điện thoại đã định nghĩa lại tuổi trẻ

Truyền cảm hứng - Diệp Anh - 27/03/2025 10:00
Khi nhắc đến diễn viên Ngô Ngạn Xu không phải ai cũng nhớ ra bà là ai, nhưng khi nhìn thấy ảnh, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra bà. Bởi bà thực sự đẹp lão và mang lại thiện cảm ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 29/03/2025